Cách hiểu của PGS. Đào Thản

Một phần của tài liệu Thi Pháp Kết Cấu Ca Dao (Trang 122 - 129)

CHỈNH THỂ NGHỆ THUẬT CA DAO

D. Cách hiểu của PGS. Đào Thản

Trong bài Đôi lời bàn thêm sau một cuộc thi bình ca dao, tac gia Dao Than nhận xét:

(1) Đào Nam Sơn (2001), Trao đổi uới một đồng nghiệp, Tạp chí Thế giỏi trong ta, H, số 185, tr. 11.

(2) Dao Nam Son (2001), Trao đổi uới một đồng nghiệp, Bad, tr. 12.

378

Cac yéu té thi phap trong mét chinh thé...

1. Đối với dị bản sáu dòng. có hai tình huống xảy ra:

a) Day 1A chuyén bia. "Hai bên trai gái gặp nhau, chuyện đùa vui, trêu chọc, chòng ghẹo nhau là chuyện thường.

Moi tinh tiét hu cấu càng có tính giật gân bao nhiêu, càng gây được hứng thú."?' Nếu các tác giả dự thi cam phục tấm

lòng nhân hậu, cao thượng, ca ngợi hành động hào hiệp

của chàng trai - nếu hiểu như thế thì có thể sai lầm, đã

"hiểu bài ea đao một cách quá thật thà”.

b) Nếu giả định đây là hành động có thực của anh con trai thì liệu "anh có còn được xem là con người nhân hậu, vị tha nữa hay không, hay đã tự bộc lộ một ý đồ không lấy

gi lam dep dé là biết người ta đã có chồng, có con sờ sờ ra y mà còn giở trò tán tỉnh. Lại còn có thể nghĩ xấu thêm rằng, biết đâu tất cả những lời lẽ ấy lại là của một anh

chàng cực kì ranh ma, biết đặt lời nói xạo để gièềm pha cô

gắi son, để đánh đòn phủ đầu vào cô gái nhằm chiếm lĩnh phần thắng trước mọi đối tượng đang rập rình quanh cô.

Bằng những thông báo "xanh rờn" tỏ ra ta đây biết tỏng mọi điểu về nhân thân cô gái, anh ta chắc rằng sẽ chẳng còn ai dám là tình địch với mình. Còn cô gái tội nghiệp kiai, trước lời bịa tạc dựng đứng nhưng đầy vẻ thuyết phục bởi những chỉ tiết cụ thể rành rành đến vậy, chắc đành chết lặng; còn biết biện bạch được lời nào!".®

(1) Đào Thần (2001), Đôi lời bản thêm sau một cuộc thi bình ca dao, Tạp chí Văn hoa dân gian, H, số 4, tr. 95 - 96.

(2) Dao Than (2001), Đôi lời bàn thêm sau một cuộc thì bình ca dao, Bảd, tr. 96.

379

Thi phap ca dao

9. Ở dị bản bốn dòng, sự việc chỉ dừng lại ở chỗ chàng trai gỏnh nước rửa cho đứa trẻ. "Nếu sự việc chỉ dừng lại ử đấy, chúng ta có thể tin đó là sự thật, và hoàn toàn có quyển ca ngợi, cảm phục lòng vị tha, nhân hậu của chàng,

một con người cao thượng hiếm có".

ÐĐ. Góp thêm suy nghĩ

Hiện nay chúng ta có hai dị bản, một bốn dòng, một sáu dòng. Chưa có đủ căn cứ để chúng tôi kết luận di bản sáu dòng là của "tác giả dân gian hiện đại", là bản ra đời sau bản bốn dòng. Song, xét trên phương diện lịch sử sưu tầm, biên soạn thơ ca dân gian thì dị bản bốn dòng được

ghi lại sớm hơn, tức là được văn bản hoá sớm hơn.

Trong số 40 cuốn sách (gồm 49 tập, trong đó có 19 cuốn

sách Hán Nôm) đã được biên soạn từ cuối thế kỷ XVIII đến năm 1975, có bốn cuốn ghi lại lời ca dao dang ban.

Ba cuốn Tục ngữ phong dao, tập II (xuất bản lần đầu 1928) của Nguyễn Văn Ngọc, Hút phường uỏi (1961) của Ninh Viết Giao, Thị ca bình dân Việt Nam, tập I (1969) của Nguyễn Tấn Long và Phan Canh đều ghi như sau:

Mình nói dối ta minh chia cd con Ta đi qua ngõ thấy con mình bò

Con mình những trấu cùng tro Ta đi xách nước rửa cho con mình.

(1) Đào Thản (2001), Đôi tời bàn thêm sau một cuộc thí bình ca dao, Bad, tr. 96.

380

Các yếu tố thi pháp trong một chỉnh thể...

Cuốn thứ tư: Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam (In lần thu bay, 1971) cla Va Ngoc Phan ghi ba dong sau giống bệ: ba đồng trong ba sách vừa dẫn, chỉ có dòng đầu ghi là:

"Mình nói đối ta mình hãy còn son".

Trong 49 tập sách có nội dung ghi chép, biên soạn ca dao, không có tập nào ghi dị bản sáu đòng. Văn bản sáu

dòng này do Hoàng Tiến Tựu công bố lần đầu, năm 1993.

Xim nói thêm, ba sách Tục ngữ phong dao, tập II, Thị ca bình dân Việt Nam, tập L, Tục ngữ ca dao dân ca Việt

Nam (ban in năm 1971) còn ghi lại một lời ca đao khác dưới đây:

Mình nói dối ta mình chữa có chong Ta đi qua ngõ mình bồng con ra

Con mình khéo giống con ta

Con mình bảy rưỡi con ta ba phan.”

Trở lại với lời ca dao dang bàn. Chúng ta có hai dị bản,

có chàng trai của đị bản bốn dòng, có chàng trai của dị bản

satu dong.

() Nguyễn Xuân Kính - Phan Đăng Nhật (đồng Chủ biên, 2001), Kho tàng ca dao người Việt, tap I, Sdd, tr. 1488 - 1489.

Hộ sách Kho tàng ca dao người Việt (hai tập) tập hợp 12.487 tác

phẩm ca dao; các tác phẩm này được ghi lại trong 40 cuốn sách (49

tập) có ghi chép, biên soạn ca dao, Con số 19.487 lời dĩ nhiên ít hơn số.

lời ca đao cổ truyền đã tồn tại trong thực tế.

(@) Nguyễn Xuân Kính - Phan Đăng Nhật (đổng Chủ biên, 2001), Kho tàng ca dao người Việt, tập 1, Sảd, tr. 1488 - 1489.

381

Thi phap ca dao

Chúng tôi đồng tình với tác giả Nguyễn Thị Lan khi bà phân tích vẻ đẹp trong cách ứng xử của chàng trai trong dị bản bốn dòng. Các ông Đào Nam Sơn, Đào Thản cũng gặp gỡ bà ở điểm này.

Chúng tôi thấy có chỗ tác giả Đàm Ngọc Xuyến hiệu không thật chính xác khi ông thảo luận với bà Lan. Bà viết: "(...) ở thời điểm bài ea dao xuất hiện, ở làng quê Việt Nam mấy ai sắm được thùng gánh nước (kể cả nhà giàu

có) huống hồ nhà một cô gái nghèo. Việc lấy nước ở so hồ về dùng chử yếu được vận chuyển bằng hũ sành (:ách

tay)...". (những chỗ nhấn mạnh là do NXK). Trong khi trao đổi với bà, ông Đàm Ngọc Xuyến đã viết: "Còn việc ngày xưa dân ta đoàn xách nước bằng vò bằng hũ thíi thi lại càng rõ ràng là bà đoán mò. Việt Nam chứ có phải dân Trung Đông đạo Hồi đâu?" (chỗ nhấn mạnh là do NXE).

Về vấn để giữa "xách" và "gánh", giữa "rửa" và "tím", từ nào cổ hơn từ nào, thật khó mà nói một cách dứt khoát.

Tuy nhiên, một số tư liệu dưới đây chứng tỏ rằng ý kiến của nhà giáo Nguyễn Thị Lan cũng có phần khả thủ.

Trong bốn từ trên, "tắm" là từ Hán Việt, còn lại l¿ các từ thuần Việt.

Ở người Việt Bắc Bộ, có một số nơi không biết ginh.

Trên trang 10, báo Tiển phong chủ nhật, số ra ngày 6 tháng 6 năm 2004, nhà giáo Trần Thị Hồng (con gái nhà văn Nam Cao) kể rằng người dân quê bà (thuộc tỉnh Nam Định) "không biết gánh, toàn đội trên đầu". Sau khi Nam

Cao hi sinh, hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn, trong 382

Các yếu tố thí pháp trong một chỉnh thể...

ăm 1950 đến đầu năm 1951, hằng ngày bà vợ nhà văn đội cái rổ sảo thật to, đi khắp làng xóm và đi xa cả ra toàn huyện. Bà mua bất cứ cái gì có thể bán được. Bà đi bộ vài chục cây số, đội trên đầu sáu bảy chục cân, mang các thứ mua được xuống tận chợ Rồng ở thành phố Nam Định bán kiếm lời.

khoảng từ cuối

Theo các nhà ngôn ngữ học, người H'Mông (Mèo) ở Tây Đắc và nhiều tộc người ở Tây Nguyên không có từ "gánh"

(hiểu theo nghĩa: mang chuyển (thường là vật nặng) bằng cách mắc vào hai đầu một cái đòn đặt trên vai).

Theo các nhà ngôn ngữ học, từ "rửa" có gốc Môn Khơ Me, còn "tấm" là từ Hán Việt. Hiện nay giới nghiên cứu nước tạ đang tán thành quan điểm của A. G. Ô-đờ-ri-cua rằng tiếng Việt thuộc dòng Môn Khơ Me. Như thế, có

nhiều khả năng từ "rửa" cổ hơn từ "tắm",

Chúng tôi chưa đồng tình khi bà Lan viết, ở dị bản sáu dòng, "chàng trai thực hiện xong một nghĩa cử cao đẹp còn

nắn lại gặp cô gái tán một đôi câu thô thiển ¿ẩm thường, cơ hội". Nhận xét như vậy có phần khe khắt và nghiêm

khắc quá chăng? 6 điểm này, chúng tôi chia sẻ với ông

Đào Nam Sơn.

Về phía công chúng tiếp nhận, chúng tôi tin rằng, nếu được lựa chọn giữa hai dị bản, tâm đắc với văn bản sáu

dòng vẫn có một bộ phận (có thể là thiểu số). Trong bộ phận này, lại chia thành hai nhám; một nhóm. hiểu đây là lời ca dao hài hước, bịa chuyện như một trong nhiều cách hiểu của PGS. Đào Thản; một nhóm ca ngợi chàng trai vị 383

Thi phap ca dao

tha, cao thượng. Tiêu biểu cho cách hiểu này là những tác giả được tặng giải cao của Tạp chí Thế giới trong ta. Xin được nói thêm, trong tình huống này, chúng tôi không cho chàng là người cơ hội và cũng chưa đồng tình với ông Phạm Văn Tình (một trong hai người được trao giải nhất) khi ông viết: "Đoạn cuối cùng khép lại, khiến ta vừa thương vừa thông cảm, vừa cảm phục chàng." Ở chàng trai này, có gì đáng thương đâu?

Chúng tôi nghĩ, có thể đánh giá lời ca dao (bốn dòng) là một trong số những tác phẩm ca dao hay nhất trong kho tàng ca dao, dân ca người Việt (Kinh). Còn việc khẳng

định nó là "bài ca hay nhất" trong số 19.487 tác phẩm ca đao thì chưa thoả đáng.

Cuộc thi bình ca daỏ do Tạp chí Thế giới trong ta tổ

chức đã khép lại, nhưng chắc chắn sẽ còn có những ý kiến

khác nhau, thậm chí đối lập nhau tiếp tục phát biểu về lời

ca dao "Mình nói đối ta...". Đó là hiện tượng bình thường và đáng mừng trong đời sống văn hoá tinh thần, trong việc tiếp nhận văn học. Có điều trong khi thảo luận, chúng ta cố gắng tránh chủ quan, tránh quy chụp nặng nề và nhất là cần hiểu đúng và trích dẫn chính xác ý kiến của người

đi trước, cũng như của người đối thoại.

(1) Pham Van Tinh (2000), Ba bi kịch một nỗi niềm, Tạp chí Thế giới trong ta, H, số 122, tr. 6.

384

Một phần của tài liệu Thi Pháp Kết Cấu Ca Dao (Trang 122 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)