Khái quát về Thƣ tín dụng trả chậm có điều khoản thanh toán ngay (UPAS L/C)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp phát triển sản phẩm thư tín dụng trả chậm có điều khoản thanh toán ngay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Hà Thành (Trang 23 - 28)

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THƯ TÍN DỤNG TRẢ CHẬM CÓ ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN NGAY (UPAS L/C)

2.2. Khái quát về Thƣ tín dụng trả chậm có điều khoản thanh toán ngay (UPAS L/C)

Là loại L/C có kỳ hạn trả chậm trong đó có điều kiện người thụ hưởng có thể xuất trình chứng từ để đƣợc nhận tiền ngay hoặc tại một thời điểm nhất định trong tương lai từ ngân hàng chiết khấu, phí chiết khấu do người yêu cầu mở chịu.

Ngoài ra, trên thực tế ngày nay còn có rất nhiều các loại L/C khác đáp ứng các nhu cầu thanh toán quốc tế nhƣ: L/C không hủy ngang đƣợc chiết khấu, L/C tuần hòa, L/C dự phòng, L/C đối ứng, L/C trả ngay, L/C chiết khấu, L/C chấp nhận, L/C cam kết trả chậm…

2.2. Khái quát về Thƣ tín dụng trả chậm có điều khoản thanh toán ngay (UPAS L/C).

2.2.1. Khái niệm UPAS L/C (Usance Letter of Credit Payable at Sight).

Xuất phát từ nhu cầu Người thụ hưởng muốn được thanh toán trả ngay nhưng Người yêu cầu mở L/C lại muốn trả chậm. Tuy nhiên, người yêu cầu mở L/C không tiếp cận được nguồn vốn vay ngoại tệ từ ngân hàng phục vụ mình do vướng các quy định về hạn chế cho vay của ngân hàng, do đó phải vay từ ngân hàng chiết khấu (NHCK) (hay ngân hàng đại lý nước ngoài) và phải trả phí chiết khấu (hay phí chấp nhận hối phiếu). Và UPAS L/C chính là sản phẩm hữu hiệu tài trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu không cần phải thanh toán ngay mà vẫn nhận đƣợc bộ chứng từ để đi nhận hàng.

Thƣ tín dụng trả chậm có thể thanh toán ngay – UPAS L/C (Usance Letter of Credit Payable at Sight) là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cho phép Người hưởng lợi có thể xuất trình chứng từ để được thanh toán ngay từ Ngân hàng chiết khấu trển cơ sở NHPH chấp nhận thanh toán bộ chứng từ, trong khi đó, khách hàng của Ngân hàng phát hành (là Người nhập khẩu) thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa theo kỳ hạn trả chậm nghĩa là Vào ngày đến hạn hối phiếu, khách hàng phải đảm bảo đủ tiền (bao gồm trị giá L/C và phí dịch vụ L/C, phí khác nếu có) để NHPH thanh toán cho NHCK hoặc ngân hàng hoàn trả (nếu có).

2.2.2. Đặc điểm của UPAS L/C.

Từ khái niệm UPAS L/C, ta rút ra một vài đặc điểm về sản phẩm này nhƣ sau:

15 a. UPAS L/C là sản phẩm tài trợ.

UPAS L/C là sản phẩm tài trợ nhập khẩu, là sự kết hợp giữa thanh toán trả ngay (at sight L/C) và kì hạn (usance L/C), sản phẩm này cân bằng lợi thế của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, theo đó nhà xuất khẩu đƣợc thanh toán ngay khi xuất trình Bộ chứng từ phù hợp tại Ngân hàng đại lý/ Ngân hàng chiết khấu, trong khi Nhà nhập khẩu chỉ phải trả tiền khi L/C đến hạn.

Tại điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại thương được ký kết giữa người NK và người XK cho phép người XK được thanh toán ngay.

b. UPAS L/C là sản phẩm dựa trên sự tài trợ của Ngân hàng đại lý.

Nguồn tiền thanh toán cho Người thụ hưởng là từ Ngân hàng đại lý (NHĐL) chứ không phải NHPH như L/C thông thường: Khi bộ chứng từ về đến Ngân hàng, nhà nhập khẩu chỉ chấp nhận thanh toán vào ngày đến hạn mà không cần phải vay vốn ngân hàng, do đó khách hàng không phát sinh dƣ nợ tại NHPH. Ngân hàng đại lý/ Ngân hàng chiết khấu sẽ ứng vốn trả ngay cho nhà xuất khẩu. Lãi suất phát sinh từ sự tài trợ này kể từ ngày Ngân hàng đại lý trả tiền cho nhà xuất khẩu đến ngày nhà NK thanh toán cho ngân hàng. Do đó, NHĐL đóng vai trò hết sức quan trọng, giao dịch có được thực hiện hay người xuất khẩu có nhận được tiền ngay hay không là dựa trên cơ sở tài trợ của NHĐL.

2.2.3. Lợi ích của UPAS L/C.

a. Lợi ích cho nhà Nhập khẩu và nhà Xuất khẩu.

 Đối với nhà Nhập khẩu:

Nhà NK đàm phán được giá tốt với nhà XK trong hợp đồng ngoại thương do nhà XK vẫn nhận đƣợc tiền thanh toán nhƣ L/C trả ngay từ Ngân hàng đại lý đồng thời được NHPH tài trợ vốn dưới hình thức L/C trả chậm với chi phí thấp. Lợi thế này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao tính thanh khoản, cải thiện dòng tiền, duy trì, mở rộng mối quan hệ với đối tác nước ngoài.

Giá trị thanh toán bằng UPAS L/C thường nhỏ hơn giá trị thanh toán bằng L/C trả ngay đối với cùng một lô hàng, do đó làm giảm chi phí về thuế cho nhà nhập khẩu góp phần tiết kiệm chi phí tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

16

Nhà NK thay vì phải vay vốn ngân hàng để thanh toán L/C trả ngay khi nhận Bộ chứng từ hoặc L/C trả chậm khi đến hạn thanh toán thì khi sử dụng UPAS L/C, nhà nhập khẩu chỉ phải thanh toán các khoản phí dịch vụ mà không phải vay nợ.

Điều này giúp ích cho việc cải thiện cơ cấu nợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu.

 Đối với nhà Xuất khẩu:

UPAS L/C cho phép các nhà XK đƣợc thanh toán ngay khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp đến Ngân hàng chiết khấu hay Ngân hàng đại lí. Điều này giúp các doanh nghiệp XK tăng tính thanh khoản, tăng tốc độ quay vòng vốn và sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả.

b. Lợi ích đối với các Ngân hàng.

 Đối với Ngân hàng phát hành:

Việc phát hành UPAS L/C giúp ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm tài trợ nhập khẩu cho khách hàng, giữ chân đƣợc các khách hàng tốt, có thể tiếp tục tài trợ đƣợc cho khách hàng nhập khẩu không thuộc diện cho vay ngoại tệ theo Thông tƣ 37/2012/TT–NHNN của Ngân hàng Nhà nước về cho vay ngoại tệ, tăng khả năng cạnh trạnh trong lĩnh vực tài trợ thương mại.

Ngân hàng không phải bỏ vốn mà lại được hưởng lợi từ chênh lệch lãi suất giữa lãi suất trả cho ngân hàng đại lý và lãi suất áp dụng đối với khách hàng của mình. NHPH sẽ thu được phí dịch vụ UPAS L/C với thu nhập tương đương với dịch vụ cho vay ngoại tệ đối với khách hàng, thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ và dịch vụ khác tại ngân hàng.

Việc triển khai sản phẩm UPAS L/C giúp ngân hàng duy trì và mở rộng thị phần, mở rộng hệ thống các ngân hàng đại lí nước ngoài, nâng cao uy tín thanh toán trong và ngoài nước, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, duy trì và tăng cường quan hệ với khách hàng.

 Đối với Ngân hàng đại lý:

Tham gia vào quy trình sản phẩm UPAS L/C, các ngân hàng đại lý cũng hưởng lợi từ việc thu được các loại phí chấp nhận thanh toán và phí chiết khấu hối phiếu trả chậm. Điều này không những giúp các ngân hàng đại lý tăng thêm thu nhập mà còn mở rộng và nâng cao quan hệ hợp tác với các ngân hàng phát hành.

17

2.2.4. Các rủi ro trong quá trình thực hiện thanh toán theo UPAS L/C.

Trong quá trình thực hiện thanh toán theo UPAS L/C, ngân hàng sẽ phải đối mặt với các rủi ro sau:

a. Rủi ro tín dụng.

Rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải đối mặt từ phía nhà Nhập khẩu cao hơn so với các sản phẩm thanh toán khác. Điều này là do, khi Ngân hàng đại lý nhận đƣợc bộ chứng từ phù hợp và thanh toán ngay tiền hàng cho Nhà XK, họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp đó đến NHPH, ngân hàng phải chấp nhận và thanh toán khi L/C đáo hạn cho dù tình hình tài chính của nhà NK tốt hay xấu, để đảm bảo uy tín với Ngân hàng đại lý thì ngân hàng phải thanh toán không chậm trễ. Trong khi đó, các nhà NK biết rằng đối tác của mình đã nhận đƣợc tiền rồi nên có suy nghĩ rằng có thể thanh toán cho ngân hàng chậm trễ cũng không sao.

Rủi ro tín dụng cũng có thể xẩy ra khi Khách hàng mất khả năng thanh toán khi L/C đến hạn, mặc dù ban đầu ngân hàng đã yêu cầu khách hàng có tài sản đảm bảo nhƣng khi ngân hàng xử lý các tài sản bảo đảm này để thu hồi nợ có thể dẫn đến việc phát sinh nhiều chi phí và vấn đề phức tạp cho ngân hàng.

b. Rủi ro tỷ giá.

Rủi ro tỷ giá xảy ra khi chấp nhận thanh toán bộ chứng từ, khách hàng chỉ nộp tài sản bảm đảm đủ cho giá trị bộ chứng từ tương ứng với tỷ giá ngày hôm đó, tuy nhiên tỷ giá lại tăng mạnh vào ngày đến hạn thì tài sản đảm bảo ban đầu không đủ để đảm bảo/ thanh toán giá trị bộ chứng từ lúc này. Khi biến động tỷ giá này xảy ra, nếu khách hàng không nộp thêm giá trị chênh lệch này thì ngân hàng có thể gặp rủi ro thiếu nguồn tiền thanh toán.

Vì vậy, ngân hàng cần luôn luôn theo dõi biến động tỷ giá nhằm yêu cầu khách hàng bổ sung ký quỹ kịp thời khi tỷ giá tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời, ngân hàng có thể tƣ vấn cho Khách hàng sử dụng các hợp đồng phái sinh tiền tệ để ngăn ngừa rủi ro tỷ giá và bán chéo thêm nhiều sản phẩm, tăng thu phí cho ngân hàng.

18 c. Rủi ro lãi suất.

Rủi ro lãi suất mà ngân hàng phải đối mặt xảy ra khi có sự chênh lệch giữa lãi suất phải trả Ngân hàng đại lý và lãi suất áp dụng đối với Khách hàng. Trong khi lãi suất áp dụng đối với Khách hàng (hay khoản phí dịch vụ là khoản lãi tính trên trị giá của hợp đồng nhập khẩu) là một số cố định được thỏa thuận trước giữa khách hàng với ngân hàng thì lãi suất mà ngân hàng phải trả cho Ngân hàng đại lý lại biến động (lãi suất này đƣợc tính bằng Lãi suất Libor cộng với một tỷ lệ Margin). Khi lãi suất Libor tăng lên làm chi phí trả lãi tăng lên và thu nhập từ lãi sự kiến của ngân hàng sẽ giảm và ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro lãi suất.

2.2.5. Mô hình giao dịch UPAS L/C.

Sơ đồ 1.1 Quy trình giao dịch UPAS L/C.

(Nguồn: Theo tổng hợp của tác giả)

Nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu

Ngân hàng phát hành Ngân hàng thông báo/

Ngân hàng chiết khấu.

(1)

Hợp

Giao hàng

(2)

(3) (4)

(5) (6) (8) (7)

Ngân hàng hoàn trả

(6’) (8’)

(8)

19 Chú giải:

Bước 1: Sau khi kí hợp đồng ngoại thương, Nhà NK yêu cầu ngân hàng phát hành mở UPAS L/C.

Bước 2: NHPH liên hệ với Ngân hàng chiết khấu nước ngoài để yêu cầu cung cấp dịch vụ UPAS L/C và phát hành L/C gửi NHTB, trong L/C bổ sung một số điều khoản thực hiện theo yêu cầu của ngân hàng đại lý.

Bước 3: NHTB (đồng thời là NHCK) thông báo L/C cho nhà XK.

Bước 4: Nhà XK, sau khi giao hàng cho nhà NK, xuất trình bộ chứng từ theo quy định của L/C cho Ngân hàng chiết khấu và yêu cầu thanh toán ngay.

Bước 5: Ngân hàng chiết khấu tiếp nhận, kiểm tra bộ chứng từ và chuyển tiếp bộ chứng từ cho NHPH.

Bước 6: Sau khi kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ hoặc dù bộ chứng từ không hợp lệ nhƣng nhà NK vẫn chấp nhận, NHPH phát hành điện SWIFT chấp nhận thanh toán và ủy quyền thanh toán đến Ngân hàng chiết khấu.

Bước (6’): Trường hợp có NHHT, sau khi kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ, NHPH phát hành điện chấp nhận thanh toán, ủy quyền thanh toán cho NHCK và uy quyền hoản trả cho NHHT để hoàn trả tiền cho NHCK khi đến hạn thanh toán.

Bước 7: Ngân hàng chiết khấu thanh toán bộ chứng từ và báo Có cho nhà NK.

Bước 8: Đến hạn thanh toán:

Nhà NK thanh toán tiền cho NHPH.

NHPH chuyển tiền thanh toán cho Ngân hàng đại lý hoặc Ngân hàng chiết khấu ghi Nợ tài khoản NOSTRO của NHPH mở tại Ngân hàng chiết khấu

Hoặc NHPH ủy quyền cho Ngân hàng hoàn trả thực hiện hoàn trả cho NHCK từ tài khoản NOSTRO của NHPH mở tại NHHT (Bước (8’)).

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp phát triển sản phẩm thư tín dụng trả chậm có điều khoản thanh toán ngay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Hà Thành (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)