Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp phát triển sản phẩm thư tín dụng trả chậm có điều khoản thanh toán ngay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Hà Thành (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THƯ TÍN DỤNG TRẢ CHẬM CÓ ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN NGAY (UPAS L/C)

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến Sự phát triển của sản phẩm UPAS L/C

2.4.2. Nhân tố chủ quan

a. Quy mô hoạt động, năng lực tài chính, uy tín của ngân hàng.

Một ngân hàng có quy mô lớn, năng lực tài chính tốt sẽ đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng cũng nhƣ kiểm soát đƣợc các rủi ro xảy ra. Ngân hàng thiếu vốn cho vay sẽ không đảm bảo thanh toán đúng hạn của khách hàng và khi thiếu nhân lực giao dịch thì không thể thực hiện các giao dịch nhanh chóng, chính xác với độ an toàn cao. Quy mô nhỏ ảnh hưởng đến việc đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin sẽ bị hạn chế, không có máy móc, thiết bị hiện đại để giúp việc thanh toán nhanh chóng, hiệu quả hơn. Còn khi một ngân hàng có năng lực tài chính tốt, nguồn vốn lớn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, có điều kiện để trang bị máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại và thu hút nguồn nhân lực có chất lƣợng cao. Điều này cũng góp phần phát triển sản phẩm UPAS L/C của ngân hàng.

Có thể nói rằng khâu thanh toán là khâu quan trọng nhất trong hoạt động giao dịch thương mại quốc tế và chứa đựng nhiều rủi ro. Do đó, các nhà XNK khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán luôn muốn chọn một ngân hàng có uy tín lớn. Khi một ngân hàng có uy tín lớn ở cả trong và ngoài nước thì sẽ được các nhà XNK tin tưởng và hợp tác trong khâu thanh toán, đồng thời uy tín tốt sẽ giúp ngân hàng đàm phán với các ngân hàng đại lý nước ngoài tốt hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

b. Nhân tố con người, cán bộ nhân viên ngân hàng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế.

Trình độ, năng lực, thái độ của cán bộ TTQT mang tính chất quyết định đến sự phát triển sản phẩm UPAS L/C của ngân hàng. Đội ngũ nhân sự chất lƣợng cao, tổ chức tốt, nắm bắt đƣợc công nghệ sẽ đem lại hiệu quả cao trong công việc, nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng dịch vụ. Cán bộ TTQT có trình độ, kinh nghiệm, thành thạo nghiệp vụ và hiểu rõ quy định, pháp luật sẽ hạn chế rủi ro trong quá trình thanh toán, đồng thời thỏa mãn đƣợc nhu cầu của khách hàng.

30 c. Công nghệ thông tin.

Công nghệ hiện đại, phù hợp sẽ tạo mối liên kết ổn định, liên tục giữa bộ phận bán hàng và tác nghiệp nhằm giúp cho việc truyền thông tin, dữ liệu giữa Chi nhánh và Hội sở chính đƣợc trôi chảy, giúp các giao dịch qua ngân hàng cũng đƣợc thực hiện an toàn, tiết kiệm thời gian, chi phí. Hệ thống công nghệ tiên tiến, hiện đại và đồng bộ sẽ đảm bảo thông suốt các giao dịch và mức độ kiểm soát, bảo mật thông tin cao. Vì vậy, các ngân hàng cần đầu tƣ để có hệ thống công nghệ hiện đại, đạt chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu đa dạng của khách hàng.

d. Chính sách khách hàng.

Mỗi ngân hàng đều có chính sách khách hàng của riêng mình. Cùng một sản phẩm UPAS L/C nhƣng mức giá (lãi suất) áp dụng cho mỗi khách hàng là khác nhau. Để có thể triển khai đƣợc sản phẩm UPAS L/C thì ngân hàng cần phải xác định rõ khách hàng mục tiêu và yêu cầu của họ, từ đó xây dựng chính sách về mức lãi suất, các chính sách ƣu đãi khác sao cho vừa tuân thủ đƣợc chính sách khách hàng của ngân hàng, vừa có đủ sức hấp dẫn đối với khách hàng khi sử dụng sản phẩm UPAS L/C. Ngân hàng cần phân loại, xếp hạng khách hàng để có những ƣu đãi, phương thức chăm sóc phù hợp với từng khách hàng.

e. Năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng.

Quản trị rủi ro là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của NHTM. Trong hoạt động TTQT nói chung và sản phẩm UPAS L/C nói riêng luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Hậu quả mà những rủi ro này gây ra có thể ảnh hưởng xấu đến uy tín cũng như tình hình tài chính của NHTM. Do đó, quản trị rủi ro tốt sẽ đảm bảo giao dịch UPAS L/C diễn ra an toàn, hiệu quả.

31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã nêu ra những lý thuyết cơ bản về phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ và sản phẩm UPAS L/C. Trong đó, nhấn mạnh đến các đặc điểm, quy trình thực hiện giao dịch UPAS L/C mang lại cho các bên tham gia. Qua đó, ta thấy đƣợc những lợi ích mà sản phẩm này mang lại cho các bên và đây cũng là lý do quan trọng nhất để các ngân hàng nâng cao chất lƣợng sản phẩm UPAS L/C tại Việt Nam.

32

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp phát triển sản phẩm thư tín dụng trả chậm có điều khoản thanh toán ngay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Hà Thành (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)