Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp phát triển sản phẩm thư tín dụng trả chậm có điều khoản thanh toán ngay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Hà Thành (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THƯ TÍN DỤNG TRẢ CHẬM CÓ ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN NGAY (UPAS L/C)

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến Sự phát triển của sản phẩm UPAS L/C

2.4.1. Nhân tố khách quan

a. Môi trường kinh tế, chính trị.

Môi trường kinh tế luôn thay đổi và tác động đến hoạt động của các ngân hàng. Môi trường kinh tế bao gồm tốc độ phát triển, tỷ lệ lạm phát, sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động của thị trường cùng với trình độ phát triển nhất định của sức sản xuất. Hoạt động của NHTM trong một nền kinh tế ổn định và phát triển sẽ an toàn và hiệu quả hơn. Ngân hàng có thể tập trung phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, mở rộng phạm vi hoạt động, tạo điều kiện cho ngân hàng có khả năng cung cấp các dịch vụ TTQT tốt hơn với chất lƣợng cao hơn. Sự ổn định về chính trị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cho nền kinh tế phát triển và theo đó nhu cầu thanh toán XNK sẽ tăng. Sự suy thoái kinh tế, các rủi ro chính trị nhƣ chiến tranh, đình công, cấm vận kinh tế… ảnh hưởng trực tiếp đến thương mại quốc tế, từ đó

27

hạn chế hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng TTQT nói chung và phát triển sản phẩm UPAS L/C nói riêng của các NHTM.

b. Môi trường pháp lý.

Bất cứ hoạt động kinh doanh nào vƣợt ra ngoài biên giới một quốc gia sẽ phải tuân thủ hai loại luật pháp: luật pháp trong nước và luật pháp quốc tế. Hoạt động TTQT của NHTM không những chịu sự chi phối bởi các cơ chế, chính sách, luật pháp trong nước mà còn phải tuân thủ theo những quy tắc, chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Một môi trường pháp lý đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động các doanh nghiệp XNK, từ đó phát triển hoạt động TTQT nói chung cũng nhƣ sản phẩm UPAS L/C nói riêng tại các NHTM.

Một trong những chính sách ảnh hưởng đến hoạt động TTQT là chính sách tỷ giá, NHNN với vai trò quản lý vĩ mô trong điều hành chính sách tiền tệ, có thể sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái để khuyến khích xuất khẩu hay hạn chế nhập khẩu, mà việc thanh toán cho những hoạt động này đều thực hiện qua NHTM nên đã ảnh hưởng đến hoạt động TTQT cũng như sự phát triển sản phẩm UPAS L/C của các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, chính sách quản lý ngoại hối cũng tác động đến hoạt động TTQT của NHTM. Thông qua quản lí ngoại hối, Nhà nước có thể kiểm soát và hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, điều này làm giảm khả năng thanh toán tiền hàng nhập qua ngân hàng.

c. Sự cạnh tranh giữa các NHTM.

Hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, đặc biệt là hoạt động TTQT, đang trở nên ngày càng quyết liệt hơn. Do đặc thù các sản phẩm, dịch vụ của các NHTM tương đối giống nhau về cả mục đích, lợi ích sử dụng, giá cả và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng không chỉ phải cạnh tranh với các ngân hàng trong nước mà còn phải cạnh tranh với các chi nhánh và văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài đặt tại Việt Nam.

Đây là một thách thức lớn đối với các ngân hàng trong nước do các ngân hàng nước ngoài đều là những ngân hàng có kinh nghiệm lâu năm, năng lực tài chính tốt, nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ hiện đại và mạng lưới rộng khắp. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các ngân hàng trong nước nỗ lực hơn để phát triển hoạt

28

động TTQT nói chung và sản phẩm UPAS L/C nói riêng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đồng thời có thể đứng vững và cạnh tranh đƣợc với các ngân hàng khác ở cả trong và ngoài nước.

d. Rủi ro trong thanh toán quốc tế.

Rủi ro trong TTQT là những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện TTQT liên quan đến các giao dịch quốc tế, nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia TTQT nhƣ nhà Xuất khẩu, nhà Nhập khẩu, các ngân hàng… hoặc do những nhân tố khách quan nhƣ chiến tranh, thiên tai, chính trị… Để đánh giá đƣợc rủi ro và đƣa ra các giải pháp ngăn ngừa và hạn chế, ta có thể phân loại rủi ro thành hai loại chính sau:

- Rủi ro thương mại: đối với người Xuất khẩu là khả năng chi trả của người Nhập khẩu và những khuyết tật trong khâu thanh toán tiền hàng; đối với người Nhập khẩu là sự vi phạm các điều khoản hợp đồng thương mại của người Xuất khẩu (như thời hạn gửi hàng, số lượng, chất lượng hàng hóa, giá cả, điều kiện thanh toán, bảo hiểm…).

- Rủi ro thanh toán: là những bất ngờ gây tổn thất cho các bên tham gia thanh toán, đặc biệt là đối với các ngân hàng; bao gồm: rủi ro đạo đức, rủi ro tín dụng, rủi ro pháp lý, rủi ro quốc gia, rủi ro ngoại hối, rủi ro về tác nghiệp.

Rủi ro phát sinh ảnh hưởng đến uy tín và tài chính của các bên liên quan. Uy tín của các doanh nghiệp và ngân hàng trong thời kì hội nhập ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhƣ hoạt động TTQT của các ngân hàng.

e. Uy tín và vị thế của doanh nghiệp Nhập khẩu Việt Nam trên trường quốc tế.

Khi các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam có uy tín và vị thế cao trên thị trường quốc tế thì họ sẽ có khả năng đàm phán, lựa chọn những phương thức thanh toán có lợi cho họ từ đó khuyến khích hoạt động ngoại thương, góp phần phát triển các dịch vụ TTQT bao gồm sản phẩm UPAS L/C.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp phát triển sản phẩm thư tín dụng trả chậm có điều khoản thanh toán ngay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Hà Thành (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)