CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM UPAS L/C TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK – CHI NHÁNH HÀ THÀNH
3.1. Giới thiệu chung về Agribank – Chi nhánh Hà Thành
3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Hà Thành giai đoạn
a. Hoạt động Huy động vốn.
Huy động vốn luôn là hoạt động có ý nghĩa quan trọng nhất đối với các NHTM. Một nguồn vốn ổn định không chỉ giúp ngân hàng mở rộng tín dụng, hoạt động bảo lãnh hay trong hoạt động thanh toán của ngân hàng mà còn giúp ngân hàng nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Nguồn vốn huy động quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng: nếu ngân hàng có nguồn vốn khả dụng lớn thì có thể chủ động mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế cả về quy mô, khối lƣợng tín dụng, chủ động về thời gian và thời hạn cho vay thậm chí trong việc điều chỉnh lãi suất cho vay để thu hút khách hàng. Thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN, Agribank đã triển khai các biện pháp để tăng cường huy động vốn đồng thời thực hiện nhiều biện pháp tiết giảm chi phí hoạt động nhằm tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp và nông dân tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại Agribank – Chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2015 – 2017.
Đơn vị: tỷ đồng.
Năm 2015 2016 2017
Tiền gửi của cá nhân. 2.067 2.865 3.949
Tiền gửi của tổ chức kinh tế. 3.174 4.176 5.074 Tiền gửi, tiền vay của các Tổ
chức tín dụng khác. 3.282 4.151 4.292
Tổng nguồn vốn huy động. 8.523 11.192 13.315 Chênh lệch Tổng nguồn vốn so
với năm trước. + 1.219 + 2.669 + 2.123
Tỷ lệ tăng/ giảm Tổng nguồn
vốn so với năm trước. + 16,69% + 31,32% +18,97%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Agribank – Chi nhánh Hà Thành)
35
Trong bối cảnh các NHTM đang cạnh tranh gay gắt thì nhìn chung, hoạt động huy động vốn của Agribank – Chi nhánh Hà Thành vẫn thu đƣợc kết quả khá tốt.
Biểu đồ 1.3. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của Agribank – Chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2015 – 2017.
Đơn vị: tỷ đồng.
Về quy mô nguồn vốn:
Năm 2015 là một năm mà toàn hệ thống Agribank phải đối mặt với nhiều thử thách từ ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước, thị trường tài chính có nhiều biến động, sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng khác, tuy nhiên Agribank – Chi nhánh Hà Thành vẫn huy động đƣợc 8.523 tỷ đồng, tăng 16, 69% so với năm 2014. Năm 2016, tổng nguồn vốn huy động tăng 31,32% so với năm 2015, đạt mức 11.192 tỷ đồng. Nguồn vốn tăng do sự tăng lên của cả 3 nhân tố: cá nhân, tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng khác. Đến năm 2017, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt mức 13.315 tỷ đồng, tăng thêm 18,97% so với năm 2016, do lãi suất huy động năm 2017 tương đối ổn định nên tình hình vốn huy động trong năm này tăng trưởng khá tốt.
2.067 2.865 3.949
3.174 4.176
5.074 3.282
4.151
4.292
16,69%
31,32%
18,97%
0,00%
5,00%
10,00%
15,00%
20,00%
25,00%
30,00%
35,00%
0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
Tiền gửi, tiền vay của các Tổ chức tín dụng khác.
Tiền gửi của tổ chức kinh tế.
Tiền gửi của cá nhân.
Tốc độ tăng Tổng nguồn vốn huy động.
36
Về tốc độ tăng trưởng nguồn vốn:
Năm 2015, tiền gửi của cá nhân; tiền gửi của các tổ chức tín dụng; tiền gửi, tiền vay của các tổ chức tín dụng khác tăng so với năm 2014 lần lƣợt là 24,67%;
17,56%; 11,41%. Đến năm 2016, tiền gửi của cá nhân tăng 38,61%; tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 31,57% và tiền gửi, tiền vay của các tổ chức tín dụng khác tăng 26,48% so với năm 2015. Năm 2017, nguồn vốn huy động xét theo đối tƣợng khách hàng (cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng khác) của Agribank – Chi nhánh Hà Thành tiếp tục tăng theo thứ tự là 37,84%; 21,5% và 3,4%. Nhƣ vậy, nguồn vốn huy động được của Agribank – Chi nhánh Hà Thành tăng trưởng khá tốt qua các năm, trong đó năm 2016 các loại tiền gửi đều có tốc độ tăng trưởng lớn nhất, năm 2017 nguồn vốn huy động tiếp tục tăng nhưng có tốc độ tăng trưởng kém hơn so với năm 2016. Nguyên nhân là do dù lãi suất tại ngân hàng khá ổn định trong năm 2017 nhƣng ngân hàng lại không có thêm chính sách hay ƣu đãi gì nhằm thu hút thêm khách hàng.
Xét tỷ trọng các loại tiền gửi:
Năm 2015, nguồn vốn huy động đƣợc của Agribank – Chi nhánh Hà Thành chủ yếu thu từ Tiền gửi, tiền vay của các Tổ chức tín dụng khác, loại tiền này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động là 38,51%, chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là tiền gửi của tổ chức kinh tế (37,24%) và Tiền gửi của cá nhân chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là 24,25%. Đến những năm tiếp theo, tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi của cá nhân đều tăng mạnh. Năm 2016 và năm 2017, tiền gửi của tổ chức kinh tế đều chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn, lần lƣợt là 37,31% và 38,11%;
tiền gửi của cá nhân ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn là 25,6% và 29,65%. Trong khi đó, tiền gửi, tiền vay của các tổ chức tín dụng khác mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cao nhưng có xu hướng giảm dần, năm 2016 chiếm 37,09% nhưng đến năm 2017, tỷ trọng này giảm xuống còn 32,23%. Điều này cho thấy Chi nhánh ngày càng chú trọng hơn trong việc huy động vốn từ các cá nhân và tổ chức kinh tế.
37 b. Hoạt động Tín dụng.
Bảng 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank – Chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2015 – 2017.
Đơn vị: tỷ đồng.
Năm 2015 2016 2017
Tổng dƣ nợ 2.409 2.712 3.183
Chênh lệch so với năm trước. +224 + 303 + 471
Tỷ lệ tăng/ giảm so với năm trước. + 10,25% + 12,58% + 17,37%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Agribank – Chi nhánh Hà Thành) Biểu đồ 1.4. Quy mô và Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Agribank – Chi nhánh
Hà Thành giai đoạn 2015 – 2017.
Agribank là một ngân hàng thương mại nhà nước, ngoài tập trung hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, chú trọng phát triển nông nghiệp nông thôn, Agribank trong những năm vừa qua đã đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ đa ngành
2.409
2.712
3.183 10,25%
12,58%
17,37%
0,00%
2,00%
4,00%
6,00%
8,00%
10,00%
12,00%
14,00%
16,00%
18,00%
20,00%
0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Quy mô và tốc độ tăng trưởng Tín dụng
Tổng dư nợ tín dụng
Tốc độ tăng trưởng Tín dụng
38
đa nghề theo định hướng phát triển của nhà nước. Và chính vì vậy các sản phẩm cho vay của ngân hàng thương mại nhà nước này luôn ổn định và có lãi suất tương đối thấp hơn so với các ngân hàng cổ phần hiện nay. Tại ngân hàng Agribank – Chi nhánh Hà Thành, hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2015 – 2017 cũng khá ổn định qua các năm.
Về quy mô tín dụng: Tổng dƣ nợ tại Agribank – Chi nhánh Hà Thành trong 3 năm 2015, 2016, 2017 lần lƣợt là 2.409; 2.712; 3.183 tỷ đồng.
Về tốc độ tăng trưởng tín dụng: Năm 2016, tổng dư nợ tăng 12,58% so với năm 2015, do trong năm này, Agribank giảm lãi suất cho vay nhằm tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.
Đến năm 2017, NHNN quyết định giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế. Nhằm thực hiện tốt chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về thực hiện các giải pháp về lãi suất, đồng thời chia sẻ, hỗ trợ khách hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả, tiếp tục hướng dòng vốn vào sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Agribank đã nghiêm túc, tiên phong thực hiện ngay việc hạ lãi suất cho vay đối với khách hàng.
Cụ thể, kể từ ngày 10/7/2017 Agribank thực hiện giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ 7%/năm xuống còn 6,5%/năm và giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn từ 8,5%/năm xuống còn 8%/năm đối với các khách hàng là đối tƣợng ƣu tiên theo TT39/2016/TT – NHNN có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. Do đó, tổng dƣ nợ tín dụng của Chi nhánh năm 2017 lại tiếp tục tăng thêm 471 tỷ đồng, tăng 17,37% so với năm 2016.
Nhƣ vậy, hoạt động tín dụng tại Agribank – Chi nhánh Hà Thành luôn tăng trưởng và ổn định theo thời gian, đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng.
39 c. Kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2015 – 2017.
Đơn vị: tỷ đồng.
Năm 2015 2016
Chênh lệch so với 2015
(%)
2017
Chênh lệch so với 2016
(%) Doanh thu 357,16 403,21 + 12,89% 471,76 + 17%
Chi phí 231,66 252,51 + 9% 280,79 + 11,2%
Lợi nhuận
trước thuế. 125,5 150,7 + 20,1% 190,97 + 26,72%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Agribank – Chi nhánh Hà Thành qua các năm 2015 – 2017)
Biểu đồ 1.5. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2015 – 2017.
Đơn vị: tỷ đồng.
Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2015 – 2017, tình hình kinh doanh của Chi nhánh đạt được mức tăng trưởng khá tốt, doanh số huy động vốn cũng như dư nợ tín dụng luôn tăng ở mức ổn định, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh luôn ở mức thấp.
0 100 200 300 400 500
2015 2016 2017
357,16
403,21 471,76
231,66 252,51 280,79
125,5 150,7
190,97
Kết quả hoạt động kinh doanh
Doanh thu Chi phí Lợi nhuận trước thuế
40
Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh năm 2016 đạt mức 150,7 tỷ đồng, tăng 20,1% so với năm 2015, việc tăng này chủ yếu là do sự tăng của doanh thu từ các sản phẩm và dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, đặc biệt là tăng trưởng tín dụng và hoạt động Thanh toán quốc tế. Năm 2017, doanh thu và chi phí của ngân hàng tiếp tục tăng mạnh, trong đó tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí cho thấy công tác quản lý chi phí của ngân hàng khá hiệu quả, dẫn đến Lợi nhuận trước thuế năm 2017 tăng mạnh thêm 26,72% so với năm 2016, đạt 190,97 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng đều qua các năm chủ yếu do tăng doanh thu là một dấu hiệu tốt.