2.3. ĐÁNH GIÁ THựC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY BẤT ĐỘNG SẢN DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THU ONG MẠI CỔ PHẦNCHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THU ONG MẠI CỔ PHẦN
2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
Công tác thẩm định còn nhiều bất cập, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu:
Công tác thẩm định sơ bộ ở chuyên viên tín dụng còn nhiều hạn chế khi xuất hiện tình trạng xung đột lợi ích khi cán bộ tín dụng tập trung nhiều hơn vào việc gia tang doanh sổ hơn là đưa ra những thông tin khách quan, đầy đủ nhất để phản ánh chất lượng tín dụng cũng như chưa đưa ra những phương án trả nợ phù hợp nhất cho khách hàng dẫn đến tình trạng không đủ khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn của khách hàng. Ngoài ra, bộ phận thẩm định cũng chưa đưa ra được những cảnh báo, đánh giá đúng đắn về chất lượng tín dụng của khách hàng, cùng với những thiếu sót của cán bộ tín dụng dẫn đến phát sinh nợ quá hạn cũng như nợ xấu của khách hàng sau này.
Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh vẫn còn ở mức tương đối cao so với mặt bằng chung của Vietcombank Chương Dương nói riêng cũng như toàn hệ thống ngân hàng nói chung, hơn nữa lại có xu hướng gia tăng trong quãng thời gian này dẫn
đến tiềm ẩn nhiều rủi ro trong tương lai.
Bên cạnh đó, hiện tại Vietcombank vẫn chưa ban hành được một quy trình chuẩn hóa về xử lý nợ xấu để các Chi nhánh triển khai. Các Chi nhánh nói chung và Vietcombank Chương Dương nói riêng đều đang phải thực hiện theo hướng học hỏi các phương án xử lý từ các quy định chung của pháp luật và các Ngân hàng bạn, điều này gây ra sự lúng túng, chậm trễ và thiếu chuyên nghiệp trong công tác thực thi các vấn đề nợ xấu xảy ra.
Phương pháp giải ngân gây khó khăn trong việc thu hút khách hàng
Ngân hàng áp dụng phương thức giải ngân treo cho tài khoản của bên bán và đảm bảo quyền lợi cho bên mua, tuy nhiên hình thức này gián tiếp lại làm cho lượng khách hàng của chi nhánh giảm sút. Trong mảng cho vay bất động sản, trường họp khách hàng thế chấp bằng tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay. Cụ thể, sản phẩm cho vay thế chấp bàng tài sản hình thành từ vốn vay lại chôn vổn của bên bán từ ngày 2 bên ký kết họp đồng mua bán công chứng cho đến lúc bên bán ra sổ cho khách hàng. Điều này dẫn đến hệ lụy là với sản phẩm mua đất dự án, các chủ đầu tư dự án không muốn đưa hồ sơ khách hàng mua đất mà cần sự hỗ trợ vốn của ngân hàng cho bên Vietcombank.
Trường họp mua nhà đất cũng tương tự, bên bán cũng không muốn bán cho những khách hàng mua nhà dùng vốn của Vietcombank. Do thời gian xử lý hồ sơ còn chậm, treo tiền của khách hàng trong khoảng thời gian từ 2 tuần đến 1 tháng.
Thời gian treo tiền lâu và xử lý hồ sơ chậm, trong khi các đối thủ cạnh tranh ra sức tiếp thị cải tiến về mặt quy trình và thủ tục, đây là một bất lợi lớn trong công tác cho vay tại Vietcombank Chương Dương.
Với sản phẩm mua nhà chung cư, chủ dự án chung cư lại thấy rắc rối về cam kết 3 bên và có nhiều trường họp chủ đầu tư không đồng ý với cam kết 3 bên của Vietcombank về tài sản hình thành từ vốn vay, dẫn đến nhiều dự án không thể thực hiện mặc dù đã thực hiện việc ký thỏa thuận liên kết hoặc có làm được cũng chậm trế trong việc giải ngân đúng tiến độ thi công của dự án.
Với sản phẩm cho vay xây dựng, sửa chữa. Nhiều trường họp khách hàng cần
tiền gấp để thanh toán tiền mua vật liệu hoặc trả tiền cho bên thi công, trường hợp chậm trễ trong việc trả tiền, khách hàng sẽ bị đối tác phạt. Nhiều ngân hàng khác sẽ linh hoạt giải quyết hồ sơ vay cho khách hàng sớm và có thể giải ngân trên giấy hẹn của Phòng Tài nguyên. Nhưng với Vietcombank Chương Dương, điều kiện giải ngân và thủ tục giấy tờ còn quá phức tạp, không linh hoạt được cho khách hàng, dẫn đến nhiều trường họp khách hàng cảm thấy chán nản và ảnh hưởng lan truyền đến những người thân, bạn bè của họ không tin dùng vào sản pham của Vietcombank. Điều này ảnh hưởng đến số lượng khách hàng của Vietcombank bị giảm sút.
Thủ tục và hồ sơ vay phức tạp
Mặc dù ngân hàng đưa ra các sản phẩm cho vay khác nhau, đa dạng, tuy nhiên, các sản phẩm khác có thủ tục và hồ sơ vay tương đối rắc rối. Chính điều này đã dẫn đến nhiều sai phạm trong quá trình cấp tín dụng ở mảng bất động sản cho khách hàng, cán bộ tín dụng thường xuyên thực hiện các hình thức lách phương án cho khách hàng vay, dẫn đến việc cho vay không đúng mục đích làm cho ngân hàng khó kiểm soát khoản vay và nguy cơ xảy ra nợ xấu đối với ngân hàng có thể sẽ cao trong thời gian tới.
Việc kiểm soát mục đích vay vốn thực tế và sử dụng vốn vay BĐS của KHCN cũng là một vấn đề hạn chế đổi với chi nhánh. Việc cho khách hàng vay mua nhà đất, chung cư được ngân hàng áp dụng cho khách hàng sử dụng đúng mục đích.
Tuy nhiên với các khoản vay với mục đích xây dựng nhỏ, chi nhánh khó kiếm soát khách hàng sử dụng có đúng mục đích hay không và thực tế sử dụng vào mục đích gì, điều này mang đến nhiều rủi ro tiềm ẩn cho Vietcombank Chương Dương.
Địa bàn hoạt động chưa thực sự rộng khắp
Hiện nay, Vietcombank Chương Dương mới chỉ đặt các Phòng giao dịch của mình đa phần là ở địa bàn quận Long Biên. Với sự cạnh tranh gay gắt tại các khu vực quận trong Hà Nội, thì khả năng mở rộng hoạt động cho vay bất động sản đối với khách hàng cá nhân sẽ bị hạn chế. Hơn thể nữa, tại các phòng giao dịch, lực lượng cán bộ tín dụng còn mỏng, hoạt động chủ yếu ở các phòng giao dịch này là
thực hiện các nghiệp vụ về giao dịch đối với khách hàng, chưa có đội ngũ cán bộ thực sự nhiệt huyết đế tham gia phát triển kinh doanh tại địa bàn đó.
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế - Nguyên nhân khách quan
Nền kinh tế thế giới và Việt Nam vừa kết thúc giai đoạn khủng hoảng với nhiều biến động và thách thức. Kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn như lạm phát vẫn ở mức cao, Cho vay bất động sản đóng băng, việc thắt chặt chính sách của NHNN với kiểm soát tín dụng và nguồn cung tiền, kiểm soát việc tăng lãi suất cũng gây khó khăn nhiều cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Bên cạnh đó, giai đoạn 2016 - 2017, sức nóng từ thị trường bất động sản lên cao, nguồn tiền giải ngân vào các dự án bất động sản đã dần đến hạn thanh toán, các chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN trong lĩnh vực bất động sản cũng được đưa ra và kiểm soát nghiêm ngặt từ năm 2018, dẫn đến tình trạng khó khăn chung cho các ngân hàng thương mại trong hoạt động này.
Bên cạnh đó, địa bàn hoạt động của Vietcombank Chương Dương ở vùng xa trung tâm Hà Nội, mặt bằng thu nhập dân cư thấp, các dự án bất động sản xung quanh khu vực khá ít và nhỏ lẻ. Các dự án trong khu vực nội thành đều có các chi nhánh khác đầu mối nên khách hàng khá e ngại khi tiếp cận với các chi nhánh xa.
Có lợi thế nằm tại địa bàn là khu kinh tế đang phát triển, mạng lưới của Vietcombank trên địa bàn vẫn còn nhiều khu dân cư để khai thác tuy nhiên việc phát triển mạng lưới các Phòng Giao dịch hiện tại đang được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ, đòi hỏi nhiều thủ tục và yêu cầu cao.
Các sản phẩm cho vay dành cho khách hàng cá nhân của Vietcombank chưa thật sự sát sao so với nhu cầu thực tế của khách hàng do vậy tâm lý chung của khách hàng vẫn đang e dè khi tiếp cận với các sản phẩm vay của Vietcombank.
- Nguyên nhân chủ quan Công tác thẩm định
Vấn đề xuất phát chủ yếu từ các cán bộ tại ngân hàng. Do cán bộ tín dụng tập trung chủ yếu về việc tăng doanh số đạt chỉ tiêu mà chưa thực sự tăng về mặt chất lượng. Việc
thẩm định chủ yểu dựa vào đánh giá và cảm nhận chủ quan của cán bộ tín dụng, thiếu cơ sở đánh giá chính xác, tính hợp lý của kết quả định giá.Việc thẩm định tài sản bảo đảm còn nhiều thiểu sót, chua đánh giá được đúng giá trị thực tế của tài sản, chủ quan trong việc xác minh lại tính đúng đắn và hợp pháp của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyên sở hữu nhà và tài sản dẫn đến một vài tài sản ngân hàng yêu cầu đưa qua công ty nguyên thực dẫn đến nhiều khách hàng không hài lòng dẫn đến hình ảnh và sự tín nhiệm của khách hàng với ngân hàng bị giảm sút.
Vấn để về nhân sự
Mặc dù đội ngũ cán bộ của Vietcombank Chương Dương là nguồn nhân lực rất chất lượng. Song, sự biến động của nhân sự, nhiều cán bộ quản lý khách hàne cá nhân chuyển môi trường làm việc khác (chuyển sang các ngân hàng khác; chuyển sang chi nhánh, phòng ban khác trong nội bộ Vietcombank) khiến cho doanh số giải ngân chưa thực sự bùng nổ trong giai đoạn 2015 - 2017. Vì khi cán bộ chuyển đi, thì họ cũng mang theo những nguồn khách hàng của mình, đặc biệt với những cán bộ có chuyên môn cao, khả năng ngoại giao tốt và có nguồn khách hàng dồi dào.Các cán bộ mới vào thay thế còn non kinh nghiệm, và cần có nhiều thời gian để đào tạo, hướng dẫn và tích lũy kinh nghiệm.
Từ giữa năm 2017, Vietcombank Chương Dưỡng đã mở rộng việc cho vay dành cho Khách hàng cá nhân tại các phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh. Song song với đó là việc bổ sung cho mỗi Phòng Giao dịch 01 các cán bộ tín dụng để thuận tiện và chuyên nghiệp hơn trong công tác phát triển khách hàng. Tuy nhiên, các cán bộ đều ở trình độ non kém, thiếu chuyên nghiệp, công tác xử lý và tìm kiếm khách hàng vẫn còn gặp nhiều bỡ ngỡ gây hạn chế trong việc phát triển khách hàng.
Quy trình cho vay và phương pháp giải ngân
Với một quy trình, thủ tục cho vay được quản lý nghiêm ngặt, điều này giúp cho Vietcombank quản lý tốt các khoản giải ngân, nhưna trên thực tế lại chưa thực sự hiệu quả. Tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động cho vay bất động sản dành cho khách hàng cá nhân giai đoạn 2015 - 2017 không có sự biến chuyển tốt, trong khi quy trình, thủ tục hồ sơ ban đầu lại phức tạp.Trong quy định cấp tín dụng, yêu cầu
khách hàng bổ sung vốn tự có để tham gia vào dự án của khách hàng, giảm thiểu rủi ro, tuy nhiên lại giải ngân khi nào khách hàng đã hết vốn tự có dẫn đến nhiều khách hàng cảm thấy khó chịu và chuyển sang dùng các sản phẩm của ngân hàng khác.
Nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng cũng như chi nhánh. Công tác thẩm định và hỗ trợ soạn thảo hồ sơ cho khách hàng còn tương đối lâu khiến thời gian xử lý hồ sơ cho khách hàng bị chậm, dẫn đến nhiều khách hàng không còn tin dùng với các sản phẩm củaVietcombank Chương Dương.
vấn đề kiểm soát sau vay
Ngoài ra, trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, thông tin hỗn loạn, nhiều chiều khiến cho việc tìm kiếm thông tin xác thực, đáng tin cậy gặp một số khó khăn nhất định. Hơn nữa, để có được thông tin và phân tích thông tin theo chiều hướng phù hợp càng là một thách thức. Các cán bộ tín dụng luôn chịu nhiều áp lực, từ các chỉ tiêu phải hoàn thành, đến công tác kinh doanh phát triển khách hàng mới, hồ sơ thủ tục giấy tờ giải ngân khiến cho quỹ thời gian của họ bị hạn hẹp trong công tác kiểm soát hoạt động cho vay, đặc biệt là các khoản cho vay với mục đích sửa chữa nhỏ. Hơn nữa, nhiều khách hàng ở xa trụ sở chi nhánh, vấn đề đi lại khó khăn cũng tác động một phần đến công tác kiểm soát của các cán bộ tín dụng.
Đây là một bất cập còn tồn tại để các cán bộ có thể đưa ra những quyết định cho vay đối với khách hàng có tiềm năng và từ chối các khách hàng có nguy cơ cao cho ngân hàng, cũng như quản lý việc cho vay BĐS của KHCN vay đúng mục đích của khách hàng.
Vấn đề hạn chế về địa bàn hoạt động
Với nguồn lực có giới hạn và chưa được sự cho phép, khả năng mở rộng các phòng giao dịch của Vietcombank Chương Dương trước đây bị hạn chế. Khi chuyển từ chi nhánh cấp II lên chi nhánh cấp I vào năm 2011, và hoạt động kinh doanh có sự phát triển nhanh chóng giai đoạn 2016 - 2017, Vietcombank Chương Dương đang dần mở rộng hoạt động mạng lưới phòng giao dịch của mình, số lượng phòng giao dịch của chi nhánh hiện tại đang là 05 phòng giao dịch.
Ngoài ra, đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng
cùng địa bàn và các chi nhánh cùng hệ thống về lãi suất, về chính sách bán hàng, và hoạt động tiếp thị khách hàng tuy nhiên chi nhánh vẫn chưa thực sự chú trọng khiển công tác tiếp xúc khách hàng khó khăn hơn.