Phương pháp xác định chi phí sản xuất cho các đối tư ng chịu chi phí

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kế toán: Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cổ Phần ANKO thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 48)

7. Bố cục của uận văn

1.2. Nội dung của kế toán quản trị chi phí sản xuất

1.2.3. Phương pháp xác định chi phí sản xuất cho các đối tư ng chịu chi phí

Phương pháp này thường được áp dụng cho các danh nghiệp sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng của từng khách hàng riêng biệt.Đặc điểm của những sản phẩm này là người mua đặt hàng trước, đã chấp nhận thanh toán trước khi doanh nghiệp sản xuất.Sản phẩm dễ nhận diện, có giá trị cao và có kích thước lớn nhƣ:công trình, hạng mục công trình, các doanh nghiệp thiết kế, khảo sát, dịch vụ sữa chữa ô tô…

Theo phương pháp này đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng của khách hàng. Chi phí sản xuất có liên quan đến đơn đặt hàng nào thì kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán nhƣ phiếu xuất kho, bảng thanh toán lương… để tập hợp trực tiếp cho từng đơn đặt hàng đó. Trường hợp chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến nhi u đơn đặt hàng thì tiến hành tập hợp chung, cuối kỳ, kế toán phân bổ chi phí này cho các đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp. Tiêu thức phân bổ có thể là chi phí nguyên vật liệu theo định mức, số giờ lao động, số sản phẩm sản xuất…

Đặc trưng của phương pháp này là các chi phí (NVL trực tiếp, nhân công trực tiếp chi phí sản xuất chung) đƣợc tính dồn và tích lũy theo công việc, giúp nhận biết đƣợc giá thành từng công việc, so sánh với kế hoạch nhằm kiểm soát kịp thời và đi u ch nh.

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ luân chuyển chi phí và cách thức tập hợp chi phí theo đơn hàng b. Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất

Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất hàng đồng nhất quá trình sản xuất tạo nên một khối lƣợng lớn các loại sản phẩm giống nhau theo một quy trình công nghệ phức tạp.Quá trình sản xuất ở các doanh nghiệp thường được tổ chức theo một trong hai quy trình công nghệ: quy trình sản xuất liên tục và quy trình sản xuất song song

+ Quy trình sản xuất liên tục: Với quá trình sản xuất liên tục, hoạt động sản xuất diễn ra ở các phân xưởng, nguyên vật liệu chính là đầu vào của phân xưởng đầu tiên,sau đó chuyển sang phân xưởng 2 và cứ như thế cho tới phân xưởng cuối cùng tạo ra thành phẩm kết quả của quá t nh sản xuất.Quy trình công nghệ sản xuất liên tục thường vận dụng ở các doanh nghiệp diệt – may, sản xuất xi măng, thép, đồ hộp…

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ luân chuyển và tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất + Quy trình sản xuất song song:Với quy trình sản xuất song song, quá trình sản xuất

diễn ra đồng thời tại các phân xưởng tạo ra các chi tiết của sản phẩm, sau đó mới lắp ráp ở phân xưởng cuối cùng tại ra thành phẩm. Phương pháp xác định chi phí

này thường phù hợp trong các ngành chế tạo ô tô, xe máy, thiết bị điện, xe đạp….Việc tập hợp chi phí theo từng phân xưởng, theo giai đoạn công nghệ để tính

giá thành sản phẩm của các chi tiết góp phần tăng cường công tác hạch toán nội bộ Đối tượng tập hợp chi phí theo phương pháp này là từng giai đoạn, từng phân xưởng. Để tập hợp chi phí sản xuất, mỗi giai đoạn công nghệ (phân xưởng sản xuất) mở chi tiết tài khoản 154 để tập hợp chi phí sản xuất từng giai đoạn. Các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh ở phân xưởng nào thì tập hợp trực tiếp cho phân xưởng đó. Trong đó, chi phí sản xuất chung vẫn phải đƣợc phân bổ vào chi phí chế biến sản phẩm sao cho phù hợp với công suất thực tế. Phần chi phí chung không đƣợc phân bổ sẽ đƣợc tính vào giá vốn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Chi phí sản xuất ở mỗi giai đoạn còn có thể bao gồm cả giá trị bán thành phẩm của các giai đoạn trước chuyển sang.

1.2.3.2 Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm hiện đại

a. Phương pháp xác định chi phí sản xuất theo hoạt động (Activity-Based Costing – ABC)

Qua thực tiễn, hệ thống phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm truy n thống đã bộc lộ một số hạn chế, gây ảnh hưởng đến quyết định của nhà quản trị trong hoạt động kinh doanh.

+ V việc chọn đối tượng tập hợp chi phí: phương pháp truy n thống mới ch quan tâm đến việc tính giá thành sản phẩm mà không ch ra mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận chức năng khác. Những vấn đ nhƣ chi phí gia tăng ở nguồn nào, chi phí phát sinh nào giữ vai trò trọng yếu đối với sản phẩm. Thực tế cho thấy , chi phí phát sinh ở nhi u hoạt động khác trong quá trình sản xuất, nhƣng lại tập hợp chung, sau đó phân bổ theo một tiêu thức thì không chính xác cho các đối tƣợng chịu chi phí.

+ V kỹ thuật phân bổ chi phí gián tiếp: phương pháp truy n thống ch chọn một tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung (chi phí gián tiếp). Nhƣng trong thực tế , chi phí sản xuất chung bao gồm nhi u nội dung khác nhau, mỗi nội dung phát sinh có đặc điểm khác nhau. Do vậy, việc tính giá thành sản phẩm thường phản ánh không chính xác, ảnh hưởng đến quyết định quản trị của doanh nghiệp, có thể định giá cao hay quá thấp so với giá thành sản xuất.

Để khắc phục những hạn chế trên, các nhà kinh tế nghiên cứu và ứng dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm mới, thực chất là phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung mới – phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động (phương pháp ABC).

Nội dung phương pháp ABC

Khác với mô hình truy n thống, mô hình ABC tập hợp toàn bộ chi phí gián tiếp trong quá trình sản xuất vào từng hoạt động (mỗi hoạt động là tập hợp những chi phí gián tiếp có cùng nguồn gốc, bản chất tương đương). Từ đó phân bổ các chi phí theo hoạt động này vào từng sản phẩm, dịch vụ theo các tiêu thức thích hợp.

Khoản chi phí gián tiếp này đƣợc phân bổ vào giá thành sản xuất cùng với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.

Quá trình xác định chi phí sản xuất theo hoạt động bao gồm các bước sau:

Thứ nhất, nhận diện các chi phí sản xuất trực tiếp. Chi phí sản xuất trực tiếp thường bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.

Trong mỗi hoạt động các chi phí này có thể nhận diện ngay khi phát sinh chi phí và đƣợc tập hợp trực tiếp cho từng đối tƣợng xác định chi phí.

Thứ hai, nhận diện các hoạt động, đây là yêu cầu cốt lõi của phương pháp xác định chi phí sản xuất theo hoạt động, theo đó kế toán quản trị phải phát hiện các yếu tố cơ bản làm phát sinh chi phí. Yếu tố cơ bản đó thường được gọi là nguồn sinh phí. Tùy thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ mà mỗi doanh nghiệp có các hoạt động khác nhau nhƣ: hoạt động khởi động máy ở phân xưởng, hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hoạt động đặt hàng, hoạt động vận chuyển thành phẩm… Chi phí phát sinh ở các hoạt động thực chất là chi phí phát sinh chung, không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tƣợng tính giá thành nên cần tập hợp theo từng hoạt động, sau đó mới tiến hành phân bổ.

Bước thứ ba là chọn tiêu thức phân bổ. Sau khi các chi phí gián tiếp được tập hợp theo từng nhóm hoạt động thì sẽ tiến hành lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí của từng hoạt động cho đối tượng tính giá. Đây là một bước quan trọng, trực tiếp tác động đến giá thành sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp. Nếu trong hệ thống tính giá thành trong công việc hay quá trình sản xuất, người ta lựa chọn một tiêu chuẩn chung để phân bổ toàn bộ chi phí sản xuất chung thì phương pháp xác định chi phí theo hoạt động, kế toán quản trị phải xây dựng cả một hệ thống các tiêu chuẩn phân bổ. Tiêu chuẩn phân bổ chính là nguồn sinh phí ở hoạt động đó, do vậy chi phí sẽ phân bổ cho các hoạt động đƣợc chính xác hơn. Chính đặc điểm này dẫn đến việc xác định chi phí theo hoạt động có mức độ hợp lý hơn so với tính giá theo công việc hay theo quá trình sản xuất. Để việc phân bổ chi phí gián tiếp đƣợc khách quan và phù hợp, bộ phận kế toán quản trị cần phỏng vấn trực tiếp nhân viên đi u hành ở các phân xưởng, hoặc tiến hành quan sát hoạt động ở các phân xưởng để xác định mức độ hoạt động và tiêu chuẩn phân bổ tương ứng.

Bước thứ tư là tính toán mức độ phân bổ. Dựa trên cơ sở các nhóm hoạt động, chi phí gián tiếp tập hợp đƣợc cho từng nhóm sản phẩm, kế toán tiến hành

tính toán tỷ lệ phân bổ và phân bổ cho mỗi loại sản phẩm dịch vụ dựa trên mức độ hoạt động của từng sản phẩm, dịch vụ.

Cuối cùng, là bước tổng hợp tất cả các chi phí cho từng hoạt động.

b. Phương pháp xác định chi phí sản xuất theo mô hình chi phí mục tiêu

Mô hình chi phí mục tiêu có nguồn gốc từ các nước phát triển.Đó là tổng thể các phương pháp, công cụ quản trị cho phép đạt được mục tiêu chi phí và mục tiêu hoạt động ở giai đoạn thiết kế và kế hoạch hóa sản phẩm mới. Phương pháp này cũng cho phép nhà quản trị dự toán đƣợc mục tiêu lợi nhuận đã xác định trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm.

Tính giá theo chi phí mục tiêu là một trong các phương pháp hiện đại trong kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Tính ưu việt của phương pháp đã đƣợc thừa nhận trên thế giới vì chi phí mục tiêu là một công cụ khích lệ và tạo thuận lợi cho việc liên kết giữa các bộ phận của công nghệ sản xuất

Chi phí mục tiêu gắn li n với lợi nhuận có thể đạt đƣợc theo chu kỳ sống của sản phẩm, định nghĩa v phương pháp chi phí mục tiêu nhấn mạnh mục tiêu cần phải đạt đƣợc và thời gian phân tích là chu kỳ sống của sản phẩm. Chi phí mục tiêu được tiến hành song song với các bước của quy trình chế tạo sản phẩm.Với mỗi bước của quy trình chế tạo sản phẩm, chi phí mục tiêu thực hiện nội dung khác nhau.Ở giai đoạn nghiên cứu thị trường, nhà quản trị xác định giá bán dự kiến của sản phẩm, chuẩn bị các đi u kiện sản xuất.Nhà quản trị xác định đƣợc lợi nhuận mục tiêu trên cơ sở giá bán dự kiến.Dựa vào giá bán dự kiến và lợi nhuận mục tiêu, nhà quản trị xác định chi phí trần có thể chấp nhận. Các yếu tố này đƣợc coi là cố định trong phương pháp chi phí mục tiêu. Giai đoạn kế tiếp, nhà quản trị ước tính chi phí sản xuất theo các đi u kiện cụ thể của doanh nghiệp. Đây là giai đoạn định mức chi phí sản xuất mà không gắn với chi phí trần.trên cơ sở ƣớc tính và chi phí trần, nhằm xác định chi phí mục tiêu. Do vậy, chi phí mục tiêu đƣợc xác lập dựa trên chi phí trần có thể chấp nhận và chi phí ƣớc tính theo đi u kiện của doanh nghiệp. Chi phí mục tiêu đƣợc xem là giới hạn chi phí để đạt đƣợc hiệu quả sản

xuất mong muốn.Sau khi xác lập đƣợc chi phí mục tiêu, các định mức chi phí đƣợc xây dựng để kiểm soát chi phí.

1.2.4. Phân tích iến động chi phí sản xuất

Kiểm soát và tiết kiệm chi phí là một yêu cầu cần thiết đối với mọi doanh nghiệp.Tiết kiệm chi phí làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Thông qua phân tích tình hình biến động chi phí sản xuất có thể xác định đƣợc các khả năng ti m tàng, các nguyên chủ quan, khách quan tác động đến sự tăng, giảm chi phí thực tế so với dự toán chi phí sản xuất. Từ đó sẽ đ ra được các biện pháp để khắc phục tồn tại, phát huy thế mạnh, xây dựng các phương án hoạt động mới hiệu quả giúp tiết kiệm chi phí.

Phân tích biến động chi phí sản xuất bao gồm phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp, phân tích chi phí sản xuất chung khả biến

1.2.4.1. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chênh lệch giữa chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh với chi phí nguyên vật liệu dự toán cho khối lƣợng sản xuất thực tế. Biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ gắn li n với biến động v giá và biến động v lƣợng.

Biến động v giá là sự chênh lệch giữa giá nguyên vật liệu trực tiếp kỳ thực tế với giá nguyên vật liệu trực tiếp theo dự toán để sản xuất ra lƣợng sản phẩm nhất định. Xét trên một đơn vị sản phẩm thì nó phản ánh giá cả của một đơn vị nguyên vật liệu để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đã thay đổi nhƣ thế nào so với dự toán.

Ảnh hưởng v giá tới biến động

NVLTT

= Lƣợng NVLTT thực tế sử dụng *

Đơn giá

NVLTT thực tế - Đơn giá NVLTT dự toán

[9, tr 124]

Ảnh hưởng biến động v giá có thể âm hay dương.Nếu ảnh hưởng là âm chứng tỏ giá nguyên vật liệu thực tế thấp hơn giá nguyên vật liệu dự toán, tình hình này đƣợc đánh giá là tốt nếu chất lƣợng nguyên vật liệu đảm bảo. Ngƣợc lại ảnh

hưởng dương cho thấy giá nguyên vật liệu tăng so với dự toán dẫn đến tăng tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Xem xét trên phương diện trung tâm trách nhiệm thì biến động v giá gắn li n tới trách nhiệm của bộ phận cung ứng nguyên vật liệu.

Khi kiểm soát biến động v giá, cần quan tâm đến các nguyên nhân do các biến động của giá thị trường, chi phí thu mua, chất lượng nguyên vật liệu, thuế. Từ việc xem xét các nguyên nhân trên, doanh nghiệp có thể đƣa ra đƣợc các biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế ảnh hưởng như lựa chọn nguồn nguyên liệu thay thế, mở rộng nhà cung cấp, xử lý các trường hợp tiêu cực, tiến hành đi u ch nh dự toán cho phù hợp với đi u kiện mới…

Biến động v lƣợng cho thấy sự chênh lệch giữa số liệu thực tế và số liệu dự toán, nếu lƣợng nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng thực tế lớn hơn số lƣợng nguyên vật liệu trực tiếp dự toán sử dụng thì ảnh hưởng v lượng là dương và ngược lại.

Ảnh hưởng v lƣợng tới biến động NVLTT

=

Đơn giá NVLTT đã dự

toán

* NVLTT thực tế

sử dụng - NVLTT dự toán sử dụng

[9,tr 124]

Biến động v lƣợng nguyên vật liệu gắn li n với trách nhiệm của nhi u bộ phận nhƣ bộ phận sản xuất sử dụng nguyên vật liệu, do khâu tổ chức sản xuất, mức độ hiện đại của công nghệ, trình độ công nhân trong sản xuất, ngay cả chất lƣợng chất lượng nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng đến lượng tiêu hao nguyên vật liệu. Bên cạnh đó cũng có những nguyên nhân khách quan gây ảnh hưởng đến lượng tiêu hao nguyên vật liệu nhƣ hỏa hoạn, thiên tai, mất điện… Vì vậy, nhà quản trị cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để từ đó đƣa ra những biện pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả

1.2.4.2. Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp

Biến động chi phí nhân công trực tiếp: là chênh lệch giữa chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh với chi phí nhân công dự toán cho khối lƣợng sản xuất thực tế. Do chi phí nhân công trực tiếp phụ thuộc vào hai nhân tố: năng suất lao động (thời gian lao động) và đơn giá nhân công theo thời gian lao động nên biến

động chi phí nhân công trực tiếp đƣợc tách thành biến động năng suất lao động và biến động giá nhân công.

- Biến động năng suất lao động: là chênh lệch số giờ lao động thực tế và số giờ lao động dự toán cho khối lƣợng sản xuất thực tế, tính theo đơn giá nhân công dự toán.

Nếu biến động năng suất lao động dương,thể hiện số giờ lao động thực tế đã sử dụng nhi u quá mức so với dự toán (năng suất lao động giảm), làm tăng chi phí nhân công trực tiếp và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, nguyên nhân có thể do nhân công đƣợc đào tạo kém, thiết bị sản xuất hỏng làm ngừng trệ quá trình sản xuất, hoặc việc giám sát, đốc thúc công nhân kém.Ngƣợc lại nếu biến động năng suất lao động âmthể hiện số giờ lao động thực tế đã sử dụng ít hơn so với dự toán (năng suất lao động), làm giảm chi phí nhân công trực tiếp và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp,nguyên nhân có thể do công nhân đƣợc khuyến khích và đào tạo tốt, chất lƣợng nguyên vật liệu tốt hơn, máy móc thiết bị hoạt động tốt hoặc do kiểm soát tốt quá trình sản xuất.

- Biến động giá nhân công là chênh lệch giữa thực tế và dự toán giá nhân công, tính cho số giờ lao động thực tế sử dụng.

Nếu biến động giá nhân công dương ,thể hiện giá nhân công thực tế cao hơn so với dự toán, làm tăng chi phí nhân công trực tiếp và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Ngƣợc lại, nếu biến động giá nhân công âm thể hiện giá nhân công thực tế thấp hơn so với dự toán, làm giảm chi phí nhân công trực tiếp và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.Biến động do giá thường do các nguyên nhân gắn li n với việc trả công lao động như chế độ lương, sự thay đổi v cơ cấu lao động. Ti n lương tăng lên khi cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nhân bậc cao và giảm tỷ trọng công nhân bậc thấp tính trên tổng số giờ lao động đƣợc sử dụng, tình hình thị trường cung cấp lao động, chính sách của nhà nước… Ảnh hưởng tăng (giảm) giá là thể hiện sự lãng phí hay tiết kiệm chi phí nhân công trực tiếp, vì vậy, cần phải làm rõ bộ phận chịu trách nhiệm, ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí và giá thành. Nhân tố giá tăng hay giá giảm đƣợc đánh giá là tốt hay không tốt còn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kế toán: Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cổ Phần ANKO thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)