Hoàn thiện phân tích thông tin chi phí phục vụ ra quyết định quản ý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kế toán: Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cổ Phần ANKO thực trạng và giải pháp (Trang 103 - 106)

Biểu 3.10: Báo cáo tổng h p chi phí nhân công tr c tiếp

3.2.6. Hoàn thiện phân tích thông tin chi phí phục vụ ra quyết định quản ý

Để có thông tin thích hợp, đáp ứng cho nhu cầu thích hợp của quản lý, kế toán quản trị chi phí sẽ thực hiện các nghiệp vụ phân tích chuyên môn vì những thông tin này thường không có sẵn. Kế toán quản trị chi phí sẽ chọn lọc những thông tin cần thiết, thích hợp rồi tổng hợp, trình bày chúng theo một trình tự dễ hiểu, và giải thích quá trình phân tích đó cho các nhà quản trị. Kế toán quản trị chi phí không ch giúp các nhà quản trị trong quá trình cung cấp thông tin thích hợp mà còn bằng cách vận dụng các kỹ thuật phân tích vào những tình huống khác nhau, để từ đó nhà quản trị lựa chọn, ra quyết định thích hợp nhất.

Quyết định kinh doanh hiệu quả phụ thuộc vào số lƣợng, chất lƣợng và loại thông tin mà kế toán quản trị cung cấp, để nâng cao yếu tố này khi tổ chức thông tin kế toán quản trị Công ty Cổ phần ANKO cần chú ý các vấn đ sau:

- Tổ chức kênh thông tin rõ ràng và phù hợp với đi u kiện của công ty: xây dựng đƣợc bộ phận kế toán quản trị chi phí giá thành phân biệt với kế toán tài chính sẽ đảm bảo cho kênh thông tin giữa hai bộ phận kế toán tài chính và kế toán quản trị sẽ không bị lẫn lộn .

- Theo dõi, phản ánh chi phí sản xuất một cách hợp lý, chặt chẽ bằng cách hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán và hệ thống tài khoản kế toán nhƣ: bên cạnh việc sử dụng những chứng từ đã được nhà nước quy định, Công ty phải chủ động thiết kế một số chứng từ kế toán cần thiết để phản ánh các nội dung thông tin thích hợp yêu cầu và mục đích của quản trị nội bộ; thiết kế hệ thống tài khoản kế toán chi tiết để phục vụ công tác kế toán chi phí.

- Tăng cường sự phản hồi giữa các thông tin kế toán: giữa các bộ phận như phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng tổ chức nhân sự… phải có sự phối hợp trong mối liên hệ cung cấp thông tin liên quan đến kế toán quản trị chi phí nói riêng và kế toán quản trị nói chung; đặc biệt phải xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với kế

toán tài chính trong quá trình xử lý thông tin tạo thành một hệ thống thông tin linh hoạt và cập nhật giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.

- Phân loại thông tin để từ đó lựa chọn ra những thông tin thích hợp cho quá trình ra quyết định, phục vụ cho việc ra các quyết định ngắn hạn hay dài hạn.

- Trong quá trình xử lý thông tin, để có đƣợc những thông tin hữu ích, kế toán quản trị chi phí phải tiến hành theo trình tự: phân loại chi phí theo nhi u tiêu thức; xây dựng các định mức và tiêu thức phân bổ là cơ sở cho quá trình đánh giá;

Phân tích xu hướng vận động để đưa ra những đánh giá khách quan, hợp lý; Lập dự toán và xác định tổng chi phí và cuối cùng là lập và phân tích báo cáo quản trị. Báo cáo quản trị phải đƣợc thể hiện đơn giản, hiệu quả và dễ sử dụng

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh và thoả mãn nhu cầu thị trường, Công ty cổ phần ANKO có thể nghiên cứu ứng dụng phân tích mối quan hệ chi phí – sản lƣợng – lợi nhuận trong nhi u tình huống ra quyết định quản lý nhƣ:

- Thứ nhất: Quyết định khung giá bán sản phẩm

Mục tiêu của kế toán quản trị là cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản lý để ra quyết định. Để có lãi, tổng chi phí của Công ty phải nhỏ hơn tổng doanh thu. Một khi đã kinh doanh, Công ty phải phát sinh các định phí nhất định bất kể mức sản xuất.Mỗi lần sản xuất sản phẩm là mỗi lần phát sinh các biến phí đi kèm. oạt động kinh doanh vì thế trước hết phải xem xét doanh thu có bù đắp biến phí, tạo ra mức lợi nhuận để tiếp tục bù đắp định phí hay không. Vấn đ này đặt các nhà quản trị quan tâm đến cả giá bán, số lƣợng hàng bán trong mục tiêu chung v lợi nhuận của doanh nghiệp.

GB = G x (1+T) hay GB = (Z+LN) x (1 +T)

Trong đó:

GB: giá bán của sản phẩm T: thuế giá trị gia tăng (10%) Z: giá thành toàn bộ của sản phẩm LN: lợi nhuận dự kiến

Căn cứ vào thông tin chi phí, sử dụng phương pháp phân loại chi phí thành biến phí và định phí khi đó: Z = B + Đ/SL

Trong đó:

B: Tổng biến phí Đ: Định phí

SL: Số đơn vị sản phẩm tiêu thụ dự kiến

Theo đó, công ty có thể xác định mức giá bán tối thiểu là B+Đ/SL x 1+T , tại mức giá này công ty cỏ thể bù đắp tất cả các chi phí bao gồm cả biến phí và định phí. Nếu Công ty có nhận đƣợc đơn đặt hàng cho 1 loại sản phẩm nào đó thì căn cứ theo mức giá tối thiểu trên để các nhà quản trị ra quyết định chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng, hoặc giảm giá bán hiện tại để có thể kích thích đƣợc số lƣợng tiêu thụ góp phần tạo thương hiệu cho Công ty.

- Thứ hai: Quyết đinh thay đổi chi phí biến đổi và doanh thu tiêu thụ

Chi phí biến đổi của Công ty thường bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung,... Khi Công ty đƣa ra quyết định thay đổi nguồn cung ứng nguyên vật liệu, thay đổi ti n lương của công nhân, đầu tƣ máy móc, dây chuy n mới…đi u này làm có thể làm tăng chất lƣợng sản phẩm và làm cho doanh thu tiêu thụ tăng,vì vậy có thể làm cho lợi nhuận của Công ty tăng lên. Khi đƣa quyết định lựa chọn thay đổi chi phí khả biến hay giữ nguyên phương án ban đầu Công ty phải căn cứ vào các vấn để sau: Lợi nhuận thuần mà phương án mang lại, khả năng cung ứng vật tư trước mắt và lâu dài, uy tín và thương hiệu của Công ty, các vấn đ xã hội như môi trường, việc làm cho người lao động, an ninh xã hội...

- Thứ ba: Xác định giữ hay loại bỏ 1 loại sản phẩm

Lợi nhuận trong phân tích C-V-P tập trung giải thích lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi năm yếu tố sau: giá bán, doanh số bán hàng, chi phí biến đổi trên 1 đơn vị, tổng chi phí cố định và cơ cấu sản phẩm đƣợc bán. Để thực hiện C-P-V, kế toán cần thực hiện phân loại chi phí theo mức độ hoạt động của chi phí, từ đó xây dựng báo cáo thu nhập theo mức độ hoạt động chi phí.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kế toán: Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cổ Phần ANKO thực trạng và giải pháp (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)