Rủi ro do yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Giải Pháp Đẩy Mạnh Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Nhập Khẩu Tại Chi Nhánh Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giống Cây Trồng Takii Việt Nam Tại Hà Nội..pdf (Trang 35 - 38)

1.9. Những rủi ro đối với hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp

1.9.2. Rủi ro do yếu tố khách quan

Đối với yếu tố khách quan, rủi ro đối với nhà nhập khẩu được chia theo 2 yếu tố vi mô (từ phía doanh nghiệp) và yếu tố vĩ mô (từ phía luật pháp, nhà nước, tỷ giá, lạm phát) dưới đây:

Yếu tố vi mô:

- Rủi ro trong thanh toán khi thực hiện hợp đồng: Trong quá trình thực hiện hợp đồng, rủi ro có khả năng xuất hiện tất cả các khâu, điển hình nhất là rủi ro trong thanh toán:

Có rất nhiều kiểu thanh toán như thanh toán đặt cọc trước khi nhận hàng, thanh toán nhờ thu, thư tín dụng chứng từ, thanh toán trả sau khi nhận hàng hoặc khi có các biên bản nghiệm thu, bảo lãnh bảo hành,… Đối với nhà nhập khẩu, mỗi hình thức thanh

25

toán lại có những đặc trưng riêng và do đó, mức độ và hình thức của rủi ro cũng khác nhau.

+ Nếu là thanh toán theo phương thức chuyển tiền: Rủi ro có thể là người bán thiếu uy tín, thanh toán chậm trễ, hoặc giao thiếu hàng không đúng với số lượng và chất lượng trong hợp đồng. Thậm chí không giao hàng do bị phá sản hoặt hủy hợp đồng khi giá cả thị trường có xu hướng tăng. Bên cạnh đó sự biến động tỷ giá cũng ảnh hưởng tới doanh nghiệp khi tỷ giá thời điểm thanh toán cao hơn tỷ giá tại thời điểm nhận báo giá.

+ Nếu là thanh toán theo phương thức ghi sổ: Nếu hóa đơn thanh toán ghi bằng ngoại tệ, nhà nhập khẩu có thể gặp rủi ro tỷ giá khi ngoại tệ lên giá, khi đó doanh nghiệp có thể mất nhiều tiền do tăng giá ngoại tệ, lượng tiền phải chi ra để thanh toán hóa đơn nhập khẩu lớn, làm tăng tổng chi phí của doanh nghiệp.

+ Nếu là thanh toán nhờ thu trả ngay: Người NK chuyển tiền thanh toán nhưng người XK (câu kết với đại lý vận tải) không cung cấp D/O (lệnh giao hàng) để người NK đi nhận hàng. Hoặc rủi ro có thể phát sinh khi hối phiếu đòi tiền đến trước và nhà NK phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán, trong khi hàng hóa chưa được nhà XK gửi đi, hoặc đã được gửi đi nhưng chưa tới, hoặc khi nhận hàng hóa có thể không đảm bảo đúng chất lượng, chủng loại và số lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại.

+ Nếu là thanh toán L/C: Rủi ro có thể phát sinh nếu người bán lập bộ chứng từ giả để đòi tiền theo L/C, người XK lập bộ chứng từ có lỗi nên bị từ chối không được thanh toán. Hoặc nhà XK xuất trình các chứng từ phù hợp với quy định của L/C và nhận được thanh toán từ ngân hàng nhưng hàng hóa không giao đúng với điều khoản trong hợp đồng thì rủi ro hoàn toàn thuộc về người NK. Trong một số trường hợp, hàng đã được giao đến nơi nhưng người NK vẫn chưa nhận được các chứng từ thanh toán và như vậy không thể nhận hàng được. Nếu người NK cần gấp hàng hóa hay sợ chịu chi phí lưu kho thì phải thu xếp để ngân hàng phát hành phát hành một bảo lãnh gửi hãng vận chuyển để nhận hàng, người NK phải chịu thêm chi phí không nhỏ trả cho ngân hàng.

- Rủi ro trong khâu làm thủ tục làm giấy xin phép, thủ tục hải quan: Doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro nếu việc xin giấy phép nhập khẩu kéo dài quá lâu, bên cấp phép yêu cầu thủ tục phức tạp hoặc thủ tục bên hải quan bị ách tắc, gián đoạn, dẫn đến việc chậm thời hạn cung cấp hàng cho người mua hoặc mất tính thời vụ của hàng hoá.

- Rủi ro trong khâu giao nhận hàng hóa:

+ Đối với phương tiện vận chuyển, nếu phương tiện như tàu không đủ khả năng đi trên biển, máy bay gặp thời tiết xấu cũng có ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển hàng hóa.

Thư viện ĐH Thăng Long

26

+ Đối với việc giao nhận, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro nếu trọng tải hàng quá lớn so với mức cho phép tại cảng dỡ hàng cũng như kho lưu trữ hàng. Do đó, sẽ phải kéo dài thời gian vận chuyển bằng các phương tiện nhỏ, và như vậy, chi phí cũng tăng lên tương ứng.

- Rủi ro trong khâu kiểm tra, giám định hàng hóa: Doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro nếu đối tác câu kết với cơ quan giám định hàng hoá, cung cấp kết quả giám định sai khác so với thực tế.

Yếu tố vĩ mô:

- Rủi ro tỷ giá hối đoái: Là rủi ro xảy ra khi việc thanh toán được ấn định bằng ngoại tệ nào đó, tỷ giá hối đoái vào thời điểm thanh toán tăng hoặc giảm so với tỷ giá lúc ký kết hợp đồng ngoại thương. Khi tỷ giá thay đổi gây bất lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu, ảnh hưởng tới từng nghiệp vụ tiền mặt của công ty hay toàn bộ luồng tiền mặt của công ty.

- Rủi ro do lạm phát: Lạm phát ngoài tầm kiểm soát của chính phủ sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh nhập khẩu, làm cho hoạt động nhập khẩu kém hiệu quả.

Khi lạm phát tăng cao, đời sống khó khăn, sức mua giảm, sản phẩm khó tiêu thụ, làm cho doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất, hoặc sản xuất kinh doanh cầm chừng, biểu hiện bằng cắt giảm hợp đồng, thu hẹp thị trường, phạm vi hoạt động.

Lạm phát tác động mạnh đến các doanh nghiệp là do giá cả, các yếu tố đầu vào của sản xuất, kinh doanh tăng nhanh (giá các loại vật tư, năng lượng, lãi suất vốn vay tăng lên); hầu hết các doanh nghiệp không dự đoán được những diễn biến của tình hình giá cả, thị trường, vì vậy luôn ở thế bị động, lúng túng trong việc tìm các giải pháp để ứng phó, gây ra tình trạng thiếu tiền vì các doanh nghiệp không khai thác được nguồn tín dụng cho việc duy trì sản xuất của mình vì lãi suất tín dụng tăng cao.

Bên cạnh đó, do sự biến động giá cả, các doanh nghiệp ký xong hợp đồng thì giá cả lại biến động mạnh, khi đó họ buộc phải lựa chọn hoặc phá hợp đồng và chịu phạt, hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng và chịu lỗ.

- Về chính trị, pháp luật giữa các quốc gia: Các luật, văn bản do nhà nước can thiệp về một số quy định như: Cấp giấy phép kinh doanh, hạn ngạch sản xuất, hạn ngạch xuất nhập khẩu, giấy phép xuất nhập khẩu, hệ thống luật pháp,… Các quy định về luật pháp khiến doanh nghiệp bị chậm trễ, không cập nhật kịp thời, lúng túng trong quá trình thực hiện hoạt động nhập khẩu và vi phạm quy định về giấy tờ, pháp lý, khiến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp bị chậm so với dự kiến và hiệu quả thấp.

- Về môi trường, vị trí địa lý: Đây là các yếu tố bất khả kháng không thể lường trước được ví dụ như bão lụt nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng hàng hóa nước xuất khẩu, khiến chất lượng hàng bị kém chất lượng.

27

Một phần của tài liệu Giải Pháp Đẩy Mạnh Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Nhập Khẩu Tại Chi Nhánh Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giống Cây Trồng Takii Việt Nam Tại Hà Nội..pdf (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)