Thực trạng các yếu tố tác động đến hoạt động nhập khẩu hạt giống giai đoạn

Một phần của tài liệu Giải Pháp Đẩy Mạnh Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Nhập Khẩu Tại Chi Nhánh Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giống Cây Trồng Takii Việt Nam Tại Hà Nội..pdf (Trang 48 - 52)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HẠT GIỐNG CÂY TRỒNG TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH GIỐNG CÂY TRỒNG TAKII VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI

2.2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu hạt giống tại Chi nhánh Công ty TNHH giống cây trồng Takii Việt Nam tại Hà Nội

2.2.2. Thực trạng các yếu tố tác động đến hoạt động nhập khẩu hạt giống giai đoạn

2.2.2.1. Các yếu tố chủ quan

- Bộ máy quản lý tổ chức hành chính: Hiện nay Chi nhánh có bộ máy hoàn chỉnh và tổ chức phân cấp quản lý lao động chặt chẽ. Ban lãnh đạo của Chi nhánh có một cán bộ thuộc bộ phận Giám đốc. Một kế toán viên, hai nhân viên thuộc bộ phận Marketing & Phát triển sản phẩm và bốn nhân viên thuộc bộ phận bán hàng cũng như các quản trị viên. Nhờ có bộ máy quản lý này, các hoạt động nhập khẩu tại Chi nhánh mới có thể chặt chẽ và thông suốt với nhau từ ban lãnh đạo đến các phòng ban cấp dưới thực hiện hoạt động nhập khẩu.

- Yếu tố về con người: Cán bộ và nhân viên của Chi nhánh Công ty TNHH giống cây trồng Takii Việt Nam tại Hà Nội đều là những đội ngũ đạt yêu cầu về năng lực, chuyên môn cũng như cách làm việc chuyên nghiệp, linh hoạt. Đặc biệt đội ngũ nhân viên thuộc bộ phận bán hàng, bộ phận marketing & phát triển sản phẩm đều được

Thư viện ĐH Thăng Long

38

yêu cầu phải theo học hoặc có chuyên môn trong lĩnh vực ngành nông nghiệp trước khi tuyển dụng để đảm bảo nguồn nhân lực có chuyên môn và làm việc nghiêm túc, tạo ra hiệu quả khi thực hiện hoạt động nhập khẩu hạt giống cũng như hoạt động bán hàng.

- Nguồn tài chính của doanh nghiệp: Chi nhánh Công ty TNHH giống cây trồng Takii Việt Nam tại Hà Nội là Chi nhánh trực thuộc, có Công ty TNHH giống cây trồng Takii Việt Nam là Trụ sở chính tại tỉnh Sơn La, Việt Nam – Công ty có 100%

vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam và chủ đầu tư của Công ty là Công ty Cổ phần giống cây trồng Takii tại Nhật Bản. Theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thay đổi lần 3 ngày 16/05/2022 thì tổng vốn đầu tư của Chi nhánh là 1.800.000 USD (tương đương 38.178.000.000 VND). Trong đó tổng vốn điều lệ là 1.800.000 USD (tương đương 38.178.000.000 VND). Đến ngày 31/03/2023 theo báo cáo tài chính đã kiểm toán, tổng vốn điều lệ đã góp là 1.800.000 USD tương đương 39.317.400.000 VND, chênh lệch tiền VND của vốn điều lệ trong giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư và Báo cáo Tài chính là chênh lệch tỷ giá tại ngày góp vốn. Dưới đây là bảng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tính đến tháng 03/2023:

Bảng 2.3. Bảng tình hình tài chính của Chi nhánh tính đến tháng 03/2023

(Đơn vị tính: VND) A. TÀI SẢN

TÀI SẢN NGẮN HẠN

Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Các khoản phải thu ngắn hạn

Hàng tồn kho

Tài sản ngắn hạn khác

5.090.543.424 2.354.575.243 1.500.000.000 1.130.888.019 87.193.795 17.886.367 TÀI SẢN DÀI HẠN

Các khoản phải thu dài hạn Tài sản cố định

Tài sản dài hạn khác

228.531.399 147.333.440 15.489.201 65.712.758

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 5.319.074.823

B. NGUỒN VỐN NỢ PHẢI TRẢ

Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn

3.282.775.538 898.756.402 2.384.022.136 VỐN CHỦ SỞ HỮU

Vốn chủ sở hữu

Nguồn kinh phí và quỹ khác

2.036.299.285 2.036.299.285 0

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 5.319.074.823

(Nguồn: Trích từ bảng cân đối kế toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31/03/2023) - Cơ sở vật chất của doanh nghiệp:

39

+ Cơ sở vật chất của doanh nghiệp nhập khẩu bao gồm hệ thống cố định như: Hệ thống máy móc như tivi, máy tính, máy chiếu, máy in, đồ dùng, thiết bị văn phòng đặt tại văn phòng Hà Nội phục vụ cho hoạt động tư vấn và làm việc hàng ngày tại Chi nhánh.

+ Về kho bãi, phương tiện vận tải: Doanh nghiệp hiện có một kho chứa hàng hóa, cùng địa điểm với văn phòng chi nhánh, một ô tô là phương tiện vận chuyển để phục vụ cho hoạt động giao và nhận hàng hóa nhập khẩu.

- Sự uy tín của doanh nghiệp: Công ty hiện nay hợp tác với các đối tác dựa trên sự uy tín và mối quan hệ lâu dài, đặc biệt là Công ty Takii Nhật Bản là đối tác chủ yếu nhập khẩu của Chi nhánh.

2.2.2.2. Các yếu tố khách quan - Tỷ giá hối đoái:

+ Tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và đồng tiền thanh toán ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái thường không cố định, lên xuống thay đổi liên tục, hiện nay Công ty chọn theo tỷ giá do Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) công bố hàng ngày để giao dịch. Do tỷ giá được công bố hàng ngày, không cố định một mức nên doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức tỷ giá giao dịch tại ngày ký kết hợp đồng nhập khẩu.

+ Theo Bộ tài chính, trung bình trong giai đoạn 3 năm gần đây từ 2020 – 2022, tỷ giá VND/USD đã tăng trung bình khoảng 2 - 3,5% mỗi năm. Tỷ giá của đồng Việt Nam so với USD tiếp tục leo dốc, tại ngân hàng Vietcombank tỷ giá USD đã tăng (mua tiền mặt; mua chuyển khoản; bán ra) từ 23.535; 23.565; 23.845 VND/USD năm 2021 lên mức 24.360; 24.390; 24.670 VND/USD năm 2022 (tăng 825 đồng/USD, tương ứng tăng 3,5%) → Nguyên nhân của sự tăng này là do Ngân hàng nhà nước đã quy định nới biên độ chênh lệch tỷ giá từ mức ±3%

(năm 2015) lên mức ±5% (năm 2022).

- Các yếu tố chính trị, pháp luật: Trong quá trình hoạt động, công ty phải tuân thủ các quy định của chính phủ về các hiệp ước, hiệp định thương mại, các vấn đề về pháp lý và tập quán quốc tế liên quan. Doanh nghiệp cũng đặc biệt chú trọng tới Luật trồng trọt năm 2018 – luật này được Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Quốc hội ban hành. Thêm vào đó, còn có các quy định về xuất xứ, vận chuyển và bảo hiểm, giấy tờ cần thiết để thực hiện hoạt động nhập khẩu từ phía đối tác chủ yếu là Nhật Bản cũng được công ty tuân thủ nghiêm ngặt. Khi các quy tắc và luật lệ được thay đổi, doanh nghiệp cử nhân viên truy cập vào trang thông tin mới của các quy tắc cũng như cử đại diện liên lạc với đối tác để nắm bắt được các điểm mới, từ đó nghiêm túc tuân thủ các quy định ban hành làm cho hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp tốt hơn, ít xảy ra rủi ro và sai sót.

Thư viện ĐH Thăng Long

40

- Yếu tố hạ tầng cơ sở và dịch vụ giao nhận bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến nhập khẩu:

+ Với yếu tố cơ sở vật chất khách quan: Hiện nay hoạt động nhập khẩu của Chi nhánh được vận chuyển bằng đường hàng không, chính vì vậy hệ thống cảng hàng không quốc tế có trang thiết bị hiện đại như Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội đã giúp giảm bớt thời gian bốc dỡ và thủ tục giao nhận hàng hóa.

+ Hệ thống ngân hàng: Chi nhánh hiện đang sử dụng hệ thống ngân hàng Vietcombank là ngân hàng để thanh toán mỗi khi thực hiện hoạt động nhập khẩu.

Đây là một trong số các ngân hàng đứng đầu về thanh toán cũng như các nghiệp vụ ngân hàng nói chung tại Việt Nam, đảm bảo cho hoạt động nhập khẩu của công ty diễn ra không bị gián đoạn.

+ Về dịch vụ chuyển phát: Chi nhánh thực hiện chuyển phát và nhận thư từ, giấy tờ tài liệu phục vụ cho hoạt động nhập khẩu qua các công ty chuyển phát như EMS - Tổng Công ty chuyển phát nhanh bưu điện - Công ty Cổ phần tại Hà Nội, Công ty chuyển phát nhanh Viettel Post, Công ty chuyển phát nhanh DHL (là một công ty của Đức chuyên vận chuyển hàng hóa và cung cấp các giải pháp về logistics quốc tế). Nhờ có hệ thống bưu chính viễn thông, chi nhánh công ty có thể nắm bắt thông tin thị trường kịp thời và chính xác, từ đó giảm chi phí đi lại, xúc tiến hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nói riêng.

+ Về di chuyển: Hiện tại Chi nhánh đang sử dụng dịch vụ của Công ty TNHH vận tải công nghệ Mai Linh Hà Nội để đăng ký thẻ thành viên theo tháng, dịch vụ hàng không của hãng hàng không VietnamAirlines để phục vụ cho công tác, di chuyển đi gặp đối tác, khách hàng.

- Yếu tố thị trường trong nước và ngoài nước: Các yếu tố liên quan đến tình hình, sự biến động của thị trường như xu hướng thay đổi của giá cả, khả năng cung cấp, khả năng tiêu thụ đều ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.

- Yếu tố công nghệ:

+ Về phía chính phủ: Chi nhánh hiện kê khai thông tin trên các cổng thông tin và quản lý dữ liệu của các cơ quan như: Tổng cục Hải quan (www.customs.gov.vn), Tổng cục thuế (www.thuedientu.gdt.gov.vn), Cổng thông tin của Bộ nông nghiệp (www.mard.gov.vn), Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (dangkykinhdoanh.gov.vn),… giúp doanh nghiệp theo dõi và quản lý thông tin liên quan đến nhập khẩu, kết nối các dữ liệu kê khai và báo cáo với cơ quan nhà nước cũng như kê khai thông tin và thay đổi thông tin của doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp sử dụng phần mềm hải quan của Công ty Phát triển Công Nghệ Thái Sơn để phục vụ cho việc kê khai và mở tờ khai hải quan; Phần mềm kê khai bảo hiểm, thuế và xuất hóa đơn của tập đoàn VNPT; Hệ thống xử lý dữ liệu, hạch

41

toán kê khai sổ sách trên phầm mềm kế toán Misa; Ngoài ra doanh nghiệp còn sử dụng các phần mềm báo cáo ngoại hối trên cổng thông tin dịch vụ của Ngân hàng Nhà nước quản lý; Hệ thống hải quan và khai báo hải quan điện tử của nhà nước để doanh nghiệp nộp khai báo hải quan điện tử bao gồm thông tin về đơn đặt hàng, hóa đơn, tài liệu hải quan và các chứng từ liên quan, giúp cải thiện quy trình xử lý thông tin và giảm thiểu sai sót. Các phần mềm công nghệ trên giúp giảm thời gian xử lý và giảm thiểu sai sót trong quá trình hải quan, có thể tích hợp với các cơ quan chính phủ để xác minh thông tin và duyệt đơn đặt hàng nhanh chóng.

Một phần của tài liệu Giải Pháp Đẩy Mạnh Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Nhập Khẩu Tại Chi Nhánh Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giống Cây Trồng Takii Việt Nam Tại Hà Nội..pdf (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)