2.4. Thực trạng quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông
2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển ngôn ngữ
Quản lý giáo dục mầm non huyện Bình Xuyên ưu tiên hoạch định chương trình phát triển ngôn ngữ trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động vui chơi.
Do đó, việc xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục, bao gồm cả việc thiết kế các hoạt động vui chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ, cần tuân thủ các nguyên tắc chuyên môn và đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Quá trình thực hiện kế hoạch tại các trường mầm non huyện Bình Xuyên được triển khai như sau:
“
Bảng 2.6 Đánh giá về xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại trường mầm
non huyện Bình Xuyên
STT Nội dung Giáo viên Quản lý Tổng Thứ bậc TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC
1
Khảo sát tình hình thực tế của nhà trường, cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội
4,39 0,60 4,57 0,51 4,43 0,59 5
2
Xác định mục tiêu phát triển ngôn ngữ và các nội dung của hoạt động vui chơi
4,43 0,57 4,57 0,51 4,46 0,56 2
3 Xác định các nguồn 4,43 0,54 4,57 0,51 4,46 0,53 1
lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi
4
Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình và xã hội
4,39 0,60 4,57 0,51 4,43 0,59 5
5
Thông qua kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi trong hội đồng sư phạm nhà trường
4,43 0,54 4,57 0,51 4,46 0,53 3
6
Chỉnh sửa, hoàn thiện kế hoạch và công khai trong nhà trường về kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ
4,41 0,57 4,50 0,65 4,43 0,59 4
Khảo sát toàn diện minh chứng: 100% cán bộ, giáo viên đánh giá tích cực công tác lập kế hoạch phát triển ngôn ngữ trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động vui chơi của cấp quản lý.
Tuy nhiên, công tác khảo sát thực tiễn, phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng (điểm trung bình 4,43) cần được tăng cường. Kết quả cho thấy tiềm năng cải thiện đáng kể trong việc huy động sự tham gia tích cực của các bên liên quan, nhằm tối ưu hóa quá trình phát triển ngôn ngữ toàn diện cho trẻ. Đề xuất tập trung nâng cao hiệu quả phối hợp này trong tương lai.
“Để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng việc xây dựng kế hoạch tổ chức giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động vui chơi ở các nhà trường, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp cô giáo P.T.L là một CBQL, cô cho biết trong những năm qua các nhà trường đã xây dựng được kế hoạch tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động vui chơi bám sát văn bản chỉ đạo của các cấp và cụ thể hóa phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Điều này thể hiện tương quan kết quả đánh giá của CBGV các nhà trường được khảo sát.”
2.4.2. Thực trạng tổ chức giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại trường mầm non huyện Bình Xuyên
Bảng 2.7. Đánh giá về tổ chức quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại trường mầm non huyện
Bình Xuyên
TT Nội dung Giáo viên Quản lý Tổng Thứ
bậc TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC
1
Nhà trường thành lập ban đại diện các lực lượng GD trẻ trong đó các thành phầm có cả CB, GV, cha mẹ học sinh, các lực lượng GD trong xã hội
4,53 0,50 4,50 0,76 4,52 0,56 1
2
Phân bổ chi phí tổ chức thực hiện sao cho hiệu quả theo kế hoạch giáo dục đề ra
4,45 0,54 4,71 0,47 4,51 0,53 2
3
Xác lập cơ chế phối hợp giữa GV nhà trường với cha mẹ trẻ, và lực lượng ngoài xã hội
4,35 0,59 4,57 0,76 4,40 0,63 3
Với nội dung “Nhà trường thành lập ban đại diện các lực lượng GD trẻ trong đó các thành phầm có cả CB, GV, cha mẹ học sinh, các lực lượng GD trong xã hội” ý kiến được hỏi đánh giá CBQL nhà trường đã thực hiện tốt và đội ngũ GV đánh giá cao nhất với ĐTB = 4,53, tuy nhiên đội ngũ cán bộ quản lý lại đánh giá thấp hơn với ĐTB = 4,50, họ cho rằng việc phân bổ chi phí tổ chức thực hiện sao cho hiệu quả theo kế hoạch giáo dục đề ra được thực hiện tốt hơn với ĐTB = 4,71. Với nội dung “Xác lập cơ chế phối hợp giữa GV nhà trường với cha mẹ trẻ, và lực lượng ngoài xã hội” được thực hiện kém nhất trong 3 nội dung tổ chức, với ĐTB = 4,40, qua trao đổi trực tiếp với cô giáo Nguyễn Thị H, cô cho biết nội dung này cơ bản các nhà trường đã thực hiện tốt, tuy nhiên còn một số CBQL do yếu tố khách quan là bận mải công việc của nhà trường hoặc do còn tham gia các hoạt động khác của địa phương nên đôi khi chưa đáp ứng kịp thời về công tác báo cáo với Phòng GD.
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại trường mầm non huyện Bình Xuyên
Bảng 2.8. Đánh giá về chỉ đạo quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại trường mầm non huyện
Bình Xuyên
TT Nội dung Giáo viên Quản lý Tổng Thứ TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC bậc
1 Chỉ đạo giải quyết
các khó khăn 4,47 0,58 4,57 0,51 4,49 0,56 2
vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện và điều chỉnh kịp thời những điểm chưa hợp lý trong kế hoạch
2
Chỉ đạo thiết lập cơ chế báo cáo, giám sát hoạt động GD PTNN cho trẻ 3-4 tuổi. Động viên các bộ phận thực hiện tốt nhiệm vụ
4,45 0,54 4,57 0,51 4,48 0,53 3
3
Chỉ đạo cung câp các điều kiện cần thiết đảm bảo cho hoạt động GD PTNN cho trẻ
4,49 0,54 4,57 0,51 4,51 0,53 1
4
Chỉ đạo xây dựng các mối quan hệ phối hợp đa chiều giữa các lực lượng giáo dục
4,41 0,57 4,57 0,51 4,45 0,56 4
“Khảo sát toàn diện đối với toàn thể cán bộ, giảng viên (CBGV) các trường mầm non cho thấy sự nhất trí tuyệt đối về hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo
của đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) trong việc triển khai hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Cụ thể, 100% CBGV đánh giá cao, thậm chí rất cao, hiệu quả công tác chỉ đạo, không ghi nhận bất kỳ ý kiến phản hồi tiêu cực nào.
Công tác chỉ đạo, tạo điều kiện tối ưu cho giáo dục phát triển ngôn ngữ (GDPTNN) đạt mức đánh giá cao nhất với điểm trung bình (ĐTB) 4,51. Chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc và điều chỉnh kịp thời kế hoạch xếp thứ hai với ĐTB 4,49. Công tác chỉ đạo thiết lập cơ chế giám sát, báo cáo hoạt động GDPTNN cho trẻ 3-4 tuổi cũng đạt kết quả khả quan. Động viên, khích lệ đội ngũ thực hiện nhiệm vụ đạt ĐTB 4,48. Mục tiêu xây dựng mối quan hệ phối hợp đa chiều giữa các lực lượng giáo dục đạt điểm thấp nhất trong tổng số các chỉ tiêu được đánh giá.
Để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non huyện Bình Xuyên, chúng tôi tiến hành phỏng vấn cô Trần Thị.N - tổ trưởng chuyên môn của nhà trường trên địa bàn khảo sát, cô cho biết: Về cơ bản các hoạt động này CBQL nhà trường đã có thực hiện và cũng sát sao trong việc chỉ đạo thực hiện, tuy nhiên đôi khi do các yếu tố chủ quan và khách quan mà CBQL chưa sâu sát trong chỉ đạo, cụ thể với việc chỉ đạo thực thực hiện các chuyên đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động vui chơi, có một số trường do điều kiện giáo viên ít do vậy chưa sắp xếp được thời gian để giáo viên tham gia các chuyên đề hoặc có những trường do cơ sở vật chất, kinh phí của nhà trường chưa đủ đáp ứng cho việc thực hiện các chuyên đề, do vậy CBQL nhà trường đôi khi cũng lực bất tòng tâm.”
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại trường mầm non huyện Bình Xuyên
Bảng 2.9. Đánh giá về kiểm tra, đánh giá giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động vui chơi tại trường mầm non huyện
Bình Xuyên
TT Nội dung Giáo viên Quản lý Tổng Thứ TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC bậc
1
Hiệu trưởng xác định nội dung cần kiểm tra đánh giá việc thực hiện GD PTNN cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động vui chơi
4,59 0,54 4,71 0,47 4,62 0,52 1
2
Kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp GD PTNN cho trẻ theo kế hoạch, mục tiêu đề ra
4,55 0,54 4,64 0,50 4,57 0,53 3
3
Kiểm tra đánh giá hoạt động vui chơi thông qua kết quả giáo dục trẻ của GV
4,57 0,54 4,64 0,50 4,58 0,53 2
4 BGH thường 4,53 0,54 4,64 0,50 4,55 0,53 4
xuyên kiểm tra, đánh giá theo kế hoạch cá nhân của GV về việc tổ chức hoạt động vui chơi để GD PTNN cho trẻ
5
Kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện kế hoạch GD PTNN cho trẻ thông qua hoạt động lễ hội
4,47 0,54 4,64 0,50 4,51 0,53 6
6
Kiểm tra, theo dõi để điều chỉnh kịp thời hoạt động của GV và các bộ phận trong việc tổ chức hoạt động lễ hội để GD PTNN cho trẻ
4,51 0,61 4,64 0,50 4,54 0,59 5
Khảo sát toàn diện cho thấy đội ngũ cán bộ, giảng viên đánh giá tích cực về hiệu quả kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ ở trẻ mẫu giáo thông qua các trò chơi. Không có bất kỳ ý kiến phản hồi tiêu cực nào về việc thực hiện kế hoạch. Đặc biệt, việc hiệu trưởng xác định nội dung kiểm tra, đánh giá giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua
hoạt động vui chơi đạt mức đánh giá cao nhất (điểm trung bình 4,62). Việc kiểm tra, giám sát hoạt động vui chơi dựa trên kết quả giáo dục trẻ cũng được đánh giá tích cực. Tóm lại, quá trình thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả toàn diện.
BGH thường xuyên kiểm tra, đánh giá theo kế hoạch cá nhân của GV về việc tổ chức hoạt động vui chơi để GD PTNN cho trẻ được đánh giá ở mức thấp hơn với ĐTB = 4,55, qua trao đổi trực tiếp một số CBGV cho rằng ở các nội dung này đôi khi do bận mải công việc nên CBQL nhà trường thường ủy quyền cho các tổ trưởng thực hiện do vậy mức độ thực hiện tốt chưa cao.
“