Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề dự kiến phát triển ở học sinh gồm các thành tố bao gồm một số hành vi cá nhân khi làm việc độc lập hoặc khi làm việc nhóm trong quá trình giải quyết vấn đề. Cụ thể là:
- Tìm hiểu, khám phá vấn đề: nhận biết vấn đề, phân tích được tình huống cụ thể, phát hiện được tình huống có vấn đề, chia sẻ sự am hiểu về vấn đề với người khác.
- Thiết lập không gian vấn đề: lựa chọn, sắp xếp, tích hợp thông tin với kiến thức đã học. Xác định thông tin, biết tìm hiểu các thông tin có liên quan, từ đó xác định cách thức, quy trình, chiến lược giải quyết và thống nhất cách hành động.
- Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp:
+ Lập kế hoạch: thiết lập tiến trình thực hiện (thu thập dữ liệu, thảo luận, xin ý kiến, giải quyết các mục tiêu…), thời điểm giải quyết từng mục tiêu.
+ Thực hiện kế hoạch: thực hiện và trình bày giải pháp, điều chỉnh kế hoạch để phù hợp với thực tiễn và không gian vấn đề khi có sự thay đổi.
- Đánh giá và phản ánh giải pháp: Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề. Suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề. Điều chỉnh và vận dụng trong tình huống mới, xác nhận những kiến thức và kinh nghiệm thu được. Đề xuất giải pháp cho những vấn đề tương tự. Như vậy, cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề được mô tả bởi các thành tố và các chỉ số hành vi được tóm tắt bởi sơ đồ sau:
Kiến thức, kỹ năng, thái độ là ba chất liệu quan trọng nhất để hình thành năng lực tương ứng trên cơ sở rèn luyện và trải nghiệm hoạt động nhất định của con người. Căn cứ vào những thành tố của năng lực giải quyết vấn đề, chúng tôi
xác định nội dung phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua hoạt động trải nghiệm bao gồm:
- Kiến thức cơ bản về năng lực giải quyết vấn đề: là tổ hợp các năng lực thể hiện ở các kĩ năng (thao tác tư duy và hoạt động) trong hoạt động học tập và hoạt động giáo dục nhằm giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ đặt ra.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề: Kĩ năng tìm hiểu, khám phá vấn đề; Kĩ năng thiết lập không gian vấn đề; Kĩ năng lập kế hoạch và thực hiện giải pháp; Kĩ năng đánh giá và phản ánh giải pháp.
- Thái độ đối với năng lực giải quyết vấn đề: Tích cực, hứng thú khi tham gia giải quyết vấn đề
Ba yếu tố trên là một thể thống nhất hoàn chỉnh tạo thành năng lực giải quyết vấn đề, chúng có quan hệ mật thiết với nhau, bổ xung cho nhau, cụ thể:
Thái độ tạo điều kiện tốt cho quá trình hình thành và phát triển kiến thức, kĩ năng giải quyết vấn đề. Kiến thức cơ bản về năng lực giải quyết vấn đề là cơ sở vật chất, là điều kiện để hình thành và phát triển kĩ năng và thái độ đối với năng lực giải quyết vấn đề. Kĩ năng giải quyết vấn đề giúp cho quá trình tiếp thu kiến thức và bồi dưỡng thái độ dễ dàng hơn, thuận lợi hơn. Ba yếu tố trên luôn thống nhất hữu cơ với nhau, chi phối lẫn nhau trong quá trình hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Nếu thiếu một trong ba yếu tố thì không hình thành và phát triển được năng lực giải quyết vấn đề. Cả ba yếu tố nêu trên là một thể thống nhất hoàn chỉnh, chúng không tồn tại biệt lập ở mỗi cá nhân, mà hình thành và phát triển trong mối quan hệ nhân quả tạo thành năng lực giải quyết vấn đề. Do vậy việc kém phát triển của một trong ba yếu tố trên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Trong quá trình phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, cần phải chú ý cả ba yếu tố trên. Đặc biệt nhà giáo dục phải quan tâm một cách đồng bộ cả ba yếu tố: Hình thành kiến thức về năng lực giải quyết vấn đề một cách bền vững; Giáo dục cho học sinh có được thái độ tích cực đối với năng lực giải quyết vấn đề; Tổ chức tập luyện, rèn luyện các kĩ năng giải quyết vấn đề cho học sinh và thường xuyên củng cố các
kĩ năng giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục.
1.3.2. Biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh Tiểu học Ở đầu tuổi tiểu học, hành vi mà học sinh thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của người lớn (học để được bố cho đi ăn kem, học để được cô giáo khen, quét nhà để được ông cho tiền,...). Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi ở các em còn yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn.
Đến cuối tuổi tiểu học, các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền vững, chưa thể trở thành nét tính cách của các em. Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hứng thú nhất thời.
Tình cảm và nhận thức của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ,...Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư... Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi.
Từ quá trình nghiên cứu một số đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học, tác giả đã nhận thấy: biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh Tiểu học chính là phản ứng của các em trước một tình huống trong cuộc sống, với các mức độ khác nhau. Để đánh giá khả năng giải quyết vấn đề ở học sinh Tiểu học, tác giả đã chia ra các mức độ đánh giá như sau:
Có khả năng Khả năng tốt
Khả năng khá Khả năng trung bình
Không có khả năng 1.3.3. Tầm quan trọng của năng lực giải quyết vấn đề
- Đối với học sinh: Sự hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề giúp học sinh:
+ Hiểu và nắm chắc kiến thức lĩnh hội được. Học sinh có thể mở rộng và nâng cao những kiến thức xã hội của mình.
+ Biết vận dụng những tri thức xã hội vào trong thực tiễn cuộc sống.
+ Hình thành kỹ năng giao tiếp, tổ chức, khả năng tư duy, tinh thần hợp tác, hoà nhập cộng đồng.
- Đối với giáo viên: Sự hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh giúp giáo viên:
+ Có thể đánh giá một cách khá chính xác khả năng tiếp thu và trình độ tư duy của học sinh, tạo điều kiện cho việc phân loại học sinh một cách chính xác.
+ Có điều kiện trực tiếp uốn nắn những kiến thức, hành vi sai lệch, không chuẩn xác, định hướng kiến thức, hành vi cần thiết cho HS.
+ Dễ dàng đánh giá khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn xã hội của học sinh. Từ đây định hướng phương pháp giáo dục tư tưởng học tập và rèn luyện cho HS.