CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3.3. Thực nghiệm sư phạm
3.3.4. Kết quả thực nghiệm
Chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp điều tra, quan sát, nghiên cứu sản phẩm, phỏng vấn sâu để đánh giá sự tiến bộ của học sinh cả về mặt định tính và định lượng. Kết quả thực nghiệm được cụ thể hóa như sau:
3.3.4.1. Kết quả TN qua tự đánh giá mức độ phát triển NLGQVĐ của HS 1, Đầu vào TN
Trước khi tiến hành TN, tôi tiến hành đo đầu vào về mức độ biểu hiện NLGQVĐ của HS nhóm TN và ĐC bằng phiếu đánh giá NLGQVĐ của HS (phụ lục 3). Kết quả khảo sát đầu vào TN được xử lý theo các mức điểm đã được trình bày ở trên. Tổng hợp kết quả được thể hiện ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1.
Bảng 3.1: NLGQVĐ của HS nhóm TN và nhóm ĐC trước TN
Mức độ đánh giá Nhóm TN Nhóm ĐC Biểu hiện
ĐTB Mức
độ ĐTB Mức độ 1. Nắm được kiến thức về NLGQVĐ 1.94 2 1.97 2 Kiến
thức 2. Biết cách giải quyết vấn đề trong HĐTN 1.91 2 1.94 2 3. Mong muốn được giải quyết các vấn đề 1.71 1 1.70 1 4. Chủ động tìm ra vấn đề, hướng GQ trong
các HĐTN 1.65 1 1.55 1
Thái độ
5.Tích cực tham gia giải quyết vấn đề trong
HĐTN 1.80 2 1.91 2
6. Phát hiện vấn đề, phân tích được tình huống cụ thể, phát hiện được tình huống có vấn đề.
1.80
2 1.88 2
7. Chia sẻ sự am hiểu về vấn đề với người
khác. 1.62 1 1.61 1
8. Lựa chọn, tích hợp thông tin với kiến thức
đã học. 1.63 1 1.65 1
9. Tìm hiểu các thông tin có liên quan, từ đó xác định cách thức, quy trình, chiến lược giải quyết và thống nhất cách hành động.
1.64
1 1.62 1 Kỹ
năng
10. Lập kế hoạch: thiết lập tiến trình thực hiện (thu thập dữ liệu, thảo luận, xin ý kiến, giải quyết các mục tiêu…), thời điểm giải quyết từng mục tiêu.
1.65
1 1.63 1
Mức độ đánh giá Nhóm TN Nhóm ĐC Biểu hiện
ĐTB Mức
độ ĐTB Mức độ 11. Thực hiện kế hoạch: thực hiện và trình
bày giải pháp, điều chỉnh kế hoạch để phù hợp với thực tiễn và không gian vấn đề khi có sự thay đổi.
1.68
1 1.70 1
12. Suy ngẫm về cách thức, tiến trình GQVĐ. Điều chỉnh, vận dụng trong tình huống mới, xác nhận những kiến thức và kinh nghiệm thu được.
1.63
1 1.65 1
13. Đề xuất giải pháp cho những vấn đề
tương tự. 1.61 1 1.62 1
Tổng 1.71 1 1.72 1
Biểu đồ 3.1: NLGQVĐ của nhóm TN và ĐC trước TN
Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện NLGQVĐ của HS ở nhóm TN và nhóm ĐC trước TN cho thấy: Điểm TB các biểu hiện NLGQVĐ của nhóm TN là 1.71 và nhóm ĐC là 1.72. Kết quả điểm số của nhóm TN và ĐC có sự khác nhau nhưng không nhiều, điều đó có thể nói lên rằng sự khác biệt về điểm số trung bình giữa hai nhóm là không có ý nghĩa. Kết quả trên cũng cho thấy, không có sự chênh lệch đáng kể giữa các đối tượng TN.
Nhìn chung, từ kết quả thu thập được qua phiếu đánh giá, qua quan sát kết hợp phỏng vấn sâu, có thể thấy rằng các biểu hiện NLGQVĐ của nhóm TN và ĐC là tương đương nhau và ở mức độ thấp. Kết quả này chứng tỏ sự chênh lệch này là không có ý nghĩa về mặt thống kê toán học, chênh lệch của hai nhóm xảy ra do ngẫu nhiên và không có sự khác biệt ý nghĩa giữa mức độ biểu hiện NLGQVĐ của HS trong nhóm TN và ĐC. Vì vậy, sau khi tiến hành TN tác động nếu nhóm TN có sự khác biệt thì sự khác biệt đó là do các biện pháp tác động tạo ra chứ không phải là có từ trước trong bản thân nhóm TN và ĐC.
* Kết luận chung về kết quả kiểm tra đầu vào: Thông qua việc đánh giá về ba mặt: kiến thức, thái độ và kĩ năng của học sinh, chúng tôi nhận thấy:
+ HS đã có những nhận thức về kiến thức, thái độ và kĩ năng nhất định đối với NLGQVĐ, mức độ này là trunh bình:
+ Giữa kiến thức, thái độ và kĩ năng thì điểm kiến thức ở mức cao hơn.
Giải thích cho hiện tượng HS không được thực hành, hoạt động nhiều.
+ Giữa hai lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, ba mặt là tương đương nhau.
2, Đầu ra TN
Sau khi tổ chức TN các biện pháp giáo dục nhằm phát triển NLGQVĐ cho HSTH thông qua HĐTN cho nhóm TN và ĐC, chúng tôi đã tiến hành khảo sát đầu ra của TN với mẫu phiếu đánh giá NLGQVĐ như ở đầu vào TN.
Kết quả đánh giá mức độ biểu hiện NLGQVĐ của HS các nhóm TN và ĐC được tổng hợp ở các bảng 3.2; 3.3 và các biểu đồ 3.2;.3.3.
* Kết quả trước và sau TN của nhóm ĐC:
Bảng 3.2: NLGQVĐ của HS nhóm ĐC trước và sau TN
Mức độ đánh giá Nhóm ĐC
trước TN
Nhóm ĐC sau TN Biểu hiện
ĐTB Mức
độ ĐTB Mức độ 1. Nắm được kiến thức về NLGQVĐ 1.97 2 1.98 2 Kiến
thức 2. Biết cách giải quyết vấn đề trong HĐTN 1.94 2 1.93 2 3. Mong muốn được giải quyết các vấn đề 1.70 1 1.73 1 4. Chủ động tìm ra vấn đề, hướng GQ trong
các HĐTN 1.55 1 1.54 1
Thái
độ 5.Tích cực tham gia giải quyết vấn đề trong
HĐTN 1.91 2 1.87 2
6. Phát hiện vấn đề, phân tích được tình huống cụ thể, phát hiện được tình huống có vấn đề.
1.88 2 1.85 2
7. Chia sẻ sự am hiểu về vấn đề với người
khác. 1.61 1 1.64 1
8. Lựa chọn, tích hợp thông tin với kiến thức
đã học. 1.65 1 1.62 1
9. Tìm hiểu các thông tin có liên quan, từ đó xác định cách thức, quy trình, chiến lược giải quyết và thống nhất cách hành động.
1.62 1 1.66 1 Kỹ
năng
10. Lập kế hoạch: thiết lập tiến trình thực hiện (thu thập dữ liệu, thảo luận, xin ý kiến, giải quyết các mục tiêu…), thời điểm giải quyết từng mục tiêu.
1.63 1 1.60 1
11. Thực hiện kế hoạch: thực hiện và trình bày giải pháp, điều chỉnh kế hoạch để phù hợp với thực tiễn và không gian vấn đề khi có sự thay đổi.
1.70 1 1.67 1
12. Suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề. Điều chỉnh và vận dụng trong tình huống mới, xác nhận những kiến thức và kinh nghiệm thu được.
1.65 1 1.68 1
13. Đề xuất giải pháp cho những vấn đề
tương tự. 1.62 1 1.66 1
Tổng 1.72 1 1.73 1
Biểu đồ 3.2: NLGQVĐ của nhóm ĐC trước và sau TN
Kết quả tổng hợp trước và sau TN của nhóm ĐC cho thấy có sự thay đổi nhưng không nhiều. ĐTB của nhóm ĐC sau TN có tăng từ 1.72 lên 1.73. Về mức độ chung của nhóm không có sự thay đổi vẫn ở mức độ 1 (mức trung bình).
Như vậy, kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa ĐTB của nhóm ĐC trước và sau TN.
* Kết quả trước và sau TN của nhóm TN:
Kết quả tự đánh giá của HS nhóm TN trước và sau TN được tổng hợp ở bảng 3.3 và biểu diễn trên biểu đồ 3.3.
Bảng 3.3: NLGQVĐ của HS nhóm TN trước và sau TN
Mức độ đánh giá Nhóm TN
trước TN
Nhóm TN sau TN Biểu hiện
ĐTB Mức
độ ĐTB Mức độ 1. Nắm được kiến thức về NLGQVĐ 1.94 2 3.25 4 Kiến
thức 2. Biết cách giải quyết vấn đề trong
HĐTN 1.91 2 2.54 3
3. Mong muốn được giải quyết các vấn đề 1.71 1 2.56 3 4. Chủ động tìm ra vấn đề, hướng GQ
trong các HĐTN 1.65 1 2.45 2
Thái
độ 5.Tích cực tham gia giải quyết vấn đề
trong HĐTN 1.80 2 2.64 3
6. Phát hiện vấn đề, phân tích được tình huống cụ thể, phát hiện được tình huống có vấn đề.
1.80
2 2.85 3
7. Chia sẻ sự am hiểu về vấn đề với
người khác. 1.62 1 2.57 3
8. Lựa chọn, tích hợp thông tin với kiến
thức đã học. 1.63 1 2.45 2
Kỹ
năng 9. Tìm hiểu các thông tin có liên quan, từ đó xác định cách thức, quy trình, chiến lược giải quyết và thống nhất cách hành động.
1.64
1 3.15 3
10. Lập kế hoạch: thiết lập tiến trình thực hiện (thu thập dữ liệu, thảo luận, xin ý kiến, giải quyết các mục tiêu…), thời điểm giải quyết từng mục tiêu.
1.65
1 2.85 3
11. Thực hiện kế hoạch: thực hiện và trình bày giải pháp, điều chỉnh kế hoạch để phù hợp với thực tiễn và không gian vấn đề khi có sự thay đổi.
1.68
1 2.55 3
12. Suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề. Điều chỉnh và vận dụng trong tình huống mới, xác nhận những kiến thức và kinh nghiệm thu được.
1.63
1 2.58 3
13. Đề xuất giải pháp cho những vấn đề tương tự.
1.61
1 2.68 3
Tổng 1.71 1 2.70 3
P = 0.00
Biểu đồ 3.3: NLGQVĐ của nhóm TN trước và sau TN
Kết quả tổng hợp ở bảng 3.3 cho thấy, đã có sự thay đổi lớn ở tất cả các biểu hiện NLGQVĐ của HS nhóm TN. Mức độ biểu hiện về mặt nhận thức, thái độ và kỹ năng GQVĐ của HS đều có sự tiến bộ vượt bậc so với trước TN. Điều đó chứng tỏ, sau tác động, HS nhóm TN đã nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về giá trị của NLGQVĐ, những kiến thức cần thiết cho GQVĐ, các em đã chủ động tích cực hơn khi gặp tình huống và giải quyết vấn đề trong hoạt động trải nghiệm. Mức độ biểu hiện về kỹ năng đều tăng từ mức độ 1 hoặc 2 lên mức độ 3. Kết quả trên đã khẳng định hiệu quả của các biện pháp tác động.
Kết quả kiểm định T- test phụ thuộc theo cặp để xác định sự khác biệt gữa các biểu hiện NLGQVĐ của HS nhóm TN trước và sau TN cho kết quả p = 0.00 <
0.05 đã khẳng định có sự khác biệt có ý nghĩa giữa mức độ của các biểu hiện trước và sau TN. Nói cách khác, sự tăng lên của các mức độ biểu hiện NLGQVĐ sau TN tác động không phải xảy ra do ngẫu nhiên mà là kết quả của các biện pháp tác động, kết quả này không xảy ra ở nhóm ĐC. Kết quả này cũng khẳng định giả thuyết khoa học mà chúng tôi đưa ra hoàn toàn có cơ sở thực tiễn.
Khi được phỏng vấn thêm một số HS với câu hỏi: “Em hãy cho biết mức độ hiểu biết của mình về NLGQVĐ?” Ở nhóm ĐC đa số HS được hỏi đều trả lời là chưa biết rõ về vai trò của năng lực giải quyết vấn đề, những kiến thức cần thiết cho việc giải quyết vấn đề cũng như cách thức giải quyết vấn đề trong quá trình hoạt động. Với nhóm TN, HS trả lời rất tự tin là mình đã hiểu rõ về ý nghĩa của NLGQVĐ cũng như cách thức GQVĐ trong quá trình HĐTN.
Các biểu hiện về thái độ hợp tác cũng cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của nhóm TN so với nhóm ĐC. Với nhóm ĐC, ĐTB có sự thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống ở các biểu hiện của NLGQVĐ, nhưng các biểu hiện vẫn đạt ở mức 1 hoặc 2 như trước TN. Ở nhóm TN, ĐTB các biểu hiện đều tăng trong đó biểu hiện về sự chủ động, tích cực phát hiện và giải quyết vấn đề tăng nhiều hơn.
Điều đó cho thấy cùng với việc nâng cao nhận thức về vai trò và cách thức GQVĐ, HS đã có sự thay đổi thái độ khi tham gia GQVĐ trong các HĐTN.
Các biểu hiện về mặt kỹ GQVĐ của HS cũng có sự thay đổi rõ rệt. Với nhóm ĐC cũng có sự thay đổi về ĐTB các tiêu chí đánh giá nhưng không nhiều, các biểu hiện vẫn giữ mức độ như trước khi tiến hành TN. Với nhóm TN, ĐTB của các biểu hiện về kiến thức, kỹ năng, thái độ hợp tác đều tăng nhiều. Kết quả nghiên cứu qua sản phẩm họat động cũng cho thấy sự tiến bộ rõ nét NLGQVĐ của HS qua từng giai đoạn.
Như vậy, kết quả TN cho thấy việc sử dụng các biện pháp giáo dục phát triển NLGQVĐ mà tác giả luận văn đã xây dựng là khả thi và có hiệu quả trong việc phát triển ở HSTH cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ giá trị GQVĐ, góp phần phát triển NLGQVĐ cho HSTH.
3.3.4.2. Kết quả TN qua quan sát, đánh giá sự phát triển NLGQVĐ của HS Việc quan sát, đánh giá được tác giả tiến hành theo các tiêu chí nêu ở bảng 3.1. Đối tượng quan sát, đánh giá gồm cả HS nhóm TN và nhóm ĐC. Quan sát, đánh giá được thực hiện trong tất cả các hoạt động TN và trong suốt thời gian TN. Kết quả quan sát, đánh giá sự phát triển NLGQVĐ của HS được cụ thể hóa ở bảng 3.4 và 3.5.
* Kết quả quan sát, đánh giá NLGQVĐ của HS nhóm ĐC Kết quả quan sát nhóm ĐC được cụ thể hóa ở bảng 3.4.
Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả quan sát, đánh giá NLGQVĐ của HS nhóm ĐC
Mức độ biểu hiện về mặt kỹ năng
Tốt Đạt Chưa đạt
Các kỹ năng
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%) Kĩ năng tìm hiểu, khám phá vấn đề 7 20.6 13 38.2 14 41.2 Kĩ năng thiết lập không gian vấn đề 6 17.6 12 35.3 16 47.1 Kĩ năng lập kế hoạch và thực hiện
giải pháp 5 17.6 12 35.3 16 47.1
Kĩ năng đánh giá và phản ánh giải pháp 3 8.9 11 32.3 20 58.8
Tổng hợp kết quả bảng 3.4 cho thấy, tỷ lệ HS được đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề ở mức chưa đạt chiếm khá cao (dao động từ 41.2% đến 58.8%. Tỉ lệ HS được đánh giá ở mức tốt rất ít (dao động từ 8.9% đến 20.6%). Kỹ năng được đánh giá ở mức độ đạt với tỷ lệ trung bình (32.3% đến 38.2%). Kết quả trên cho thấy, các biểu hiện NLGQVĐ của HS nhóm ĐC về mặt kỹ năng còn hạn chế, đa số các em còn lúng túng, chưa tự tin trong việc giải quyết tình huống, các thao tác chưa có sự linh hoạt cần thiết dẫn đến hiệu quả các hoạt động không cao.
* Kết quả quan sát, đánh giá NLHT của HS nhóm ĐC Kết quả quan sát nhóm TN được cụ thể hóa ở bảng 3.5.
Kết quả quan sát ở nhóm TN cho thấy đa số HS được đánh giá ở mức đạt và tốt chiếm tỷ lệ tương đối cao, trong đó số HS đạt mức tốt tương đối nhiều (dao động từ 54.3% đến 60.0%). Mặc du, một số HS ở nhóm TN vẫn được đánh giá là chưa đạt nhưng kết quả trên cũng khẳng định các tác động của TN sư phạm là rất cao, có sự thay đổi rõ rệt về mức độ biểu hiện kỹ năng GQVĐ ở nhóm TN so với nhóm ĐC.
Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả quan sát, đánh giá NLGQVĐ của HS nhóm TN
Mức độ biểu hiện về mặt kỹ năng
Tốt Đạt Chưa đạt
Các kỹ năng
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%) Kĩ năng tìm hiểu, khám phá vấn đề 20 57.1 15 42.9 0 0 Kĩ năng thiết lập không gian vấn đề 21 60.0 12 34.3 2 5.7 Kĩ năng lập kế hoạch và thực hiện giải pháp 19 54.3 12 34.3 4 11.4 Kĩ năng đánh giá và phản ánh giải pháp 21 60.0 11 31.4 3 8.6
* Đánh giá chung mức độ phát triển NLGQVĐ của HS sau TN
Quá trình TN nhằm khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp giáo dục nhằm phát triển NLGQVĐ cho HSTH qua HĐTN được thực hiện tại trường TH Nguyễn Du, Kiến An, Hải Phòng. Kết quả TN được phân tích theo cả hai hướng định lượng và định tính, kết hợp với nghiên cứu sản phẩm và phỏng vấn sâu, chúng tôi có những đánh giá chung như sau: Sau thực nghiệm có sự thay đổi lớn về các mặt nhận thức, kỹ năng, thái độ giá trị GQVĐ của HS nhóm TN. Cụ thể là:
- Về nhận thức : Đa số HS nhóm TN đã nhận thức đầy đủ hơn về năng lực giải quyết vấn đề, biết cách GQVĐ nhằm đạt hiệu quả cao trong HĐTN, tuy nhiên một số HS còn tỏ ra lúng túng khi vận dụng kiến thức vào trong các hoạt động cụ thể.
- Về thái độ, giá trị GQVĐ: Quan sát quá trình tham gia HĐTN của HS nhóm TN cho thấy, đa số các em đã chủ động, tích cực khi phát hiện và giải quyết vấn đề, tự tin hơn khi chia sẻ hiểu biết về vấn đề và cách GQVĐ. Các biểu hiện đùn đẩy, né tranh công việc chung gần như không còn, các em hứng thú hơn vào HĐTN và mong muốn được khám phá những tình huống mới lạ.
- Về kỹ năng GQVĐ: Kết qủa TN cho thấy, các biểu hiện NLGQVĐ của HSTH trong HĐTN về mặt kỹ năng đều được đánh giá ở mức cao hơn nhiều so với đầu vào thực nghiệm. Sau TN, HS tỏ ra linh hoạt hơn trong cách giải quyết, các em không còn lúng túng trước tình huống có vấn đề, bước đầu biết giải quyết các mâu thuẫn một cách có hiệu quả....
Tóm lại, từ sự thay đổi tích cực các thành tố cấu trúc của NLGQVĐ ở HSTH sau TN tác động sư phạm, có thể khẳng định: Các biện pháp giáo dục nhằm phát triển NLGQVĐ cho HSTH qua HĐTN đã có tác dụng tích cực trong việc phát triển NLGQVĐ cho HS. Điều này cũng chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà chúng tôi đã đề xuất.
Kết luận chương 3
1. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của việc phát triển NLGQVĐ cho HSTH qua HĐTN, tác giả đề xuất được quy trình và các biện pháp nhằm phát triển NLGQVĐ cho HSTH. Mỗi biện pháp trên đều có mục đích, nội dung và cách thực hiện khác nhau nhưng nhìn chung các biện pháp đã huy động được sự nỗ lực của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng tham gia vào phát triển NLGQVĐ cho HSTH.
2. Dựa trên sự kế thừa có chọn lọc những tư tưởng của các nhà nghiên cứu đi trước, các biện pháp được chúng tôi đề xuất thể hiện rõ sự đổi mới theo hướng tiếp cận NLGQVĐ trong các hoạt động trải nghiệm thực tế cho HS.
3. Phát triển NLGQVĐ cho HSTH có thể áp dụng có hiệu quả trong các HĐTN ở trường TH, thông qua việc vận dụng và phối hợp một cách hợp lý các biện pháp phát triển NLGQVĐ.
4. Việc áp dụng các biện pháp phát triển NLGQVĐ không chỉ có tác động tích cực đến NLGQVĐ mà còn nâng cao cả nhận thức và thái độ của HSTH. Kết thúc TN, biểu hiện NLGQVĐ của HS đều có sự tiến bộ đáng kể ở cả kiến thức, kĩ năng và thái độ. Những phân tích cả về mặt định tính và định lượng đã khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp đã được đề xuất.
5. Qua phân tích phiếu hỏi, quan sát và trò chuyện chúng tôi nhận thấy kết quả TN đã cho kết quả khả quan và khẳng định ưu thế của các biện pháp phát triển NLGQVĐ đã được đề xuất. Việc áp dụng biện pháp phát triển NLGQVĐ ở trường TH hiện nay là một hướng đúng đắn, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức các HĐTN theo hướng phát triển năng lực HS, cũng như phù hợp với mục tiêu giáo dục con người toàn diện trong giai đoạn hiện nay.