Nhận thức về năng lực giải quyết vấn đề và phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

2.2. Kết quả khảo sát

2.2.1. Nhận thức về năng lực giải quyết vấn đề và phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua hoạt động trải nghiệm

* Nhận thức của giáo viên:

Để tìm hiểu nhận thức của giáo viên về năng lực giải quyết vấn đề, tôi đã sử dụng câu hỏi về khái niệm năng lực giải quyết vấn đề “Thầy (cô) hiểu như thế nào về năng lực giải quyết vấn đề?” , kết quả khảo sát: 80% giáo viên có nhận thức đúng về năng lực giải quyết vấn đề. Đa số giáo viên đánh giá cao năng lực giải quyết vấn đề là một trong những năng lực rất cần phát triển cho học sinh. Việc tìm hiểu nhận thức của giáo viên trường Tiểu học về năng lực giải quyết vấn đề và tầm quan trọng của việc phát triển năng lực này cho học sinh Tiểu học được thực hiện thông qua ý kiến lựa chọn của giáo viên đối với các nội dung có liên quan đến năng lực giải quyết vấn đề và hoạt động trải nghiệm. Kết quả khảo sát về vấn đề này được thể hiện như số liệu bảng 2.1 và 2.2

Bảng 2.1: Nhận thức của GV về các thành tố của NLGQVĐ Mức độ nhận thức Chưa đúng Đúng Thông tin

Số ý kiến

Tỉ lệ (%)

Số ý kiến

Tỉ lệ (%) Kĩ năng tìm hiểu, khám phá vấn đề 20 20 80 80 Kĩ năng thiết lập không gian vấn đề 22 22 78 78 Kĩ năng lập kế hoạch và thực hiện giải pháp 25 25 75 75 Kĩ năng đánh giá và phản ánh giải pháp 24 24 76 76

Theo bảng 2.1, 80% giáo viên nhận thức đúng về kĩ năng tìm hiểu, khám phá vấn đề, 20% chưa hiểu rõ về kĩ năng đó. Đối với kĩ năng thiết lập không

gian vấn đề, tỉ lệ giáo viên nhận thức đúng cũng khá cao: 78%. Có 75% giáo viên hiểu thế nào là kĩ năng lập kế hoạch và thực hiện giải pháp. 76% giáo viên nhận thức được kĩ năng đánh giá và phản ánh giải pháp. Như vậy có thể thấy giáo viên đã có rất nhiều tiếp cận với các thông tin về các thành tố của năng lực giải quyết vấn đề.

Bảng 2.2: Nhận thức của GV về tầm quan trọng của NLGQVĐ và phát triển NLGQVĐ qua HĐTN

Nội dung Mức độ Số ý kiến Tỉ lệ %

Rất quan trọng 72 72

Quan trọng 20 20

Bình thường 8 8

Năng lực giải quyết vấn đề đối với học sinh Tiểu học

Không quan trọng 0 0

Rất quan trọng 72 72

Quan trọng 20 20

Bình thường 8 8

Tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học

Không quan trọng 0 0

Rất quan trọng 61 61

Quan trọng 37 37

Bình thường 2 2

Tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học

sinh Không quan trọng 0 0

Theo số liệu bảng 2.2, có đến 72% giáo viên cho rằng mỗi học sinh đều rất cần phải có năng lực giải quyết vấn đề. Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học là rất quan trọng (72%), chỉ có 8% giáo viên đánh giá tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm ở mức độ bình thường. Từ đó cho thấy phần lớn giáo viên đánh giá rất cao và thấy được sự cần thiết của việc phát triển năng lực cho học sinh trong công cuộc đổi mới giáo dục và thách thức của xã hội hiện nay. Bên cạnh đó, 61% giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn

đề cho học sinh cho thấy việc phát triển các năng lực cho học sinh không chỉ ở các môn học mà còn cần phát triển ở những hoạt động giáo dục khác.

Giáo viên đã có nhận thức về năng lực giải quyết vấn đề thấy được tầm quan trọng của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Tiểu học.

Giáo viên rất đề cao việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho trẻ. Bên cạnh việc học tập các môn học hằng ngày, học sinh rất cần được tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế để được thực hành, được phát triển các năng lực của bản thân, phát triển thể chất, hướng đến việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Khi được phỏng vấn, nhiều giáo viên đã cho rằng: mỗi con người, với tư cách là một cá nhân trong cộng đồng xã hội, đều có khát vọng chiếm lĩnh tri thức; trong bản thân họ đã có tiềm tàng một khả năng tự học tập, nghiên cứu độc lập ở các mức độ khác nhau; nếu được khai thác, khơi gợi, tổ chức, hướng dẫn thì các yếu tố mang tính tiền đề và tiềm năng ấy sẽ giúp các cá nhân thành đạt trong các lĩnh vực của cuộc sống. Khi nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy một hoạt động giáo dục có mục đích có cấu trúc bao gồm 3 thành phần: Các động cơ hoạt động - nhận thức; các nhiệm vụ hoạt động;

các hành động hoạt động.

* Nhận thức của học sinh:

Để tìm hiểu nhận thức của học sinh Tiểu học về năng lực giải quyết vấn đề, tác giả đã phỏng vấn học sinh một số câu hỏi về khái niệm năng lực giải quyết vấn đề. Sau khi tổng hợp kết quả, có đến 60.6% học sinh chưa có nhận thức đúng về năng lực giải quyết vấn đề. Chỉ có 35.4% học hiểu được năng lực giải quyết vấn đề là gì. Khảo sát nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của việc phát triển năng lực này, tác giả đã thực hiện thông qua ý kiến lựa chọn của học sinh đối với các nội dung có liên quan đến năng lực giải quyết vấn đề. Kết quả khảo sát được thể hiện như số liệu bảng 2.3.

Bảng 2.3: Nhận thức của HS về các thành tố của NLGQVĐ Mức độ nhận thức Chưa đúng Đúng Thông tin

Số ý kiến

Tỉ lệ (%)

Số ý kiến

Tỉ lệ (%) Kĩ năng tìm hiểu, khám phá vấn đề 160 53.3 140 46.7 Kĩ năng thiết lập không gian vấn đề 189 63 111 37 Kĩ năng lập kế hoạch và thực hiện giải pháp 183 61 117 39 Kĩ năng đánh giá và phản ánh giải pháp 240 80 60 20

Theo bảng 2.3, số lượng học sinh có nhận thức đúng về các thành tố của năng lực giải quyết vấn đề là rất ít. Chỉ có 46.7% nhận thức đúng về kĩ năng tìm hiểu, khám phá vấn đề. 37% học sinh hiểu đúng về kĩ năng thiết lập không gian vấn đề. Đối với kĩ năng lập kế hoạch và thực hiện giải pháp, chỉ có 39% học sinh nhận thức đúng. 20% học sinh hiểu thế nào là kĩ năng đánh giá và phản ánh giải pháp. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, tôi tiến hành phỏng vấn học sinh một số câu hỏi nhận thức về mặt các kĩ năng của năng lực giải quyết vấn đề, nhiều học sinh cho rằng các em không hiểu thế nào là giải quyết vấn đề một cách tích cực, thế nào là ứng dụng kiến thức vào thực tiễn có hiệu quả.

Như vậy có thể thấy học sinh rất ít tiếp cận với các thông tin về năng lực giải quyết vấn đề nói chung và việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua hoạt động trải nghiệm nói riêng. Nhận thức của các em về tầm quan trọng của năng lực giải quyết vấn đề và việc phát triển năng lực đó còn rất hạn chế. Nhiều học sinh khi được phỏng vấn còn có ý kiến rằng các em không có nhiều hứng thú khi tham gia giải quyết các vấn đề (mâu thuẫn) có trong hoạt động trải nghiệm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)