Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Tiểu học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm (Trang 43 - 48)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

2.2. Kết quả khảo sát

2.2.2. Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Tiểu học

* Đánh giá của giáo viên về thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua hoạt động trải nghiệm:

Để tìm hiểu thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua hoạt động trải nghiệm, trước hết, chúng tôi sử dụng câu hỏi mở dành cho

giáo viên về khái niệm hoạt động trải nghiệm. Hầu hết các giáo viên đều cho rằng hoạt động trải nghiệm là một loại hình hoạt động giáo dục như các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông, được thực hiện một cách có tổ chức trong hoặc ngoài nhà trường nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất, tư tưởng, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người hiện đại. Khi hỏi ý kiến của các giáo viên về việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề, tôi thu được kết quả như bảng 2.4.

Bảng 2.4: Ý kiến của GV về việc tổ chức các HĐTN nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS

Nội dung Mức độ Số ý kiến Tỉ lệ %

Thường xuyên quan tâm 44 44

Ít quan tâm 46 46

Chưa quan tâm 10 10

Tổ chức các hoạt động trải nghiệm quan tâm đến việc phát triển năng lực giải quyết

vấn đề cho học sinh Không quan tâm 0 0

Chỉ có 44% giáo viên thường xuyên chú trọng đến việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm, bên cạnh đó, 46% giáo viên ít quan tâm đến việc phát triển năng lực đó trong hoạt động trải nghiệm. Khi được phỏng vấn trực tiếp, các giáo viên chia sẻ việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua hoạt động chưa được thường xuyên vì chương trình hoạt động trải nghiệm chưa được đưa vào chương trình chính thức trong nhà trường, giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, công sức, cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động trải nghiệm.

Các giáo viên tham gia đánh giá về thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm bằng việc đưa ra ý kiến của mình về mức độ biểu hiện của học sinh khi giải quyết vấn đề trong hoạt động trải nghiệm. Kết quả khảo sát được thể hiện qua số liệu bảng 2.5.

Bảng 2.5: GV đánh giá biểu hiện của HS khi GQVĐ trong HĐTN Nội dung

Mức độ Số ý kiến

Tỉ lệ

%

Hứng thú 24 24

Bình thường 71 71

Thái độ của học sinh trước tình huống có vấn đề trong hoạt động trải nghiệm

Không hứng thú 5 5

Hứng thú 24 24

Bình thường 71 71

Học sinh tham gia giải quyết vấn đề có trong hoạt động trải nghiệm

Không hứng thú 5 5

Chủ động, sáng tạo 16 16

Có trợ giúp 24 24

Lúng túng 32 32

Học sinh giải quyết vấn đề có trong hoạt động trải nghiệm

Không giải quyết được 28 28

Vận dụng tốt 15 15

Biết vận dụng 37 37

Học sinh vận dụng kinh nghiệm vào những tình huống mới

Không biết vận dụng 48 48 Từ bảng 2.5 cho thấy thực trạng về phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm còn rất hạn chế. Chỉ có 24% giáo viên đánh giá học sinh có thái độ hứng thú trước tình huống có vấn đề trong hoạt động trải nghiệm và hứng thú tham gia vào giải quyết các vấn đề đó.

71% thấy được học sinh có thái độ thờ ơ trước các tình huống có vấn đề và cũng chỉ tham gia vào giải quyết ở mức bình thường. Cách học sinh giải quyết tình huống cũng chưa thấy được việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh. Cụ thể là 16% giáo viên đã đánh giá học sinh giải quyết vấn đề có trong hoạt động trải nghiệm ở mức chủ động, có sáng tạo; 32% đánh giá ở mức còn lúng túng và 28% thấy rằng học sinh không giải quyết được vấn đề. Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, tác giả tiến hành phỏng vấn một số giáo viên và thu được phản hồi là nhiều học sinh khi tham gia giải quyết vấn đề có trong hoạt động trải

nghiệm chỉ đợi giáo viên hoặc bạn bè giúp đỡ; nhiều em khi đã giải quyết được vấn đề ở hoạt động này rồi, lại không biết vận dụng để giải quyết vấn đề trong tình huống khác mới lạ hơn. Bên cạnh đó, tác giả đã tìm hiểu thêm về các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh và thu được một số kết quả như ở bảng 2.6

Bảng 2.6: Đánh giá của GV về một số hình thức tổ chức HĐTN nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS

Nội dung Mức độ Số ý

kiến

Tỉ lệ

%

Tối ưu 36 36

Bình thường 57 57 Tổ chức trò chơi

Hiệu quả thấp 7 7

Tối ưu 29 29

Bình thường 62 62 Tổ chức câu lạc bộ

Hiệu quả thấp 9 9

Tối ưu 38 38

Bình thường 45 45 Tổ chức sự kiện

Hiệu quả thấp 17 17

Tối ưu 33 33

Bình thường 62 62 Hình thức đánh giá việc phát triển năng lực

giải quyết vấn đề của học sinh

Hiệu quả thấp 5 5 Rất hiệu quả 28 28

Có hiệu quả 32 32 Tương đối hiệu quả 40 40 Hiệu quả tổ chức các hoạt động nhằm phát

triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

Không hiệu quả 0 0 Bảng 2.6 cho thấy đa số giáo viên đánh giá về các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm (tổ chức trò chơi, tổ chức câu lạc bộ, tổ chức sự kiện) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh đang sử dụng đạt hiệu quả ở

mức bình thường (57%, 62%, 45%). Chỉ có 36% giáo viên đánh giá hình thức tổ chức trò chơi đạt hiệu quả tối ưu. 29% đánh giá mức tối ưu cho hình thức tổ chức câu lạc bộ và chỉ có 38% cho rằng hình thức tổ chức sự kiện đạt hiệu quả tối ưu trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Ngoài ra, để có thêm thông tin về việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm, tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp giáo viên để biết thêm về những phương pháp họ đã sử dụng khi tổ chức các hoạt động. Kết quả cho thấy hầu hết giáo viên được phỏng vấn trả lời là thỉnh thoảng tìm kiếm các chủ đề, câu chuyện tình huống có sẵn hoặc đã sử dụng để tổ chức hoạt động cho đỡ mất thời gian. Nhiều giáo viên còn thấy lúng túng khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm thu hút học sinh tham gia vào giải quyết vấn đề có trong hoạt động. 62% giáo viên lựa chọn mức độ bình thường khi nói đến hình thức đánh giá sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh thông qua từng hoạt động trải nghiệm mà họ đang sử dụng. Bởi những khó khăn trên mà 40% giáo viên nhận xét rằng việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm mới chỉ tương đối hiệu quả.

* Đánh giá của học sinh về thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua hoạt động trải nghiệm:

Để tìm hiểu thêm về thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm, tác giả đã thực hiện thông qua ý kiến lựa chọn của học sinh đối với các nội dung có liên quan đến thực trạng giải quyết vấn đề trong hoạt động trải nghiệm. Kết quả khảo sát được thể hiện như số liệu bảng 2.7.

Bảng 2.7: Thực trạng GQVĐ của học sinh trong HĐTN

Cách giải quyết Lựa chọn Tỉ lệ %

Sử dụng vốn hiểu biết 42 14

Họp nhóm cùng nhau bàn bạc giải quyết 86 28,6

Chờ thầy cô hoặc bạn bè giải quyết 158 52,8

Thấy khó, không muốn tìm hiểu 14 4,6

Qua thống kê, tác giả thấy được đa số học sinh rất thích và thích tham gia vào các hoạt động trải nghiệm. Các em cũng thường xuyên gặp những tình huống có vấn đề trong quá trình tham gia hoạt động. Tuy nhiên khi đứng trước những tình huống đó, có rất nhiều em chờ cô giáo hoặc bạn bè giải quyết (52,8%), chỉ có 14% học sinh biết sử dụng vốn hiểu biết và 28.6% học sinh biết kết hợp với các bạn trong nhóm để giải quyết vấn đề trong hoạt động. Thực tế này một mặt phản ánh thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm chưa thực sự được coi trọng và triển khai có hiệu quả trong các trường Tiểu học, mặt khác khẳng định cần thiết phải tăng cường các hoạt động nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho các em.

Qua quá trình điều tra, tác giả nhận thấy “hoạt động trải nghiệm” là hoạt động mới đối với các nhà trường và giáo viên nên việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở các nhà trường hiện nay chưa được đầu tư và nghiên cứu chuyên sâu, vì thế việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua hoạt động trải nghiệm cũng chưa cao. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên cũng chưa có những biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua hoạt động trải nghệm, giáo viên chưa tìm thấy được phương pháp tối ưu để đánh giá sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh thông qua từng hoạt động trải nghiệm. Bởi vậy mà việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các nhà trường hiện nay chỉ mang tích chất tương đối.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)