Những khó khăn trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm (Trang 48 - 53)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

2.2. Kết quả khảo sát

2.2.3. Những khó khăn trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học

Để tìm hiểu về vấn đề này, tác giả tiến hành lấy ý kiến của giáo viên về những khó khăn gặp phải khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Kết quả thu được ở bảng 2.8.

Bảng 2.8: Khó khăn khi tổ chức HĐTN nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS

Khó khăn Số ý

kiến Tỉ lệ % Giáo viên chưa nhận thức đúng về năng lực giải quyết vấn đề 38 38 Chương trình hoạt động trải nghiệm chưa được đưa vào chính

thức 64 64

Mất nhiều thời gian để tổ chức các hoạt động 72 72 Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động chưa hướng tới việc

phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh 82 82 Nhận thức của phụ huynh học sinh về hoạt động trải nghiệm và

phát triển năng lực giải quyết vấn đề 68 68

Học sinh chưa tích cực tham gia vào hoạt động trải nghiệm 63 63

Tình huống chưa thu hút được học sinh 74 74

Cán bộ quản lí chưa thực sự quan tâm đến phát triển năng lực giải

quyết vấn đề qua hoạt động trải nghiệm 52 52

Điều kiện vật chất 69 69

Từ bảng 2.8, có thể thấy có rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Tiểu học qua hoạt động trải nghiệm. 64% giáo viên cho rằng khó khăn trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua hoạt động trải nghiệm là vì chương trình hoạt động trải nghiệm chưa được đưa vào chính thức. 82% giáo viên gặp khó khăn bởi các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm chưa hướng tới việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Những tình huống chưa thu hút học sinh cũng tạo ra khó khăn đối với giáo viên (74%). 68% giáo viên cho rằng khó khăn cũng đến từ nhận thức của phụ huynh học sinh về hoạt động trải nghiệm và phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Khi được phỏng vấn trực tiếp, nhiều giáo viên còn chia sẻ về khó khăn như áp lực chuyên môn các môn học

khác, các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động chưa phong phú, bên cạnh đó đối tượng học sinh Tiểu học có đặc điểm tư duy trực quan cụ thể chiếm chủ đạo, sự tập trung chú ý của các em còn yếu và thiếu tính bền vững. Qua quá trình quan sát học sinh, lấy ý kiến ở bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp giáo viên, tác giả có thể chỉ ra được một số nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm như sau:

- Các yếu tố được xem là khó khăn đối với giáo viên:

+ Khó khăn từ phương diện nhận thức: Hiện nay vẫn còn tình trạng giáo viên và phụ huynh học sinh không coi trọng các hoạt động giáo dục, chỉ chủ trọng vào việc dạy học kiến thức. Chính tư tưởng này dẫn đến việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh được xem nhẹ, thậm chí bỏ qua.

+ Các kiến thức học sinh được học qua các môn học có tính chặt chẽ cao, trong khi đó các yếu tố, hiện tượng, sự vật, quan hệ,… trong thực tế có tính tương đối. Vì vậy, có nhiều giáo viên cho rằng học sinh khó có thể ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong các hoạt động trải nghiệm.

+ Khó khăn về mặt hoạt động, về mặt kỹ thuật: Việc tìm ra các tình huống phù hợp, thu hút học sinh đòi hỏi giáo viên phải có sự tìm tòi, suy nghĩ tích cực và mất nhiều thời gian. Hơn nữa, sự am hiểu các lĩnh vực của cuộc sống của giáo viên và học sinh còn hạn chế. Giáo viên chưa có được những cách thức khai thác các sự vật, hiện tượng trong hoạt động trải nghiệm và sử dụng chúng nhằm góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

- Khó khăn đối với học sinh:

+ Nhận thức của học sinh còn hạn chế đối với việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong các hoạt động trải nghiệm.

+ Học sinh vẫn phải dành tối đa lượng thời gian một ngày cho việc học tập kiến thức lí thuyết, thiếu thực hành, không được thường xuyên tham gia các hoạt động trải nghiệm để có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong tình huống thực tế.

- Nhận thức của cán bộ quản lí ở một số trường Tiểu học còn nhiều hạn chế đối với việc thực hiện yêu cầu rèn luyện và phát triển năng lực cho học sinh, đặc biệt là nhận thức về mục đích tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông.

- Chương trình, tài liệu còn chưa phong phú, chưa cụ thể. Các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động hiện tại bộc lộ một số hạn chế cơ bản cần được khắc phục để đi theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

* Đánh giá chung về thực trạng:

Thông qua kết quả khảo sát và quan sát hoạt động của học sinh, chúng tôi nhận thấy việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm chưa thực sự được chú trọng. Giáo viên chưa thường xuyên quan tâm rèn luyện kĩ năng thành phần cho học sinh như kĩ năng tìm hiểu, khám phá vấn đề, kĩ năng thiết lập không gian vấn đề, kĩ năng lập kế hoạch và thực hiện giải pháp, kĩ năng đánh giá và phản ánh giải pháp. Một trong những lý do của tình trạng trên là do hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm chưa hướng tới việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Từ đó cho thấy vấn đề đặt ra là giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm cần phải đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, tạo cơ hội trải nghiệm rèn luyện các kĩ năng giải quyết vấn đề cho học sinh. Đây cũng là hướng gợi mở cho việc xây dựng những biện pháp để có thể phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm.

Kết luận chương 2

1. Giáo viên đã có nhận thức về năng lực giải quyết vấn đề thấy được tầm quan trọng của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Tiểu học.

Giáo viên rất đề cao việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho trẻ. Bên cạnh việc học tập các môn học hằng ngày, học sinh rất cần được tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế để được thực hành, được phát triển các năng lực của bản thân, phát triển thể chất, hướng đến việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Tuy nhiên học sinh lại rất ít tiếp cận với các thông tin về năng lực giải quyết vấn đề nói chung và việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua hoạt động trải nghiệm nói riêng. Nhận thức của các em về tầm quan trọng của năng lực giải quyết vấn đề và việc phát triển năng lực đó còn rất hạn chế. Nhiều học sinh không có nhiều hứng thú khi tham gia giải quyết các vấn đề (mâu thuẫn) có trong hoạt động trải nghiệm.

2. Các nhà trường hiện nay chưa thực sự đầu tư và nghiên cứu chuyên sâu về việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, vì thế việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua hoạt động trải nghiệm cũng chưa cao. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên cũng chưa có những biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua hoạt động trải nghệm, giáo viên chưa tìm thấy được phương pháp tối ưu để đánh giá sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh thông qua từng hoạt động trải nghiệm. Bởi vậy mà việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm ở các nhà trường hiện nay chỉ mang tích chất tương đối.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)