Phương pháp và quá trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm (Trang 71 - 76)

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

3.3. Thực nghiệm sư phạm

3.3.3. Phương pháp và quá trình thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành theo phương pháp thực nghiệm tác động có đối chứng ở trường Tiểu học Nguyễn Du, quận Kiến An, Hải Phòng. Trong đó,

chương trình, nội dung, điều kiện giáo dục ở các nhóm thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau. Nhóm đối chứng vẫn tiến hành các hoạt động trải nghiệm bình thường. Nhóm thực nghiệm áp dụng linh hoạt lồng ghép các biện pháp đã xác định vào tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Sau mỗi lần kết thúc thực nghiệm, tôi tiến hành tổng hợp, phân tích kết quả ở cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng để đánh giá sự tiến bộ của học sinh về năng lực giải quyết vấn đề.

3.3.3.2. Quá trình thực nghiệm

1, Chuẩn bị thực nghiệm: Giai đoạn này tiến hành theo các bước sau - Bước 1: Lựa chọn mẫu thực nghiệm và đối chứng. Sự lựa chọn đối tượng hoàn toàn ngẫu nhiên.

- Bước 2: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Việc thiết kế và tổ chức học tập được dựa trên nguyên tắc áp dụng linh hoạt, lồng ghép các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh như đã đề xuất.

- Bước 3: Chuẩn bị các điều kiện, cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật cho quá trình thực nghiệm.

2, Tổ chức thực nghiệm

- Bước 1: Kiểm tra các điều kiện cho tổ chức thực nghiệm. Tiến hành kiểm tra toàn bộ tài liệu, lớp học, phương tiện, thiết bị …

- Bước 2: Tổ chức thực nghiệm:

- Đối với nhóm đối chứng: Giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm theo phương thức truyền thống.

- Đối với nhóm thực nghiệm: Giáo viên thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm theo kế hoạch thực nghiệm đã đề ra.

Sau mỗi lần thực nghiệm, chúng tôi tiến hành đo kết quả, lấy đó làm cơ sở so sánh giữa kết quả của nhóm thực nghiệm và đối chứng.

- Bước 3: Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm. Tôi sử dụng công cụ đo là bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn học sinh để thu thập thông tin phục vụ cho quá trình đánh giá.

3.3.3.3. Tiêu chí và công cụ đánh giá

Trên cơ sở nội dung phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Tiểu học qua hoạt động trải nghiệm. Xuất phát từ mục đích của thực nghiệm là chứng minh các biện pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua hoạt động trải nghiệm đã xây dựng có tác dụng tích cực đối với việc phát triển ở học sinh kiến thức về giải quyết vấn đề, kỹ năng và thái độ giá trị giải quyết vấn đề góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Do đó, việc đánh giá cũng giới hạn ở việc chứng minh có sự tiến bộ về kiến thức, kỹ năng và thái độ giá trị giải quyết vấn đề của học sinh sau khi tác động sư phạm. Để đánh giá được sự tiến bộ của học sinh về năng lực giải quyết vấn đề, tôi sử dụng các công cụ với các tiêu chí đánh giá một số biểu hiện cơ bản về kiến thức, kỹ năng và thái độ giá trị giải quyết vấn đề. Các công cụ đánh giá được cụ thể hóa như sau:

1, Đánh giá qua phiếu hỏi

Tôi sử dụng mẫu phiếu hỏi tương tự như mẫu phiếu khảo sát đầu vào thực nghiệm (phụ lục 3). Mẫu phiếu này nhằm yêu cầu học sinh đánh giá và tự đánh giá các biểu hiện năng lực giải quyết vấn đề theo các tiêu chí chúng tôi đưa ra. Cách tiến hành tương tự như khảo sát đầu vào thực nghiệm. Thang đánh giá áp dụng vào mẫu phiếu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề gồm bốn mức độ đánh giá, các mức độ điểm được quy định như sau:

Mức độ 1: 1 điểm Mức độ 2: 2 điểm Mức độ 3: 3 điểm Mức độ 4: 4 điểm

Điểm tối đa - Điểm tối thiểu Điểm chênh lệch của thang đo =

Số mức độ 4 - 1

Kết quả điểm chênh lệch của thang đo = = 0.75 4

Trên cơ sở đó, xác định điểm của thang đo như sau:

Mức độ 1: từ 1 đến dưới 1.75 Mức độ 2: từ 1.75 đến dưới 2.5 Mức độ 3: từ 2.5 đến dưới 3.25 Mức độ 4: từ 3.25 đến 4

2, Đánh giá qua quan sát sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề

Hình thức đánh giá dựa vào quan sát là đánh giá các thao tác, động cơ, hành vi, kỹ năng thực hành và kỹ năng nhận thức, chẳng hạn như giải quyết vấn đề trong tình huống cụ thể. Việc quan sát có thể được thực hiện trực tiếp trong quá trình hoạt động của học sinh hoặc đánh gía gián tiếp qua nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của họ. Để đánh giá qua quan sát, giáo viên cần xác định mục đích, xác định cách thức hoạt động của học sinh, phân tích thông tin, nhận xét kết quả, ra quyết định. Qua quan sát, giáo viên tìm hiểu được hành vi của học sinh trong bối cảnh cụ thể. Những quan sát này cung cấp dữ liệu liên quan trực tiếp đến tình huống và hành vi điển hình của học sinh.

Để kiểm chứng hiệu quả của các biện pháp được thực nghiệm, bên cạnh việc sử dụng cách đánh giá qua phiếu hỏi, tôi tiến hành quan sát, đánh giá, so sánh mức độ phát triển năng lực giải quyết vấn đề, thể hiện qua kỹ năng giải quyết vấn đề của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng. Bằng tri giác (mắt thấy tai nghe) người quan sát ghi lại mọi yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu nhằm mô tả, phân tích nhận định và đánh giá kết quả.

Nội dung quan sát, đánh giá:

Thành phần cốt lõi trong cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề là hệ thống kỹ năng giải quyết vấn đề được thể hiện trong quá trình tham gia các hoạt động trải nghiệm. Năng lực giải quyết vấn đề của học sinh được thể hiện ở những hành vi, ứng xử, hành động giải quyết tình huống hiệu quả và có thể quan sát được. Việc quan sát, đánh giá, so sánh mức độ phát triển kỹ năng hợp tác của học sinh được tiến hành trong quá trình hoạt động trải nghiệm. Do đó, nội dung quan sát tập trung vào các biểu hiện về mặt kỹ năng giải quyết vấn đề, trong đó chủ yếu quan sát một số kỹ năng cơ bản sau:

- Kĩ năng tìm hiểu, khám phá vấn đề: nhận biết vấn đề, phân tích được tình huống cụ thể, phát hiện được tình huống có vấn đề, chia sẻ sự am hiểu về vấn đề với người khác.

- Kĩ năng thiết lập không gian vấn đề: lựa chọn, sắp xếp, tích hợp thông tin với kiến thức đã học. Xác định thông tin, biết tìm hiểu các thông tin có liên quan, từ đó xác định cách thức, quy trình, chiến lược giải quyết và thống nhất cách hành động.

- Kĩ năng lập kế hoạch và thực hiện giải pháp:

+ Lập kế hoạch: thiết lập tiến trình thực hiện (thu thập dữ liệu, thảo luận, xin ý kiến, giải quyết các mục tiêu…), thời điểm giải quyết từng mục tiêu.

+ Thực hiện kế hoạch: thực hiện và trình bày giải pháp, điều chỉnh kế hoạch để phù hợp với thực tiễn và không gian vấn đề khi có sự thay đổi.

- Kĩ năng đánh giá và phản ánh giải pháp: Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề. Suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề.

Điều chỉnh và vận dụng trong tình huống mới, xác nhận những kiến thức và kinh nghiệm thu được. Đề xuất giải pháp cho những vấn đề tương tự.

Tiêu chí đánh giá kết quả quan sát:

Biểu hiện của các kỹ năng trên của học sinh Tiểu học được đánh giá với 3 mức độ:

- Tốt: Biểu hiện các kỹ năng thành thạo, linh hoạt, có hiệu quả cao.

- Đạt: Thực hiện có kết quả các kỹ năng nhưng chưa nhuần nhuyễn, hiệu quả còn khiêm tốn.

- Chưa đạt: Chưa thể hiện được các kỹ năng hoặc có thực hiện được nhưng còn lúng túng, mắc lỗi, chưa đạt yêu cầu.

Nội dung các tiêu chí và mức độ đánh giá được cụ thể hóa ở phụ lục 4 3, Nghiên cứu sản phẩm hoạt động trải nghiệm

Cùng với phương pháp diều tra và quan sát biểu hiện năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm. Kết quả của hoạt động trải nghiệm được thể hiện một cách rõ nét thông qua các sản

phẩm hoạt động. Mỗi hoạt động trải nghiệm có thể đem lại những sản phẩm khác nhau, cụ thể như: thành tích đạt được khi tham gia các hoạt động, các sản phẩm vật chất hoặc tinh thần do hoạt động mang lại… Kết quả nghiên cứu sản phẩm được đánh giá theo hướng định tính.

4, Đàm thoại, phỏng vấn sâu

Để có thêm những thông tin về sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, chúng tôi sử dụng phương pháp đàm thoại, phỏng vấn sâu. Đối tượng được đàm thoại, phỏng vấn là những học sinh của lớp thực nghiệm. Những thông tin này nhằm làm sáng tỏ thêm về một số biểu hiện về mặt kỹ năng và thái độ giải quyết vấn đề của học sinh, đặc biệt là những biểu hiện về kỹ năng giải quyết vấn đề. Nội dung phỏng vấn được thực hiện linh hoạt tùy theo đối tượng và bối cảnh không mang tính cố định. Kết quả đàm thoại, phỏng vấn được phân tích theo hướng định tính và được sử dụng đồng thời với các phương pháp khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)