CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG
2.3. Phân tích thực trạng công tác tín dụng tại Techcombank Hải Phòng
2.3.1. Hoạt động huy động vốn tại Techcombank Hải Phòng
Techcombank Hải Phòng rất quan tâm đến công tác huy động vốn, đa dạng hoá các nguồn vốn bằng việc đa dạng hoá các hình thức, biện pháp, các kênh huy động vốn từ mọi nguồn trong mọi thành phần kinh tế xã hội để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của chi nhánh.
Các số liệu trên bảng 2.2 cho thấy vốn huy động Techcombank Hải Phòng hàng năm đều có sự tăng trưởng và phù hợp với tình hình kinh tế: Năm 2014, vốn huy động của Ngân hàng là 1.488,3 tỷ đồng, năm 2015 là 1.562,7 tỷ đồng tăng 74,4 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 5% so với năm 2014; năm 2016 số vốn huy động của Ngân hàng đạt 1.593,2 tỷ đồng, tăng 30,5 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 2% so với năm 2015; năm 2017 số vốn huy động của Ngân hàng đạt 1.627,6 tỷ đồng, tăng 34,4 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 2,2% so với năm 2016; năm 2018 số vốn huy động của Ngân hàng đạt 1.810,4 tỷ đồng, tăng 182,8 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 11,2% so với năm 2017. Từ năm 2014 - 2018, nguồn vốn huy động luôn có sự tăng trưởng đáng kể là do Ngân hàng có nhiều hình thức khác nhau huy động vốn như: tiền gửi của các tổ chức kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh, tiền gửi của dân cư, tư nhân tập thể. Ngoài ra Ngân hàng còn áp dụng khung lãi suất linh hoạt, hấp dẫn, được điều chỉnh hợp lý, kịp thời để thu hút khách hàng, triển khai các chương trình tiết kiệm dự thưởng: Bốc thăm trúng thưởng, Tiết kiệm tặng quà, Đón xuân – Hái lộc. Vì vậy trong những năm qua, công tác huy động vốn đã gặt hái được những kết quả đáng mừng.
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian được chia làm 02 loại: tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Xét về tiền gửi không kỳ hạn: mục tiêu gửi tiền loại này là để đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Mục đích lợi nhuận đối với loại tiền gửi này chỉ đóng vai trò thứ yếu. Tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng từ năm 2014 – 2018 lần lượt là: 357,2 tỷ đồng; 359,4 tỷ đồng; 409,5 tỷ đồng; 385,7 tỷ đồng; 445,4 tỷ đồng chiếm tỷ lệ tương ứng trong tổng nguồn vốn huy động qua các năm lần lượt là: 24%; 23%; 25,7%; 23,7%; 24,6%. Tỷ lệ tăng/giảm của tiền gửi có kỳ hạn từ năm 2014 – 2018 lần lượt là: 0,6%; 13,9%; (5,8)%; 15,5%.
Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn tại Techcombank Hải Phòng năm 2014-2018
Đơn vị: Tỷ đồng
ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST %
Tổng vốn huy
động 1488,3 100,0 1562,7 100,0 1593,2 100,0 1627,6 100,0 1810,4 100,0 74,4 5,0 30,5 2,0 34,4 2,2 182,8 11,2 Tiền gửi có kỳ
hạn 1131,1 76,0 1203,3 77,0 1183,7 74,3 1241,9 76,3 1365,0 75,4 72,2 6,4 (19,5) (1,6) 58,1 4,9 123,2 9,9 Tiền gửi không
kỳ hạn 357,2 24,0 359,4 23,0 409,5 25,7 385,7 23,7 445,4 24,6 2,2 0,6 50,0 13,9 (23,7) (5,8) 59,6 15,5 Tổng vốn huy
động 1488,3 100,0 1562,7 100,0 1593,2 100,0 1627,6 100,0 1810,4 100,0 74,4 5,0 30,5 2,0 34,4 2,2 182,8 11,2 Tiền gửi từ
TCKT, TCXH 435,0 29,2 370,4 23,7 398,3 25,0 400,6 24,6 426,7 23,6 (64,6) (14,9) 27,9 7,5 2,3 0,6 26,1 6,5 Tiền gửi từ
TCTD khác 114,5 7,7 115,8 7,4 113,8 7,1 125,2 7,7 129,3 7,1 1,3 1,1 (2,0) (1,7) 11,4 10,0 4,1 3,3 Tiền gửi cá
nhân 938,8 63,1 1076,5 68,9 1081,1 67,9 1101,8 67,7 1254,3 69,3 137,8 14,7 4,6 0,4 20,7 1,9 152,6 13,8 Chênh lệch
2016/2015
2015/2014 2017/2016 2018/2017 2018
Năm
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank Hải Phòng 2014 – 2018
Tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng từ năm 2014 – 2018 lần lượt là: 1.131,1 tỷ đồng; 1.203,3 tỷ đồng; 1.183,7 tỷ đồng; 1.241,9 tỷ đồng; 1.365 tỷ đồng chiếm tỷ lệ tương ứng trong tổng nguồn vốn huy động qua các năm lần lượt là: 76%; 77%;
74,3%; 76,3%; 75,4%. Tỷ lệ tăng/giảm của tiền gửi có kỳ hạn từ năm 2014 – 2018 lần lượt là: 6,4%; (1,6)%; 4,9%; 9,9%. Ta thấy, nguồn tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động, đây là kênh huy động rõ ràng, nguồn vốn ổn định đảm bảo cho tài chính của Ngân hàng có kế hoạch hoạt động lâu dài phù hợp với tình hình tài chính của mình.
Trong đối tượng huy động giữa các thành phần kinh tế của Ngân hàng có sự khác nhau rõ rệt qua các thời kỳ. Năm 2014 - 2018, tiền gửi của các TCKT, TCXH lần lượt là 435 tỷ đồng; 370,4 tỷ đồng; 398,3 tỷ đồng; 400,6 tỷ đồng; 426,7 tỷ đồng chiếm tỷ lệ tương ứng trong tổng nguồn vốn huy động qua các năm lần lượt là 29,2%; 23,7%; 25%; 24,6%; 23,6%. Năm 2014 - 2018, tiền gửi của các TCTD khác lần lượt là 114,5 tỷ đồng; 115,8 tỷ đồng; 113,8 tỷ đồng; 125,2 tỷ đồng; 129,3 tỷ đồng chiếm tỷ lệ tương ứng trong tổng nguồn vốn huy động qua các năm lần lượt là 7,7%; 7,4%; 7,1%; 7,7%; 7,1%. Tiền gửi cá nhân từ năm 2014 - 2018 lần lượt là 938,8 tỷ đồng; 1.076,5 tỷ đồng; 1.081,1 tỷ đồng; 1.101,8 tỷ đồng; 1.254,3 tỷ đồng chiếm tỷ lệ tương ứng trong tổng nguồn vốn huy động qua các năm lần lượt là 63,1%; 68,9%; 67,9%; 67,7%; 69,3%.
0 500 1000 1500 2000
2014 2015 2016 2017 2018
Tỷ đồng
Năm Tiền gửi từ TCKT, TCXH Tiền gửi từ TCTD khác Tiền gửi cá nhân Hình 2.4. Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng của
Techcombank Hải Phòng năm 2014-2018
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank Hải Phòng 2014 – 2018
Có thể nói, do nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động nên công tác huy động vốn luôn được Ngân hàng quan tâm. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh trong những năm qua khá khả quan. Mặc dù có những khó khăn khách quan và chủ quan, nhưng Techcombank Hải Phòng đó luôn cố gắng vượt qua và kinh doanh có hiệu quả tốt, không những đáp ứng được nhu cầu về vốn trong nền kinh tế mà cũng có phần dôi dư điều chuyển về Hội sở để cân đối vốn trong toàn hệ thống với mức phí điều chuyển theo quy định tạo ra nguồn thu nhập cho Ngân hàng.