CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG
2.3. Phân tích thực trạng công tác tín dụng tại Techcombank Hải Phòng
2.3.2. Hoạt động cho vay tại Techcombank Hải Phòng
Cho vay theo thời hạn bao gồm cho vay ngắn hạn (có thời gian cho vay đến 12 tháng), cho vay trung hạn (có thời gian cho vay trên 12 tháng đến 60 tháng) và cho vay dài hạn (có thời gian cho vay trên 60 tháng). Ban đầu mới thành lập, hoạt động tín dụng của Techcombank Hải Phòng chủ yếu là cho vay ngắn hạn, nhưng sau một vài năm kinh nghiệm đã tích luỹ được Techcombank Hải Phòng đã mạnh dạn tìm kiếm các dự án khả thi để thực hiện đầu tư nên tỷ trọng cho vay trung – dài hạn liên tục tăng. Cụ thể, qua bảng 2.3, dư nợ ngắn hạn từ năm 2014 – 2018 lần lượt là: 494,4 tỷ đồng; 507 tỷ đồng; 604,5 tỷ đồng; 633,1 tỷ đồng; 684,7 tỷ đồng; chiếm tỷ lệ tương ứng trong tổng dư nợ qua các năm lần lượt là: 61%; 45%; 42%; 39%;
38%. Dư nợ trung hạn từ năm 2014 – 2018 lần lượt là: 105,4 tỷ đồng; 191,5 tỷ đồng; 431,8 tỷ đồng; 438,3 tỷ đồng; 414,4 tỷ đồng; chiếm tỷ lệ tương ứng trong tổng dư nợ qua các năm lần lượt là: 13%; 17%; 30%; 27%; 23%. Dư nợ dài hạn từ năm 2014 – 2018 lần lượt là: 210,7 tỷ đồng; 428,1 tỷ đồng; 403 tỷ đồng; 551,9 tỷ đồng; 702,8 tỷ đồng; chiếm tỷ lệ tương ứng trong tổng dư nợ qua các năm lần lượt là: 26%; 38%; 28%; 34%; 39%. Sự tăng nhanh của dư nợ trung và dài hạn trong giai đoạn 2014 – 2018 mặc dù chưa nói lên được nhiều về chất lượng tín dụng của Techcombank Hải Phòng nhưng cũng là điểm cần lưu ý trong quá trình nhận định rủi ro tín dụng trong thời gian tới. Do việc đầu tư vốn trung – dài hạn luôn tiềm ẩn rủi ro cao vì các dự án đầu tư lâu dài luôn chịu tác động bởi nhiều yếu tố môi trường bên ngoài luôn biến đổi. Một khi các dự án này không phát huy được hiệu quả thì việc trả nợ cho ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Bảng 2.3. Tình hình dư nợ theo thời hạn cho vay của Techcombank Hải Phòng năm 2014 – 2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2014 2015 2016 2017 2018 2015/2014 2016/2015 2017/2016 2018/2017
ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST %
Tổng
dư nợ 810,5 100,0 1.126,6 100,0 1.439,4 100,0 1.623,4 100,0 1.801,9 100,0 316,1 39,0 312,8 27,8 184,0 12,8 178,6 11 Cho
vay ngắn
hạn
494,4 61,0 507,0 45,0 604,5 42,0 633,1 39,0 684,7 38,0 12,6 2,5 97,6 19,2 28,6 4,7 51,6 8,2 Cho
vay trung
hạn
105,4 13,0 191,5 17,0 431,8 30,0 438,3 27,0 414,4 23,0 86,2 81,8 240,3 125,5 6,5 1,5 (23,9) (5,4) Cho
vay dài hạn
210,7 26,0 428,1 38,0 403,0 28,0 551,9 34,0 702,8 39,0 217,4 103,1 (25,1) (5,9) 148,9 37,0 150,8 27,3
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank Hải Phòng 2014 – 2018
2.3.2.2. Cơ cấu dư nợ theo hình thức sở hữu
Tại Techcombank Hải Phòng, đầu tư tín dụng đã bám sát yêu cầu thực tại, mở rộng đầu tư với mọi thành phần kinh tế, sử dụng tối đa nguồn vốn vào tái đầu tư nhằm thu lợi nhuận. Theo hình thức sở hữu thì dư nợ cho vay tại Techcombank Hải Phòng có thể được phân thành 2 đối tượng: Khu vực kinh tế quốc doanh (Doanh nghiệp Nhà nước) và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân và các cá nhân…)
Qua số liệu trên bảng ta thấy hoạt động cho vay của Techcombank Hải Phòng vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Đây cũng là xu hướng chung của các ngân hàng TMCP hiện nay.
Đối với khu vực kinh tế quốc doanh: Dư nợ của khu vực này từ năm 2014 – 2018 lần lượt là: 95,6 tỷ đồng; 114,9 tỷ đồng; 131 tỷ đồng; 144,5 tỷ đồng; 153,2 tỷ đồng;chiếm tỷ lệ tương ứng trong tổng dư nợ qua các năm lần lượt là: 11,8%;
10,2%; 9,1%; 8,9%; 8,5%. Khách hàng tín dụng của Ngân hàng là các doanh nghiệp Nhà nước không nhiều, dư nợ chiếm tỷ trọng không cao và có xu hướng giảm dần qua các năm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do yêu cầu cả về vốn của chi nhánh không đủ đáp ứng cho các Doanh nghiệp Nhà nước, một phần do các doanh nghiệp này thường được tài trợ vốn thông qua các ngân hàng quốc doanh với quy mô lớn hơn và thủ tục vay vốn cũng đơn giản hơn.
Đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: Dư nợ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Techcombank Hải Phòng. Dư nợ của khu vực này từ năm 2014 – 2018 lần lượt là: 714,9 tỷ đồng; 1.011,7 tỷ đồng; 1.308,4 tỷ đồng; 1.478,9 tỷ đồng; 1.648,8 tỷ đồng; chiếm tỷ lệ tương ứng trong tổng dư nợ qua các năm lần lượt là: 88,2%; 89,8%; 90,9%; 91,1%; 91,5%. Có thể nói, đây là khu vực kinh tế được Ngân hàng quan tâm và đầu tư vốn tín dụng do tính chất kinh doanh đa dạng, năng động, tỏ ra nhạy bén với sự thay đổi của thị trường của khu vực kinh tế này, tài sản đảm bảo tiền vay cũng có ưu thế hơn khu vực kinh tế quốc doanh. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Chi nhánh thẩm định rất kỹ càng từ tính chất pháp lý của hồ sơ, đến phương án kinh doanh, tư cách thiện chí trả nợ của khách hàng.
Bảng 2.4. Cơ cấu dư nợ theo hình thức sở hữu của Techcombank Hải Phòng năm 2014 – 2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2014 2015 2016 2017 2018 2015/2014 2016/2015 2017/2016 2018/2017
ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST %
Tổng dư nợ 810,5 100,0 1126,6 100,0 1439,4 100,0 1623,4 100,0 1801,9 100,0 316,1 39,0 312,8 27,8 184,0 12,8 178,6 11,0 Khu vực
kinh tế QD 95,6 11,8 114,9 10,2 131,0 9,1 144,5 8,9 153,2 8,5 19,3 20,2 16,1 14,0 13,5 10,3 8,7 6,0 Khu vực
kinh tế ngoài QD
714,9 88,2 1011,7 89,8 1308,4 90,9 1478,9 91,1 1648,8 91,5 296,8 41,5 296,7 29,3 170,5 13,0 169,9 11,5
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank Hải Phòng 2014 – 2018
Bảng 2.5. Cơ cấu dư nợ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của Techcombank Hải Phòng năm 2014 – 2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2014 2015 2016 2017 2018 2015/2014 2016/2015 2017/2016 2018/2017
ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST % ST %
Tổng
dư nợ 714,9 100,0 1.011,7 100,0 1.308,4 100,0 1.478,9 100,0 1.648,8 100,0 296,8 41,5 296,7 29,3 170,5 13,0 169,9 11,5 Thể
nhân 251,1 35,1 399,4 39,5 431,9 33,0 464,4 31,4 497,9 30,2 148,3 59,0 32,5 8,1 32,5 7,5 33,6 7,2 Công
ty TNHH
273,3 38,2 345,6 34,2 454,8 34,8 524,4 35,5 605,1 36,7 72,3 26,5 109,2 31,6 69,6 15,3 80,7 15,4 Công
ty CP 144,4 20,2 218,9 21,7 346,2 26,5 410,1 27,7 458,4 27,8 74,5 51,6 127,3 58,2 63,9 18,5 48,3 11,8 DN Tư
nhân 38,8 5,4 39,6 3,9 59,1 4,5 62,7 4,2 69,2 4,2 0,7 1,9 19,5 49,4 3,6 6,1 6,5 10,4 DN có
vốn
ĐTNN 7,2 1,0 8,3 0,8 16,4 1,3 17,3 1,2 18,1 1,1 1,1 15,0 8,1 97,6 0,9 5,5 0,8 4,8
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank Hải Phòng 2014 – 2018
Chính vì vậy, một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới cho vay đều thể hiện có năng lực kinh doanh và thực hiện đúng kế hoạch trả nợ.
Chi nhánh Ngân hàng Techcombank Hải Phòng rất quan tâm đến việc củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, bằng việc đề ra các quy trình, quy chế hoạt động. Thực hiện lựa chọn dự án đầu tư, lựa chọn khách hàng, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chấp hành chế độ nghiệp vụ, kịp thời phát hiện những sai sót để có biện pháp xử lý phù hợp nhằm đảm bảo an toàn vốn và tài sản.
0 500 1000 1500 2000
2014 2015 2016 2017 2018
Tỷ đồng
Năm
Khu vực kinh tế QD Khu vực kinh tế ngoài QD
Hình 2.5. Tình hình dự nợ theo hình thức sở hữu của Techcombank Hải Phòng năm 2014 – 2018
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Techcombank Hải Phòng 2014 – 2018
Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, Techcombank Hải Phòng rất chú trọng phát triển mạnh mẽ tín dụng đa thành phần kinh tế, trong đó tập trung vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, phát triển tín dụng bán lẻ bởi khu vực kinh tế này phát triển rất sôi động, góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước và hiệu quả hoạt động kinh doanh cao.
Dư nợ cho vay Techcombank Hải Phòng đối với khu vực ngoài quốc doanh tăng trưởng mạnh trong năm 2015 (tăng 41,5% so với năm 2014), năm 2016 (tăng 29,3% so với năm 2015); và tăng nhẹ vào năm 2017 (tăng 13% so với năm 2016), năm 2018 (tăng 11,5% so với năm 2017). Từ bảng 2.5 cũng cho thấy, cho vay ngoài
quốc doanh tại Techcombank Hải Phòng chủ yếu là cho vay các Công ty Trách nhiệm hữu hạn, thể nhân và công ty cổ phần, đây đều là những khách hàng thuộc đối tượng nhỏ và vừa tại chi nhánh, có tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, chấp hành tốt các thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký, được nhận định là phân khúc khách hàng có mức độ an toàn cao trong khối khách hàng hiện nay. Cho vay thể nhân chiếm tỷ trọng cao trong dư nợ của khu vực ngoài quốc doanh, tương xứng với quy mô tăng trưởng tín dụng của Techcombank Hải Phòng, thực hiện tốt định hướng phát triển bán lẻ của Techcombank giai đoạn 2014 – 2018. Các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dư nợ vẫn còn rất nhỏ trong tổng dư nợ của khu vực ngoài quốc doanh chứng tỏ Techcombank Hải Phòng chưa chú trọng đến các thành phần này. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng thì Techcombank Hải Phòng cũng cần có chính sách để thu hút các thành phần kinh tế này, góp phần tăng trưởng dư nợ chung của toàn Ngân hàng.
2.3.2.3. Hiệu suất sử dụng vốn của Techcombank Hải Phòng năm 2014 – 2018 Bảng 2.6. Hiệu suất sử dụng vốn của Techcombank Hải Phòng
năm 2014 – 2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018
Tổng dư nợ 810,50 1.126,57 1439,35 1623,36 1801,93 Tổng vốn huy động 1488,30 1562,70 1593,20 1627,60 1810,40 Hiệu suất sử dụng vốn (%) 54,46 72,09 90,34 99,74 99,53
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank Hải Phòng 2014 – 2018
Hệ số này phản ánh kết quả sử dụng nguồn vốn huy động trong hoạt động cho vay của các NHTM. Hiệu suất sử dụng vốn cao là tín hiệu tốt đối với hoạt động tín dụng. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn của Techcombank – chi nhánh Hải Phòng năm 2014 còn thấp, 54.46% , sau đó đã tăng dần qua các năm 2015 -2018 với giá trị lần lượt là 72,09%, 90,34%, 99,74%, 99,53%, thể hiện Ngân hàng đã chủ động
trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động để bù đắp chi phí huy động vốn và tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.
2.3.2.4. Chất lượng dư nợ tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank Hải Phòng năm 2014 – 2018 [2]
Trong hoạt động ngân hàng thì hoạt động cho vay là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất đe dọa đến sự tồn tại và ảnh hưởng đến sự phát triển của ngân hàng, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường luôn chứa đựng những biến động khó có thể đoán trước được thì việc cho vay vốn nhưng chậm hoặc không thu được vốn dẫn đến nợ quá hạn, thậm chí rủi ro mất vốn là điều khó tránh khỏi. Nợ quá hạn, nợ xấu phản ánh chất lượng khoản cho vay rất rõ nét và mức độ an toàn trong hoạt động của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Do đó, giảm thiểu nợ xấu, nợ quá hạn ở mức tối đa có thể luôn là mục tiêu hàng đầu của các NHTM.
Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Hoặc Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý (là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày). Hoặc Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (là các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày). Hoặc Nợ gia hạn lần đầu. Hoặc Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày).
Hoặc Nợ có cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đấu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. Hoặc Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai.
Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày). Hoặc Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. Hoặc Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai và quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai. Hoặc Nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn trên Tổng dư nợ năm 2014 – 2018 lần lượt là: 4,8%; 3,2%;
3,1%; 3,1%; 5,2% và Tỷ lệ nợ xấu trên Tổng dự nợ năm 2014 – 2018 lần lượt là:
2,4%; 1,7%; 1,6%; 1,6%; 2,2%. Trải qua thời kỳ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam tăng mạnh trong giai đoạn 2007 – 2012, Ngân hàng Techcombank cũng như Chi nhánh Techcombank Hải Phòng đã sớm tập trung đầu tư vào quản trị rủi ro tín dụng, chuyển đổi cách quản trị từ bị động giải quyết các tồn đọng sang chủ động nhận diện rủi ro và có các giải pháp giảm thiểu, chấp nhận rủi ro. Nhờ đó tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức thấp 1,6% vào năm 2016, 2017.
Bảng 2.7. Phân loại nhóm nợ của Techcombank Hải Phòng năm 2014 – 2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu
Năm
2014 2015 2016 2017 2018
ST % ST % ST % ST % ST %
Tổng dư nợ 810,5 100 1127 100 1439 100 1623 100 1802 100 Nhóm 1 - Nợ
đủ tiêu chuẩn
771,9 95,2 1090,1 96,8 1394,8 96,9 1573,8 96,9 1709,0 94,8
Nhóm 2 - Nợ
cần chú ý 19,3 2,4 17,7 1,6 21,9 1,5 23,5 1,5 53,3 3,0 Nhóm 3 - Nợ
dưới tiêu chuẩn
5,4 0,7 3,1 0,3 4,0 0,3 5,8 0,4 5,4 0,3
Nhóm 4 - Nợ
nghi ngờ 3,3 0,4 5,4 0,5 4,8 0,3 4,6 0,3 10,8 0,6 Nhóm 5 - Nợ
có khả năng mất vốn
10,6 1,3 10,3 0,9 13,9 1,0 15,7 1,0 23,4 1,3
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank Hải Phòng 2014 – 2018
Nhưng đến cuối năm 2018, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu trên Tổng dư nợ của Ngân hàng Techcombank cũng như Techcombank Hải Phòng tăng mạnh, tỷ lệ nợ quá hạn tăng từ 3,1% lên 5,2% và tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,6% lên 2,2%.
Bảng 2.8. Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank Hải Phòng năm 2014 – 2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2014 2015 2016 2017 2018 Tổng dư nợ 810,5 1126,6 1439,4 1623,4 1801,9 Nợ quá hạn (Nhóm 2+3+4+5) 38,6 36,5 44,5 49,6 93,0
Nợ xấu (Nhóm 3+4+5) 19,3 18,8 22,7 26,1 39,6
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 4,8 3,2 3,1 3,1 5,2
Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,4 1,7 1,6 1,6 2,2
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank Hải Phòng 2014 – 2018
Mặc dù có nhiều chỉ số kinh doanh khả quan, nhưng nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro của Techcombank Hải Phòng tăng mạnh ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của toàn ngân hàng.