Nội dung quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp FDI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 23 - 27)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ

1.3. Công tác quản lý thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp FDI

1.3.2. Nội dung quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp FDI

Ngành thuế hiện nay đã áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kiểm soát thuế đối với tất cả loại hình doanh nghiệp nói chung, cũng như đối với doanh nghiệp có vốn FDI nói riêng theo mô hình chức năng. Từ những đặc điểm riêng biệt về chính sách pháp lý,tài chính kế toán, cũng như các đặc điểm về các ưu đãi của Nhà nước nhằm thu hút đầu tư của các doanh nghiệp FDI đặt ra những yêu cầu trong công tác quản lý thuế. Chức năng kiểm soát thuế cơ bản gồm: Quản lý thông tin người nộp thuế; Quản lý việc kiểm tra, thanh tra, giám sát thuế thu nhập doanh nghiệp; Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Giải quyết các khiếu nại và tố cáo về thuế.

Đối với mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng, việc kiểm soát thuế đối với khu vực FDI phải đạt được các yêu cầu sau:

1.3.2.1. Quản lý thông tin người nộp thuế Đăng ký và cấp mã số thuế

Đây là khâu đầu tiên và hết sức quan trọng trong công tác quản lý thuế.

Thông qua việc quản lý đăngký thuế mà cơ quan thuế cso thể thu thập, lưu trữ

thông tin về người nộp thuế. Quản lý thu thuế phải thực hiện theo trình tự của quy trình quản lý thu thuế. Kiểm soát tại khâu đăng ký thuế của doanh nghiệp trên cơ sở đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp FDI, cơ quan chức năng tiến hành cấp mã số đăng ký kinh doanh, mã số thuế. Mỗi doanh ngiệp được gắn với một mã số duy nhất.

Tại Cục Thuế TP. Hải Phòng các doanh nghiệp được cấp mã số thuế ngay khi thực hiện đăng ký kinh doanh. Toàn bộ các doanh nghiệp FDI sẽ do Phòng Kiểm tra thuế số 1 theo dõi và quản lý trực tiếp.

Quản lý kê khai, tính thuế

Công tác kê khai, kế toán thuế được cơ quan thuế áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác này như sử dụng tờ khai có mã vạch hai chiều trong kê khai thuế hàng quý, kết nối thông tin nộp thuế với cơ quan kho bạc, và kết nối với cơ quan cấp giấy phép kinh doanh để quản lý số lượng NNT. Việc tính thuế và kê khai thuế ở nước ta hiện nay do các doanh nghiệp tự thực hiện, có sự thanh kiểm tra của cơ quan thuế. Dựa trên cơ sở tại các quy định cụ thể của Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, doanh nghiệp sẽ tự tính toán doanh thu, thu nhập chịu thuế, và từ đó lập tờ khai.

Hiện nay, gần 100% các doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng đều thực hiện khai thuế qua mạng. Điều này giúp giảm rất nhiều thời gian cho NNT trong việc thực hiện các thủ tục hành chính thuế, tiết kiệm thời gian đi lại, chi phí.

Việc quản lý kê khai thuế TNDN: Đây là thuế trực thu, khi doanh nghiệp có lãi phải trích một phần để nộp thuế. Đối với các doanh nhiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng, để hạn chế tiền thuế TNDN phải nộp thường sử dụng hình thức chuyển giá từ khâu nhập nguyên, nhiên vật liệu đến việc tiêu thụ sản phẩm trong các giao dịch liên kết. Vì vậy, việc kiểm soát tại khâu giá chuyển nhượng và giá cả yếu tố đầu vào là vấn đề hết sức quan trọng.

Ngoài ra việc kiểm soát miễn thuế, giảm thuế: Cục thuế sẽ thực hiện miễn thuế, giảm thuế cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp đáp ứng được các

điều kiện quy định đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sản xuất kinh doanh thuộc những ngành nghề, địa bàn ưu đãi đầu tư như: sản xuất hàng hóa trong nước chưa sản xuất được, đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao hoặc đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

1.3.2.2. Quản lý công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát thuế TNDN

Công tác thanh tra, kiểm tra thuế là chức năng quan trọng trong quản lý thuế theo mô hình chức năng, là biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa các hành vi vi phạm, tránh các hành vi tái vi phạm trong tương lai.

Công tác kiểm tra thuế thực hiện dưới 02 hình thức: kiểm tra ở trụ sở cơ quan thuế và ở trụ sở của người nộp thuế. Công tác thanh kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp FDI tập trung cơ bản vào những vấn đề sau: Thanh tra, kiểm tra chấp hành các quy định trong quy trình về đăng ký, kê khai nộp thuế; Thanh tra, kiểm tra việc sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của các Luật thuế;

Thanh kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.

Đầu tiên, các phòng Kiểm tra thuế sẽ tiến hành kiểm tra việc chấp hành những quy định về kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp FDI. Nhiệm vụ của kiểm tra thuế là rà soát, đánh giá lại tính đúng đắn, chính xác của tờ khai nộp thuế của doanh nghiệp so với tình hình thực tế kinh doanh ở cơ sở, từ đó, phát hiện những sai sót và điều bất thường trong tờ khai của doanh nghiệp. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ về kế toán và hoá đơn chứng từ. Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã lợi dụng hoá đơn chứng từ và đặc thù kinh doanh của mình để đưa trở về công ty mẹ tiêu thụ sản phẩm để trốn lậu thuế, gây thiệt hại rất lớn cho NSNN. Đồng thời việc thanh tra, kiểm tra thuế kịp thời sẽ giúp xác định tính chính xác số liệu kế toán làm căn cứ tính thuế phải nộp.

Quá trình thanh tra đối với những DN có vốn đầu tư nước ngoài sẽ giúp phát hiện các trường hợp nộp thiếu, nộp chậm tiền thuế vào NSNN. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế với doanh nghiệp FDI còn đóng vai trò trong việc phát hiện những yếu kém và bất cập, từ đó, tuyên truyền, hướng dẫn, sửa chữa kịp

thời những vấn đề còn tồn tại trong công tác kê khai và nộp thuế trong từng doanh nghiệp; đồng thời, giải quyết và xử lý kịp thời những khiếu nại, khiếu kiện về thuế. Làm tăng tính công bằng, tính nghiêm minh trong việc nộp thuế cho tất cả các đối tượng nộp thuế.

Việc thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi mọi sự biến động của các doanh nghiệp quản lý, kết hợp với việc thanh tra đột xuất và định kỳ là một việc làm cần thiết để công tác thanh tra, kiểm tra thuế được hiệu quả, chất lượng. Công tác thanh tra, kiểm tra chỉ có thể đạt được hiệu quả khi nó đảm bảo trung thực,khách quan, rõ ràng, và sâu sát khi đưa ra kết luận về chấp hành nộp thuế và đặc biệt phải căn cứ trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, đảm bảo tính nghiêm minh, tuyệt đối không được gây phiền hà, sách nhiễu các doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra.

1.3.2.3. Cưỡng chế thi hành quyết định về thuế

Căn cứ tờ khai thuế hàng tháng, hàng quý, quyết toán thuế hàng năm do NNT lập, các quyết định xử lý về thuế, NNT có trách nhiệm tự giác nộp tiền thuế vào Kho bạc nhà nước. Hiện nay, dựa trên các tiêu thức quản lý thu nợ do TCT ban hành, căn cứ vào tình hình nợ đọng tiền thuế của DN FDI đến thời điểm lập kế hoạch cơ quan thuế sẽ tiến hành lập kế hoạch quản lý thu nợ, lập sổ bộ theo dõi tình hình nợ thuế theo từng NNT, rà soát nợ tháng trước chuyển sang tháng sau, nợ mới phát sinh trong tháng, theo nguyên nhân và tình trạng nợ để phân loại các khoản nợ nhằm áp dụng các hình thức xử lý phù hợp. Nội dung kiểm soát xử lý hành vi vi phạm về thuế thu nhập doanh nghiệp của DN FDI nói chung và tất cả các loại hình doanh nghiệp như sau:

Không thực hiện đúng các quy định về chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Nộp chậm tiền thuế, tiền phạt chậm nộp so với ngày quy định hoặc các quyết định xử lý hành chính về thuế; Khai man tiền thuế phải nộp, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ tiền thuế theo quy định. Tùy theo mức độ vi phạm và tính chất vi phạm, cơ quan thuế sẽ tiến hành xử lý các vi phạm;

Không nộp thuế, nộp phạt tiền thuế theo thông báo, quyết định xử lý về thuế.

Bên cạnh đó, cơ quan thuế còn tiến hành xử lý vi phạm đối với trường hợp cố tình vi phạm về miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

1.3.2.4. Giải quyết khiếu nại và tố cáo về thuế

Giải quyết khiếu nại và tố cáo được thực hiện theo Quyết định số 878/QĐ-TCT ngày 15 tháng 5 năm 2015 về việc ban hành quy trình giải quyết đơn khiếu nại tại cơ quan thuế các cấp và Quyết định số 744/QĐ-TCT ngày 20 tháng 4 năm 2015 về việc ban hành quy trình giải quyết đơn tố cáo tại cơ quan thuế các cấp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)