Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực quản lý chống thất thu thuế TNDN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP FDI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

3.1. Quan điểm hoàn thiện

3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực quản lý chống thất thu thuế TNDN

- Cục Thuế TP. Hải Phòng cần tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo hướng đi chuyên sâu vào từng ngành, từng lĩnh vực trọng điểm. Phân tích rủi ro dựa trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin NNT để xác định đúng đối tượng cần thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu; từ đó có các biện pháp đấu tranh vớihành vi gian

lân về thuế và tránh phiền hà cho các tổ chức, cá nhân nộp thuế chấp hành tốt pháp luật chính sách thuế. Hơn nữa, cần áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoá đơn, kiểm tra đối chiếu với hoá đơn để việc thanh tra, kiểm tra đạt kết quả cao.

- Cần tăng cường hơn nữa hoạt động giám sát của các cơ quan thanh tra thuế để phát hiện nhanh các hành vi trốn thuế để từ đó tiến hành thu đúng, thu đủ, thu kịp thời thuế vào Ngân sách nhà nước. Qua đó, công tác thanh kiểm tra sẽ góp phần phát hiện những kẽ hở, và những hạn chế trong chính sách thuế, những sai phạm của chính các cán bộ công chức thuế, của cơ quan thuế để có những xử lý kịp thời không để xảy ra tình trạng gian lận, móc nối giữa doanh nghiệp với các cán bộ công chức thuế dẫn đến thất thu vào NSNN. Thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần giáo dục răn đe, và từng bước đưa chính sách thuế vào nề nếp, kỷ cương.

- Tăng cường thêm chức năng quyền hạn cho cơ quan quản lý thu thuế:

quyền cưỡng chế, điều tra khởi tố các vụ vi phạm thuế. Trường hợp mà không tuân thủ yêu cầu về thuế thì cần phải áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm minh mang tính răn đe để ngăn chặn kịp thời việc không tuân thủ. Xây dựng và sử dụng các chế tài xử lý và cưỡng chế thuế, nợ thuế đối với các hành vi gian lận, chây ì, trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN... Nhưng bên cạnh đó, cần thiết phải xây dựng quy trình khiếu nại, tố cáo nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người nộp thuế, tránh tình trạng khi khiếu nại có phần thiệt thòi thuộc về họ.

- Xem xét tăng thêm thời gian thanh kiểm tra đối với các hồ sơ thuế phức tạp, đặc biệt là các hồ sơ thanh tra giá chuyển nhượng cần rất nhiều thời gian, công sức để thu thập thêm dữ liệu cả trong nước và ngoài nước để đủ căn cứ, đủ cơ sở đấu tranh với các DN có hành vi chuyển giá.

- Hơn nữa, những trường hợp gian lận thuế, trốn thuế cần được xử lý triệt để, nếu có hành vi chống đối hoặc vi phạm nhiều lần thì cần có sự phối hợp can thiệp của các ban ngành có đủ thẩm quyền. Với những hành vi sai phạm về kê khai, nộp chậm thì cũng cần có những mức nộp phạt thích đáng. Hơn nữa là nghiêm trị các cán bộ ngành thuế tiếp tay cho đối tượng nộp thuế thực hiện hành vi gian lận thuế và trốn thuế.

- Rà soát và đánh giá hiện trạng công tác thanh tra trong Cục thuế TP. Hải Phòng nói riêng và toàn ngành thuế nói chung; để từ đó đề xuất bổ sung thêm chức

năng điều tra cho cơ quan thuế; Nghiên cứu chuẩn mực quốc tế đối với công tác thanh tra thuế của cơ quan thuế các nước; Xây dựng mô hình, các phương pháp thanh tra cho ngành thuế sao cho phù hợp với cơ chế quản lý, theo từng sắc thuế;

Xây dựng vàphân tích, áp dụng kỹ thuật công nghệ quản lý rủi ro và lập kế hoạch thanh tra thuế hàng năm.

- Công tác thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá đối với các DN FDI cần thực hiện một số biện pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý cụ thể như:

+ Kiến nghị xây dựng thêm Luật chống chuyển giá để làm cơ sở pháp lý cho công tác thanh tra, kiểm tra.

+ Trong chính sách ưu đãi đầu tư cần tập trung hỗ trợ DN, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho DN, cần hạn chế ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp vì dễ dẫn đến việc chuyển giá.

- Sử dụng thêm công cụ chống chuyển giá APA (advance pricing agreement - thỏa thuận xác định giá trước): Bản chất của APA là việc cam kết thực hiện giao dịch theo những phương thức được dự đoán trước và được cơ quan thuế chấp thuận và giá được thỏa thuận trong APA chỉ có ý nghĩa để tính thuế và không có giá trị ràng buộc giữa người bán và người mua, không liên quan đến giá của hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các DN FDI để phát hiện ra các trường hợp có dấu hiệu gian lận, chuyển giá như: DN được ưu đãi miễn giảm thuế TNDN, DN có doanh thu lớn song số tiền nộp thuế thấp, DN thua lỗ nhiều năm liên tục nhưng vẫn mở rộng thêm cơ sở SXKD.

- Nâng cao chất lượng về nguồn lực:

+ Đề xuất thành lập thêm Phòng Chuyển giá chuyên trách thực hiện thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá.

+ Đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu và bồi dưỡng nâng cao thường xuyên cho cán bộ công chức làm công tác thanh tra chống chuyển giá.

+ Tăng cường kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ công chức thi hành công vụ tránh hiện tượng cấu kết với các DN FDI gây thất thoát thuế cho Nhà nước.

- Thường xuyên tổng kết để rút kinh nghiệm giữa các địa phương:

+ Xây dựng các kế hoạch định kỳ hội nghị báo cáo kinh nghiệm, tổng kết lại việc thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá.

+ Trong hội nghị cần mời thêm các chuyên gia trong và ngoài nước trong lĩnh vực chống chuyển giá đóng góp ý kiến xây dựng để các địa phương học tập nghiên cứu.

- Tăng cường áp dụng ứng dụng CNTT vào hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế:

+ Cập nhật thông tin, dữ liệu về thuế đầy đủ để có thể tra cứu nhanh, kịp thời và chính xác thuận lợi trong quá trình thanh tra, kiểm tra.

+ Liên kết phối hợp với các ngành, các cấp địa phương xây dựng cơ sở dữ liệu về DN, đánh giá toàn diện các mặt của DN, các môi liên kết giữa DN đang thanh tra, kiểm tra với các DN có liên kết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)