Công tác thanh tra kiểm tra

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 46 - 50)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP FDI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.3. Thực trạng công tác quản lý thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp

2.3.6. Công tác thanh tra kiểm tra

Đặc biệt, để chống thất thu về thuế, Cục Thuế đã thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế theo phương pháp quản lý rủi ro, dựa trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin người nộp thuế. Xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu để tăng cường kiểm tra, rà soát, phân loại những ngành nghề có rủi ro cao để có biện pháp đấu tranh với các hành vi gian lận thuế. Tập trung thanh tra, kiểm tra đối với 16 lĩnh vực có rủi ro cao về thuế, trong đó có một số lĩnh vực trọng yếu như: Kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh và chuyển nhượng bất động

sản; chuyển nhượng vốn; DN bán hàng đa cấp... đã tác động trực tiếp đến tính tự giác tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế, tạo nên hiệu ứng lan truyền trên kênh thông tin của người nộp thuế.

Việc đẩy mạnh thanh, kiểm tra đối với DN, đôn đốc thu nợ đọng thuế nhằm giúp tăng nguồn thu cho ngân sách luôn được cơ quan thuế chú trọng.

Biểu 2.8. Thống kê kết quả Thanh tra - Kiểm tra trên địa bàn TP. Hải Phòng năm 2014 - 2018

Kiểm tra Thanh tra

Năm Số DN Tổng số Truy

thu (Tr.đồng) Số DN Tổng số Truy thu (Tr.đồng)

2014 2.364 147.345 238 60.592

2015 2.046 130.970 224 110.818

2016 2.330 211.581 176 78.800

2017 2.334 205.460 173 135.408

2018 2.182 308.927 174 148.425

(Nguồn: Cục thuế TP Hải Phòng) Qua số liệu Bảng trên từ năm 2014-2018 cho thấy số thu qua các năm đều tăng, các doanh nghiệp FDI luôn được quan tâm và chú ý trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Cục Thuế TP. Hải Phòng chỉ đạo các bộ phận Thanh tra - Kiểm tra đối với các doanh nghiệp FDI từ hưởng ưu đãi đến các đơn vị có rủi ro, có dấu hiệu vi phạm, trốn thuế, chuyển giá để tăng cường thu ngân sách.

Về Thanh tra - Kiểm tra đối với DN có giao dịch liên kết và có hiện tượng chuyển giá:

Hiện nay, xác định giá thị trường trong các giao dịch liên kết được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 20/2/2017 của Chính Phủ và Thông tư số 41/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, với điều kiện thực tế chưa phù hợp ở nước ta, điều này tạo ra nhiều cơ hội cho các DN né tránh việc thực hiện nghĩa vụ thuế trong thời gian qua không những gây thất

thu cho NSNN mà còn tác động rất lớn đến các DN trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đặc biệt là các DN đa quốc gia, DN FDI.

Khi góp vốn liên doanh bằng tài sản như máy móc thiết bị hoặc mang máy móc thiết bị vào Việt Nam để xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của nhà máy, làm cho giá cả công nghệ được đẩy lên rất cao. Do đó, phần vốn góp với tỷ lệ góp vốn cao hơn so với vốn góp thực tế. Từ phần vốn cao hơn này, lợi nhuận thu được của các chủ đầu tư sau khi phân chia sẽ lớn hơn, do tỷ lệ góp vốn cao hơn vốn thực tế.

Bên cạnh đó, việc định giá cao máy móc thiết bị, vật tư đầu vào các nhà đầu tư có thể làm giảm nguồn thu NSNN bằng cách chuyển một phần thu nhập nhận được sang cho công ty mẹ nếu thuế suất thuế TNDN giữa hai nước bằng nhau. Nếu thuế suất thuế TNDN ở nước ngoài cao hơn thì các công ty ở nước ngoài sẽ tăng giá và chuyển giao hàng hóa và dịch vụ cho chi nhánh ở Việt Nam.

Cho thấy, trốn thuế qua chuyển giá là một cách khá an toàn để các DN FDI có thể thu được lợi nhuận tối đa, đây là hình thức gian lận thương mại tinh vi mà nhà nước vẫn chưa có biện pháp cụ thể để xử lý.

Trong quá trình quản lý thuế các DN FDI, chống chuyển giá, cơ quan Thuế đã gặp một số khó khăn vướng mắc như sau:

+ Căn cứ pháp lý ấn định giá và ấn định chi phí còn chung chung, chưa cụ thể. Trong Luật Quản lý thuế có quy định: cơ quan thuế có quyền ấn định thuế khi NNT “Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường”.

+ Việc xác định được giá thị trường chưa khách quan, vì yêu cầu phải có thông tin và phân tích theo từng ngành nghề lĩnh vực liên quan, chưa có cơ sở pháp lý xác định giá cả thị trường, gây lúng túng và tương đối bị động đối với cơ quan thuế trong quá trình triển khai, nhất là khi có tố tụng trước pháp luật.

+ Chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu về giá giao dịch, giá mua, giá bán của các DN kinh doanh theo ngành nghề, mặt hàng và quy mô kinh doanh.

Bảng 2.9. Kết quả kiểm tra doanh nghiệp có giao dịch liên kết trên địa bàn TP. Hải Phòng năm 2014 - 2018

Số

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

1 Đã kiểm tra Hồ sơ 8 5 5 5 7

2 Tổng số truy thu Trđ 8.039 6.697 8.742 4.549 10.458 3 Giảm lỗ Trđ 177.821 67.402 249.588 255.301 215.753

(Nguồn số liệu: Cục thuế TP. Hải Phòng) Theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, ngành thuế phải tiến hành thanh tra ít nhất 18% số DN đang hoạt động, 100% hồ sơ hoàn thuế được thanh, kiểm tra.

Dựa trên các phần mềm công nghệ sẽ cho phép xây dựng cơ sở dữ liệu DN, xây dựng hệ thống tỷ suất ngành nghề hoạt động kinh doanh nhằm phục vụ cho công tác thanh, kiểm tra nói chung và đặc biệt trong lĩnh vực thanh tra giá chuyển nhượng nói riêng.

Trong thời gian vừa qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với khối doanh nghiệp FDI được thực hiện một cách liên tục khẩn trương đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, xử lý vi phạm triệt để đã có tác dụng răn đe, giáo dục ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế trên địa bàn Hải Phòng nói chung và người nộp thuế thuộc khối doanh nghiệp có vốn FDI nói riêng.

Năm 2018, Cục Thuế tiến hành thanh tra doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết tại 07 doanh nghiệp (năm tài chính được thanh tra từ 2013- 2017). Tổng số truy thu 10.458 triệu đồng, giảm lỗ 215.753 triệu đồng, cụ thể như sau:

- Giảm lỗ tại 05 doanh nghiệp (Công ty TNHH May Yes Vina, Công ty TNHH Giầy Stateway Việt Nam, Công ty TNHH Giấy Konya Việt Nam, Công ty

TNNN Shinyon Việt Nam, Công ty TNHH Well Powet Việt Nam và Công ty TNHH khí công nghiệp Messter Hải Phòng)

- Có 02 doanh nghiệp lỗ do phát hiện có dấu hiệu chuyển giá (đó là : Công ty TNHH Sougou Việt Nam và Công ty TNHH Jhcos Việt Nam)

Hoạt động thanh kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hải Phòng thực hiện theo đúng quy định của các Thông tư và Luật ban hành nhằm giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành thuế của đối tượng nộp thuế,từ đó tạo niềm tin của NNT vào chính sách thuế của Nhà nước, thúc đẩy sự phát triển của các DN trên địa bàn nói chung và DN FDI nói riêng do đã tạo ra sự bình đẳng và động viên, khuyến khích các DN SXKD lành mạnh, chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)