Công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP. Hải Phòng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP FDI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.3. Thực trạng công tác quản lý thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp

2.3.2. Công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP. Hải Phòng

Bảng 2.5: Tình hình thu thuế TNDN các khu vực doanh nghiệp Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Khu vực DNNN TW 378.937 502.114 442.292 423.967 480.288 Khu vực DNNN Địa

phương 195.283 173.378 200.370 170.336 168.209

Khu vực DN FDI 1.048.028 1.120.391 1.291.507 1.552.886 2.477.100 Khu vực NQD 402.010 577.571 708.462 969.060 1.012.863 Tổng thu thuế TNDN 2.024.258 2.373.454 2.642.631 3.116.249 4.138.460 (Nguồn: Cục Thuế TP. Hải Phòng) Theo Báo cáo của Cục Thuế TP Hải Phòng, thuế thu nhập DN các năm 2014 đến năm 2018 tăng về số tuyệt đối, tuy nhiên số tương đối giảm so với năm 2014 do Tổng thu ngân sách các các sắc thuế khác tăng cao; số thuế TNDN của các DN FDI tăng cả về số tuyệt đối và tương đối theo từng năm.

Cụ thể, năm 2014 số thuế TNDN khu vực FDI đạt 1.048.028 triệu đồng nhưng đến năm 2018 số thuế TNDN từ khu vực FDI đạt 2.477.100 triệu đồng tăng 236% so năm 2014 và tăng 60% so với năm 2017.

Bảng 2.6. Tình hình nộp thuế TNDN tại văn phòng Cục Thuế Hải Phòng

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2015 2016 2017 2018

1 Tổng thu NSNN Triệu

đồng 9.514.409 13.383.841 17.068.675 21.909.000 24.768.000 Tổng thu thuế

TNDN

Triệu

đồng 2.024.258 2.373.484 2.642.631 3.116.249 4.138.460 2 Tỷ trọng/Tổng

thu ngân sách % 21,2% 17,7% 15,4% 14,2% 16,7%

Thuế TNDN của các DN FDI

Triệu

đồng 1.048.028 1.120.391 1.291.507 1.552.886 2.477.100 3 Tỷ trọng /Tổng

thuế TNDN % 51,7% 47,2% 48,8% 49,8% 59,8%

(Nguồn: Cục Thuế TP.Hải Phòng) Hình 2.3. Biểu đồ thu NSNN trên địa bàn TP Hải Phòng

Khái quát chung, kết quả thu ngân sách trên địa bàn TP. Hải Phòng tăng dần theo từng năm, trong đó phải kể đến khối doanh nghiệp FDI. Đạt được kết quả đó trước hết phải kể đến nỗ lực đổi mới, khắc phục khó khăn trong công tác quản lý thuế: khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu trên cơ sở thực hiện đúng pháp luật thuế Việt Nam, chất lượng quản lý thuế cũng được nâng cao. Về phía doanh nhiệp tại các khu vực nói chung và khu vực FDI nói

riêng, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua rất phát triển cả về doanh thu và quy mô hoạt động. Việc cải cách hành chính thuế đã mang lại thuận lợi cho cơ qua thuế và doanh nghiệp thực hiện hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, để giảm số thuế TNDN phải nộp, lợi dụng chính sách về ưu đãi thuế TNDN đối với các dự án đầu tư nên các doanh nghiệp thường áp dụng hành vi chuyển giá. Hiện nay, các DN sử dụng nhiều biện pháp ngày một tinh vi và khó phát hiện hơn.

* Các hành vi gian lận thuế thường gặp hiện nay:

- Hành vi gian lận thuế qua doanh thu: DN có thể thực hiện che giấu doanh thu bằng cách không kê khai doanh thu trong kỳ, chuyển số doanh thu từ năm này qua năm khác trong thời gian DN được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Xác định sai giá bán (thường là thấp hơn thực tế) nhằm giảm doanh thu hoặc không kê khai doanh thu có được do chênh lệch về doanh thu hàng bán trả góp, trả từng lần, ứng trước.

- Hành vi gian lận thuế qua chi phí: Chi phí bao gồm tiền lương, nguyên vật liệu, các khoản tiếp khách hoặc các chi phí không liên quan đến SXKD của DN; chuyển chi phí từ năm này sang năm khác để được hưởng ưu đãi thuế; hạch toán vượt mức các khoản chi phí có liên quan hay các khoản trích trước không hợp lý...

- Hành vi gian lận thuế qua thu nhập chịu thuế khác: không ghi nhận hoặc ghi nhận không đầy đủ các khoản lãi do chuyển nhượng thanh lý tài sản, lãi vay, lãi từ hoạt động kinh doanh chứng khoán …

Thực tế, nhiều doanh nghiệp FDI đã lợi dụng các chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, để làm giảm số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước như:

- DN FDI đã thực hiện đầu tư tại địa bàn trong hoặc ngoài khu kinh tế sắp hết thời gian ưu đãi, sau đó, chuyển dần sang thực hiện một hay nhiều dự án đầu tư mới bằng cách bán đi một phần hay toàn bộ tài sản để chuyển sang thành lập dự án mới khác tại địa bàn ưu đãi. Từ đó, họ lại được hưởng ưu đãi

thuế TNDN như ban đầu trong khi họ đã có lợi thế hơn so với các DN mới thực sự, các DN khởi nghiệp từ việc tìm kiếm khách hàng, thị trường, NVL đầu vào; chuyển lãi từ dự án không hưởng ưu đãi sang dự án hưởng ưu đãi; cố tình xây dựng các dự án đầu tư mới mang tính ngắn hạn, kém hiệu quả để nhằm mục đích hưởng lợi từ ưu đãi hoàn thuế cho khoản lợi nhuận đã được sử dụng để tái đầu tư.

Tình trạng chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: Một thực trạng cũng rất đáng báo động trong quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là tình trạng chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Các công ty đa quốc gia với số chi nhánh ở hầu khắp các nước thế giới rất thuận lợi để thực hiện hành vi gian lận thuế của mình dựa trên sự chênh lệch về thuế suất thuế TNDN, các quy định về miễn, giảm thuế giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)