Sự thay đổi về đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá và lao động việc làm của hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ việc làm cho người lao động nông nghiệp bị thu hồi đất ở huyện từ liêm, thành phố hà nội (Trang 46 - 60)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng thu hồi đất và các giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất ở huyện từ liêm

3.1.3. Sự thay đổi về đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá và lao động việc làm của hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi

Ổn định đời sống cho người dân nông thôn sau khi thu hồi đất nông nghiệp là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Thực tế cho thấy, rủi ro có thể xảy ra đối với mọi người, mọi gia đình, tuy nhiên đối với nông dân là những người sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, điều kiện sống khó khăn nên rủi ro xảy ra đối với họ thường nghiêm trọng và nhiều hơn. Để phục vụ cho cho chủ trương công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước mà quỹ đất sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi, bị giảm một phần hoặc toàn bộ đất nông nghiệp. Đứng trước nguy cơ phải thay đổi ngành nghề truyền thống, đối mặt với hàng loạt vấn đề về thay đổi môi trường sống… thì rủi ro họ gặp phải sẽ phức tạp hơn. Những con số sau phần nào nói lên điều đó:

khoảng 18.685 hộ dân bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất, 70% tiền bồi thường sử dụng không có hiệu quả, chỉ có hơn 29% người dân có đời sống tốt hơn trước khi nhận tiền bồi thường.

3.1.3.1. Về thu nhập của người dân

Sau khi bị thu hồi đất, sự thay đổi dễ nhận thấy nhất của các hộ gia đình chính là thay đổi về sinh kế và các nguồn thu nhập. Thu nhập từ nông nghiệp đã giảm từ gần 100% xuống 1/3 hoặc 2/3, đồng thời cũng không còn là sinh kế chính.

Thu nhập chính của các hộ gia đình lại là thu nhập từ việc làm thuê ở bên ngoài vốn bấp bênh và chứa đựng rất nhiều rủi ro. “Những hộ nông dân sau thu hồi đất thường gặp phải khó khăn liên quan tới việc chi tiêu cho nhu cầu lương thực, thực phẩm, bởi bán rẻ mua đắt đang là nghịch lý đối với người nông dân trong chuỗi giá trị của thị trường nông sản hiện nay”

Trước đây thu nhập của các hộ gia đình chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp và được tính bằng thóc không phải bằng tiền mặt. Thực tế, sản xuất nông nghiệp không mang lại cho người dân một nguồn thu nhập tốt để có thể cho họ giàu có về kinh tế vì sau khi trừ đi các khoản chi phí như phân bón, giống…họ chỉ được hưởng dưới hai tạ lúa/một sào/ một vụ. Nếu vào thời điểm năm 2004, giá lúa là 4 nghìn đồng/một kg thì thu nhập của một hộ gia đình bình thường được 4.000 nghìn đồng/sào/vụ và 8.000 nghìn đồng/sào/năm. Đến nay thu nhập bình quân của nhiều hộ gia đình từ việc cho thuê nhà trọ đạt khoảng 1.500 nghìn đồng/tháng.

Cụ thể qua số liệu điều tra tại 05 xã Tây Mỗ, Thuỵ Phương, Xuân Đỉnh, Mỹ Đình và Minh Khai như sau:

Thu nhập bình quân của hộ/năm tăng từ 38.899 nghìn đồng lên 51.511 nghìn đồng và bình quân đầu người/tháng từ 810 nghìn đồng lên 1.072 nghìn đồng.

Trong 05 xã, thu nhập bình quân đầu người/năm thời điểm trước khi thu hồi đất của xã Mỹ Đình thấp nhất là 9.424 nghìn đồng, nhưng sau khi thu hồi đất, mức độ chênh lệnh về thu nhập bình quân đầu người/năm của xã lên tới 12.628 nghìn đồng (tăng 3.386 nghìn đồng), tiếp đến là xã Minh Khai và xã Tây Mỗ. So với thời điểm trước khi thu hồi đất, thu nhập bình quân đầu người hàng tháng của các hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi tăng lên rất nhiều.

Thu nhập bình quân đầu người/tháng thời điểm sau khi thu hồi đất của các hộ ở xã Tây Mỗ là 1.068 nghìn đồng/tháng, xã Thuỵ Phương là 1.076 nghìn đồng/tháng, xã Xuân Đỉnh là 1.092 nghìn đồng/tháng và xã Minh Khai là 1.076 nghìn đồng/tháng v.v..

Qua số liệu điều tra tại bảng 3.4 ta thấy trong 200 hộ điều tra tại 05 xã điển hình Tây Mỗ, Thuỵ Phương, Xuân Đỉnh, Mỹ Đình và Minh Khai: số hộ

có thu nhập giảm là 31 hộ chiếm 20,7%, số hộ có thu nhập tăng là 79 hộ đạt 52,5%. Xã Tây Mỗ và xã Xuân Đỉnh cùng có số hộ thu nhập tăng cao

hộ điều tra.

Nguyên nhân thu nhập tăng hay giảm của những hộ dân bị thu hồi đất

phụ thuộc vào công ăn việc làm của họ. Thu nhập tăng là do người dân lựa chọn cho mình công việc thuận tiện và mức độ thường xuyên có việc làm của

họ. Mặt khác khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đã bồi thường, hỗ trợ một khoản tài chính lớn, một số gia đình đã dùng khoản tiền này đầu tư sang các lĩnh vực khác như kinh doanh, buôn bán… lợi nhuận thu được sẽ cao hơn khi họ làm sản xuất nông nghiệp. Vì vậy đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tăng thu nhập của các hộ sau khi thu hồi đất.

Kết quả khảo sát cho thấy, đa số người nông dân không còn ruộng hoặc thiếu ruộng sẽ chuyển sang làm các nghề như kinh doanh, buôn bán nhỏ, thợ mộc, xe ôm, làm thuê, … Đặc biệt trên địa bàn huyện Từ Liêm xuất hiện loại

hình kinh doanh mới là xây nhà cho sinh viên thuê. Đây là một loại hình đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Bảng 3.4. Kết quả điều tra về thay đổi thu nhập của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp năm 2012

STT Chỉ tiêu

Tổng cộng

05 xã Tây Mỗ Thuỵ

Phương Xuân Đỉnh Mỹ Đình Minh Khai Tổng

số (hộ)

Tỷ lệ

%

Tổng số (hộ)

Tỷ lệ

%

Tổng số (hộ)

Tỷ lệ

%

Tổng số (hộ)

Tỷ lệ %

Tổng số (hộ)

Tỷ lệ

%

Tổng số (hộ)

Tỷ lệ

% 1

Tổng

số hộ 200 100 45 100 35 100 45 100 36 100 39 100

2

Số hộ có thu nhập tăng lên

105 52,5 28 62,2

16 45,7 28 62,2 16 45,5 17 43,6

3

Số hộ có thu nhập không đổi

54 27,0 10 22,2 11 31,4 10 22,2 12 33,3 11 28,2

4

Số hộ có thu nhập giảm xuống

41 20,5 7 15,6 8 22,9 7 15,6 8 22,2 11 28,2

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ.

3.1.3.2. Về trình độ học vấn và chất lượng lao động

Số lao động thuộc các hộ được chọn điều tra phân bố không đều nhau theo các xã và tập trung hơn vào các xã có nhiều đất bị thu hồi. Số lao động được phân bố theo địa bàn điều tra như sau:

Bảng 3.5: Lao động bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Từ Liêm

SST Nam

(lao động)

Nữ (lao động)

Chung Số lượng

(lao động)

Tỷ lệ so với tổng mẫu điều

tra (%)

1 Tây Mỗ 41 34 75 25,6

2 Thụy Phương 32 26 58 19,8

3 Xuân Đỉnh 12 13 25 8,53

4 Mỹ Đình 45 35 80 27,3

5 Minh Khai 28 27 55 18,77

Tổng 158 135 293 100

Theo điều tra mẫu lao động, trong tổng số 293 lao động thuộc diện thu hồi đất được khảo sát thì lao động nam chiếm tỷ lệ nhiều hơn nữ, có 158 lao động

nam chiếm 53.92 % trong tổng số và 135 lao động nữ chiếm 46.18 %. Tuy nhiên không có sự chênh lệch nhiều giữa tỷ lệ lao động nam và nữ. Tỷ lệ lao động ở các nhóm tuổi như sau:

Bảng 3.6: Cơ cấu tuổi của lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp được điều tra tại 05 xã: Tây Mỗ, Thụy Phương, Xuân Đỉnh, Mỹ Đình, Minh

Khai

Nhóm tuổi Số lượng lao động Tỷ lệ (%) so với tổng lao động được điều tra

15 - 19 13 4,44

20 - 24 42 14,33

25 - 29 40 13,65

30 - 34 41 14

35 - 39 41 14

Nhóm tuổi Số lượng lao động Tỷ lệ (%) so với tổng lao động được điều tra

40 - 44 34 11,6

45 - 49 26 8,87

50 - 54 24 8,19

Trên 55 32 10,92

Tổng cộng 293 100

Nguồn: Điều tra lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp huyện Từ Liêm 2012 Qua số liệu tổng hợp về cơ cấu tuổi của 293 lao động của 05 xã Tây Mỗ, Thuỵ Phương, Xuân Đỉnh, Mỹ Đình và Minh Khai ta thấy lao động trong độ tuổi 20 - 24 chiếm tỷ lệ cao nhất 14,33 %, đây là một thuận lợi cho huyện trong việc tạo việc làm cho đối tượng này vì đa số lao động ở độ tuổi này vừa học xong phổ thông trung học nên có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, tiếp thu nghề cao hơn vì khả năng thích ứng với đào tạo nhanh hơn. Người lao động trong độ tuổi thanh niên (từ 15 - 30 tuổi) chiếm tỷ lệ 32,42 %, đây là những lao động trẻ, năng động, dễ thích ứng với những thay đổi của cơ chế thị trường, dễ dàng học tập nghề mới và có thể tự kiếm việc làm cho họ. Lao

động có độ tuổi từ 30 - 45 cũng chiếm tỷ lệ khá cao (39,3%), đây là những lao động giàu kinh nghiệm trong sản xuất, chịu khó tìm tòi học hỏi để mở thêm nghề mới, song khả năng tiếp thu nghề đào tạo của họ gặp nhiều hạn chế. Đối tượng này chỉ có thể hướng dẫn tại chỗ thông qua thực tế sản xuất - kinh doanh. Và cuối cùng, lao động thuộc từ 45 tuổi trở lên vẫn chiếm tỷ lệ tương đối lớn (27,98%), phần lớn trong số họ có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp thấp, khả năng tiếp thu trong đào tạo nghề gặp nhiều hạn chế. Trước khi thu hồi đất phần lớn lao động này đều làm nông nghiệp hoặc làm thêm một số nghề thủ công, tiểu thủ công nghiệp, vì vậy trong thời gian tới đòi hỏi cần nhiều sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa của chính quyền các cấp để tạo việc làm cho đối tượng này.

Trình độ học vấn của lao động thuộc diện mất đất theo điều tra là tương đối đồng đều, phần lớn đều tốt nghiệp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

Bảng 3.7: Kết quả điều tra về trình độ học vấn của một số người trong độ tuổi lao động trước và sau khi bị thu hồi đất tại 05 xã: Tây Mỗ, Thụy

Phương, Xuân Đỉnh, Mỹ Đình, Minh Khai

Chỉ tiêu Trước khi

thu hồi

Sau khi thu hồi

Tăng, giảm trước và sau khi thu hồi

Tổng số đối tượng điều tra 293 293 0

- Chưa biết chữ và chưa tốt

nghiệp tiểu học 0 0 0

- Tiểu học 46 35 -11

- Trung học cơ sở 158 163 +5

- Phổ thông trung học 89 95 +6

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ Theo số liệu điều tra thời điểm trước và sau khi thu hồi đất, số người có trình độ văn hoá tương đối thấp, hầu hết lao động nông nghiệp dừng lại ở trình

độ trung học cơ sở, một số ít có trình độ phổ thông trung học, số lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp. Tuy nhiên so với các huyện nội thành khác thì tỷ lệ này cũng khá cao, và nó tạo nhiều thuận lợi cho việc chuyển đổi nghề nghiệp, tạo cơ sở cho việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lao động để họ có thể tìm được việc làm mới sau khi mất việc làm do bị thu hồi đất.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp: huyện Từ Liêm có số lao động nông nghiệp cao nhưng chất lượng lao động thấp cả về trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật

Theo số liệu bảng 3.8 ta thấy lao động mất đất không có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao: xã Mỹ Đình với tỷ lệ 66,2%, xã Minh Khai chiếm 66,9% đây cũng là khó khăn trong việc chuyển ngành nghề, tạo việc làm cho đối tượng này. Trong tổng số lao động có chuyên môn kỹ thuật thì tỷ lệ Trung học chuyên nghiệp là cao nhất: Tây Mỗ 21,25%, xã Thuỵ Phương 19,2%, đó là do sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông một số lượng lớn lao động đi học nghề trực tiếp tại các cơ sở như sửa xe, sửa chữa điện tử, tin học… hoặc đi làm công nhân trong các nhà máy mà không được đào tạo, không cấp chứng chỉ hay bằng cấp.

Bảng 3.8: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông nghiệp bị mất đất

ĐVT: % TT Trình độ người lao động nông

nghiệp

Tây Mỗ

Thuỵ Phương

Xuân Đỉnh

Mỹ Đình

Minh Khai 1 Không có chuyên môn kỹ thuật 60,00 53,10 65,80 66,20 66,90

2 Sơ cấp 2,50 16,20 6,70 9,81 8,90

3 Trung học chuyên nghiệp 21,25 19,20 18,90 18,01 9,70 4 Cao đẳng, đại học trở lên 16,25 11,50 8,60 5,98 14,50

Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Phòng LĐ - TB&XH huyện Từ Liêm

Với chất lượng lao động như trên có thể nói đây là một khó khăn lớn trong việc chuyển đổi nghề sau khi bị mất đất nông nghiệp. Lao động nông nghiệp khó tiếp cận được với những công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật, tay nghề, những công việc có thu nhập cao. Trong khi đó thị trường lao động luôn biến động và nhu cầu về lao động có chuyên môn kỹ thuật ngày càng cao. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn huyện có nhu cầu tuyển lao động rất lớn, nhưng với trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật thấp như vậy, người nông dân không thể đáp ứng được những yêu cầu của công việc mà nhà tuyển dụng đã đưa ra.

3.1.3.3. Việc làm của người dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Từ Liêm Theo số liệu tổng hợp tại bảng 3.9 ta thấy 293 lao động điều tra rải rác tại 05 xã Tây Mỗ, Thuỵ Phương, Xuân Đỉnh, Mỹ Đình và Minh Khai, trước khi bị thu hồi đất tỉ lệ lao động điều tra thất nghiệp là khá cao 12,29%, và tỉ lệ này lại tăng tại thời điểm hiện tại, tức là sau khi thu hồi đất nông nghiệp, lên đến 19,45%. Tỉ lệ lao động không làm việc trước và sau khi thu hồi đất cũng khá cao, tương ứng là 29,01% và 30,04%, không có sự chênh lệch lớn giữa hai thời điểm. Số lao động này chủ yếu là những người về hưu và những người đang đi học và lao động nội trợ, không có nhu cầu tìm việc làm. Tỉ lệ lao động điều tra đang làm việc trước khi thu hồi đất là 58,7% lớn hơn tỉ lệ này sau khi thu hồi đất là 50,51%.

Bảng 3.9: Tình hình việc làm của lao động trong diện bị thu hồi đất nông nghiệp tại 05 xã; Tây Mỗ, Thụy Phương, Xuân Đỉnh, Mỹ Đình, Minh

Khai

Thất nghiệp Đang làm việc Không làm

việc Tổng

Số lượng

Tỷ lệ

% so với tổng

điều

tra

Số lượng

Tỷ lệ

% so với tổng

điều

tra

Số lượng

Tỷ lệ

% so với tổng

điều

tra

Số lượng

Tỷ lệ

%

Trước khi thu hồi đất

Nam 15 5,12 96 32,76 47 16,04 158 53,92

Nữ 21 7,17 76 25,94 38 12,97 135 46,08

Chung 36 12,29 172 58,7 85 29,01 293 100

Sau khi thu hồi đất

Nam 26 8,87 85 29,01 47 16,04 158 53,92

Nữ 31 10,58 63 21,5 41 14,00 135 46,08

Chung 57 19,45 148 50,51 88 30,04 293 100

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ

So sánh thực trạng hoạt động kinh tế giữa nam và nữ ta thấy, trước khi thu hồi đất, tỉ lệ nữ tham gia hoạt động kinh tế là 33,11% thấp hơn so với tỉ lệ này ở nam là 37,88%. Tuy nhiên, tỉ lệ nữ thất nghiệp lại cao hơn ở nam. Kết luận này cũng đúng với thời điểm sau khi thu hồi đất. Sở dĩ như vậy là do, lao động nữ thường kém năng động hơn và có trình độ thấp hơn so với nam, bị ràng buộc nhiều hơn bởi mối quan hệ gia đình và xã hội nên thường khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm mới.

Trong số 148 người đang làm việc tại thời điểm hiện tại (sau thu hồi đất) được hỏi về tình trạng công việc hiện thời thì có 30 lao động trả lời là hoàn toàn phù hợp, chiếm 20,27% trong số các lao động đang làm việc, và 10,24% trong tổng số lao động mất đất điều tra. 77 lao động trong số lao động đang làm việc trả lời là có công việc đang làm bình thường, chiếm 52,03%, và có tới 41 lao động có việc làm không phù hợp, chiếm 27,7%. Như vậy, số lao động thỏa mãn với công việc của mình còn thấp.

Một thực tế ảnh hưởng đến thực trạng việc làm đó là do năm 2012 cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu vẫn chưa kết thúc, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn phải cắt giảm lao động. Nhiều lao động bị mất việc làm, đặc biệt là những lao động trong những hộ nông nghiệp vì trình độ chuyên môn kĩ thuật của họ thường thấp. Đa số các lao động trong huyện thường tìm các việc làm tạm thời như buôn bán, đi làm thuê, xe ôm… để chờ cơ hội tìm việc làm mới sau khi nền kinh tế phục hồi trở lại. Để đánh giá đúng thực trạng vấn đề này, cần tiến hành điều tra trên các lĩnh vực làm việc của các hộ trước và sau khi bị thu hồi đất.

Có thể nhận thấy rõ rệt sự thay đổi về loại hình việc làm của lực lượng lao động trong các gia đình nằm trong khu vực quy hoạch đô thị hoá. Trong điều kiện một nền kinh tế thị trường phát triển đầy sôi động, người tiêu dùng không chỉ có các nhu cầu về hàng hoá, sản phẩm như trước mà còn phát sinh

và ngày càng tăng nhu cầu về các loại, hình thức dịch vụ như dịch vụ bán hàng, dịch vụ sửa chữa, y tế, thẩm mỹ... Mặt khác, khi nguồn lao động tăng nhanh, đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, chỗ việc làm ngày càng thiếu. Những yếu tố đó đã có nhiều tác động tích cực, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại hình kinh doanh dịch vụ một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.

Ở Từ Liêm hiện nay đang tồn tại nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ khác nhau. Phổ biến hiện nay là dịch vụ nhà hàng, nhà trọ đáp ứng nhu cầu của người dân và khách thập phương đến thuê trọ. Đi liền với các dịch vụ này là các hàng quán như quán cơm bình dân, quán trà, quán cà phê, rất nhiều hàng quán tự phát vào ban đêm (chợ đêm ở sân vận động quốc gia Mỹ Đình).

Bên cạnh đó một số dịch vụ truyền thống đã xuất hiện từ lâu như bán hàng tạp phẩm, bán các loại lương thực, thực phẩm - hàng tiêu dùng hàng ngày, hoặc các dịch vụ sửa chữa xe đạp, xe máy, cắt tóc, gội đầu... cũng ngày càng được mở rộng cả về qui mô và số lượng. Phần lớn lực lượng lao động đã chuyển đổi từ các công việc trồng trọt và chăn nuôi sang các công việc kinh doanh buôn bán và dịch vụ cho thuê nhà trọ. Các công việc sản xuất mang tính chất tiểu thủ công nghiệp dường như không có sự thay đổi.

Sau khi gia đình bị thu hồi đất, việc làm của lực lượng lao động đã có thay đổi rõ rệt và nhanh chóng. Việc làm trong nông nghiệp như trồng trọt và chăn nuôi giảm mạnh từ 39,9% và 28,9% vào thời điểm trước khi gia đình bị thu hồi đất đến hiện nay giảm xuống còn 21,5% và 7,8%. Ngược lại, việc làm thuộc lĩnh vực thương mại và dịch vụ như kinh doanh buôn bán, kinh doanh cho thuê nhà trọ tăng lên đáng kể từ 5,0% và 0,7% đã tăng lên 19,3% và 17,2% sau khi có sự thu hẹp về đất sản xuất của gia đình. Lực lượng lao động làm các công việc thuộc ngành tiểu thủ công nghiệp như làm bún, thợ sản xuất khác hiện nay cũng tăng hơn so với trước khi diễn ra việc thu hồi đất song không nhiều.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ việc làm cho người lao động nông nghiệp bị thu hồi đất ở huyện từ liêm, thành phố hà nội (Trang 46 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)