Thực trạng công tác hỗ trợ về kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ việc làm cho người lao động nông nghiệp bị thu hồi đất ở huyện từ liêm, thành phố hà nội (Trang 60 - 66)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng về công tác hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp

3.2.1. Thực trạng công tác hỗ trợ về kinh tế

Từ năm 2008 đến nay, trên cơ sở các nghị định của Chính phủ, thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước và của toàn thành phố Hà Nội, huyện Từ Liêm luôn sát sao và áp dụng khá linh hoạt trong quá trình thực hiện công tác hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm, cụ thể:

Hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề cho các hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp cơ bản là bằng tiền xác định theo m2 đất nông nghiệp thực tế thu hồi với mức chung là 25.000 đ/m2, 30.000 đ/m2.

Một chính sách có tính “đột phá” được áp dụng đó là mô hình “đổi đất lấy dịch vụ”. Quyết định số 18/2007/QĐ-UB ngày 30/11/2007 và Quyết định số 33/2008/QĐ-UBND ngày 9/6/2008 của UBND thành phố Hà Nội hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất

nông nghiệp khi bị thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp bằng 03 hình thức: bằng đất ở, căn hộ chung cư và bằng tiền và chỉ được hỗ trợ 01 lần.

Đây là một chính sách nhận được sự đồng tình, nhất trí cao của đông đảo người dân có đất bị thu hồi. Đất “dịch vụ” không những giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động mà còn có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Khi thực hiện đa số người dân đều đăng ký nguyện vọng nhận bằng đất. Huyện cũng đã giành một quỹ đất riêng để hỗ trợ cho chính sách này.

Đến ngày 29/9/2009 thành phố Hà Nội ban hành quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 thay thế các quyết định trên. Hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho người dân nông nghiệp bị thu hồi đất bằng hình thức: Hỗ trợ bằng tiền gấp 05 lần giá đất nông nghiệp và không hỗ trợ bằng đất ở như trước.

Hiệu lực về đất “dịch vụ” chỉ trong vòng một năm đã dẫn tới một cơ chế không đồng bộ trong quá trình thu hồi đất nông nghiệp làm cho công tác bồi thường hỗ trợ trên địa bàn Huyện gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt khi thực hiện các dự án có diện tích lớn, thời gian thực hiện kéo dài nhiều năm như dự án Khu công nghệ cao sinh học với diện tích giai đoạn 1 là 280 ha tại 04 xã Liên Mạc, Thuỵ Phương, Cổ Nhuế, Minh Khai, Dự án Thành phố giao lưu diện tích 30,08 ha tại xã Cổ Nhuế và Thị trấn Cầu Diễn, Dự án Khách sạn 5 sao tại xã Mễ Trì diện tích 3,8 ha....

Các hộ gia đình đã đăng ký nguyện vọng và được hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm như sau:

Toàn Huyện trong hai năm thực hiện 54 dự án tại 13 xã với tổng số hộ mất trên 30% diện tích đất nông nghiệp được hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm theo quy định là 2.312 hộ. Số hộ có nguyện vọng hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm bằng hình thức nhận bằng tiền là

1.887hộ/112,547m2 với số tiền hỗ trợ lên tới 525.890 tỷ đồng. Số hộ có nguyện vọng hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm bằng hình thức nhận bằng đất là 425hộ/31.320m2.

Xã có số hộ được hỗ trợ lớn nhất là Mễ Trì với 684 hộ trong đó số hộ nhận bằng tiền là 653 hộ /38.113m2 với số tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm 1 lần là 126.498 tỷ đồng, số hộ nhận bằng đất là 31hộ/1.860m2. Xã có số hộ được hỗ trợ thấp là Thuỵ Phương với 06 hộ trên diện tích 320m2 và các hộ đều có nguyện vọng hỗ trợ bằng hình thức nhận bằng đất ở.

Theo số liệu bảng 3.12 ta thấy đi liền với công tác hỗ trợ về kinh tế, Huyện còn tổ chức hỗ trợ học nghề, đóng bảo hiểm xã hội và trợ cấp khó khăn cho 1.310 lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trong 2.312 hộ.

Trong quá trình thực hiện, để đảm bảo quyền lợi của nhân dân và để đồng bộ chính sách trong cùng một dự án, huyện Từ Liêm đã có những cơ chế đặc thù (được sự chấp thuận của thành phố Hà Nội): đối với những dự án có diện tích lớn thực hiện giải phóng mặt bằng trong thời gian dài, một số dự án được phê duyệt quyết định thu hồi đất trước ngày 29/9/2009 (trước khi Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009) tiếp tục được áp dụng chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm bằng tiền theo quy định tại Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND cho các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp được giao trên 30% ví dụ dự án xây dựng nhà ở của văn phòng quốc hội tại xã Xuân Phương, Xây dựng trường trung học cơ sở tư thục Việt Úc xã Mỹ Đình, Khu đô thị Nam Thăng Long xã Xuân Đỉnh...

Bảng 3.11: Tổng hợp các hộ mất đất từ ngày 01/01/2008 đến 31/12/2012 trên địa bàn huyện Từ Liêm

STT

Số hộ theo phương án giao đất

Tổng số hộ bị thu hồi

đất

Trong đó Số hộ thu

hồi đất dưới 30%

Số hộ thu hồi đất trên 30%

1 Thuỵ Phương 836 227 221 6

2 Phú Diễn 1.420 361 159 202

3 Xuân Phương 2.016 550 530 20

4 Đông Ngạc 629 295 259 36

5 Thượng Cát 1.258 93 91 2

6 Liên Mạc 1.243 362 235 127

7 Minh Khai 1.810 141 124 17

8 Trung Văn 929 590 283 307

9 Đại Mỗ 1.963 197 166 31

10 Tây Mỗ 1.984 343 202 141

11 Mễ Trì 3.055 935 251 684

12 Cổ Nhuế 1.577 452 173 279

13 Mỹ Đình 1.530 472 237 235

14 Tây Tựu 2.600 194 105 89

15 Xuân Đỉnh 1.868 508 243 265

Cộng 24.718 5.720 3.279 2.441

Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện

Bảng 3.12: Hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho các hộ mất đất nông nghiệp trên 30% từ ngày 01/01/2008 đến 31/12/2012 tại huyện Từ Liêm

STT

Số dự án

Số hộ thu hồi đất trên

30%

Được hỗ trợ

Nhận đất Nhận tiền Số hộ hỗ

trợ học nghề BHXH, trợ cấp khó khăn Số

hộ

Diện tích (m2)

Số hộ

Diện tích (m2)

Thành tiền (đồng)

1 Thuỵ

Phương 2 6 6 480 0 0 0 0

2 Phú Diễn 6 202 111 8.880 91 6.655 44.717.811.883 0

3 XuânPhương 2 20 17 1.360 3 320 2.246.368.000 0

4 Đông Ngạc 1 36 0 0 36 2.160 25.123.824.000 0

5 Minh Khai 3 17 17 1.360 0 0 0 0

6 Trung Văn 6 307 31 1.860 276 16.370 91.835.651.124 0

7 Đại Mỗ 2 31 14 1.120 17 1.336 1.097.264.000 0

8 Tây Mỗ 2 141 76 6.080 65 4.926 35.661.080.000 0

9 Mễ Trì 13 684 31 1.860 653 38.113 126.498.299.640 1.200

10 Cổ Nhuế 6 279 23 1.380 256 15.342 31.453.391.118 0

11 Mỹ Đình 10 235 51 3.060 184 8.294 101.725.450.666 28

12 Tây Tựu 2 89 47 3.760 42 3.360 14.813.126.640 0

13 Xuân Đỉnh 6 265 2 120 263 15.671 78.088.591.755 82 Cộng 54 2.312 425 31.320 1.887 112.547 525.890.666.826 1.310

Nguồn: Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Từ Liêm

Bảng 3.13: Tình hình hỗ trợ bồi thường và thực trạng đời sống của các hộ dân

STT Địa Phương Tổng hộ điều tra

Mức độ hỗ trợ

(hộ) Mức sống (hộ) Thỏa

đáng

Không Thỏa đáng

Không khó khăn

Khó khăn

1 Tây Mỗ 45 25 20 18 27

2 Thụy Phương 35 17 18 14 21

3 Xuân Đỉnh 45 23 22 17 28

4 Mỹ Đình 36 15 21 19 17

5 Minh Khai 39 15 24 15 24

Tổng cộng 200 95 105 83 117

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ

Số liệu bảng 3.13 nghiên cứu mức độ hài lòng của các hộ dân về mức độ hỗ trợ bồi thường, trong 200 hộ điều tra có đến 105 hộ cho rằng mức độ hỗ trợ bồi thường không thỏa đáng, giá trị các hộ nhận được từ hỗ trợ bồi thường không bù đắp được giá trị mất đi từ việc đất sản xuất của các hộ gia đình bị thu hồi. Chính vì việc không hỗ trợ bồi thường hoặc hỗ trợ bồi thường không thỏa đáng làm cho đời sống của hộ dân bị thu hồi đất sản xuất rơi vào hoàn cảnh khó khăn, có 117 hộ. Đặc biệt, xã Minh Khai có tới 24/39 hộ được phỏng vấn cho rằng mức hỗ trợ bồi thường không thỏa đáng và tất cả các hộ này đều rơi vào hoàn cảnh có mức sống khó khăn. Mục tiêu của tất cả các dự án đều nhằm phát triển kinh tế và cải thiện đời sống kinh tế - xã hội của người dân. Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy mục tiêu này không đạt được kết quả cao và vấn đề đặt ra cần xem xét lại chính sách thu hồi đất, chính sách hỗ trợ bồi thường để giảm thiệt hại cho các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất và đời sống của các hộ dân phải ít khó khăn hơn so với trước khi bị thu hồi đất sản xuất.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ việc làm cho người lao động nông nghiệp bị thu hồi đất ở huyện từ liêm, thành phố hà nội (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)