Giải pháp về công tác tổ chức, quản lý và thực hiện

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ việc làm cho người lao động nông nghiệp bị thu hồi đất ở huyện từ liêm, thành phố hà nội (Trang 82 - 89)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Đề xuất giải pháp nhằm hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho lao đông thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp

3.4.3. Giải pháp về công tác tổ chức, quản lý và thực hiện

- Các cấp, các ngành địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò, lợi ích khi được đào tạo nghề. Cần phân tích cho người lao động thấy được cơ hội tìm được việc làm sau khi đào tạo nghề, từ đó tác động đến nhận thức của người lao động đối với học nghề.

Ngoài các phương tiện thông tin đại chúng, Huyện có thể thành lập các đội tuyên truyền đến tận nhà người dân, hoặc có thể nhờ sự hỗ trợ của các đoàn thể như: Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên cộng sản và các tổ chức chính trị - xã hội khác cùng phối hợp với chính quyền hướng dẫn, thuyết phục người lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp, đặc biệt là những lao động dưới 35 tuổi tham gia học nghề, đồng thời tư vấn cho nhóm đối tượng này sử dụng tiền bồi thường vào việc đào tạo nghề, tạo việc làm, đầu tư cho giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ để đem lại hiệu quả cao và lâu dài.

Đặc biệt đối với lao động thanh niên thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp thì công tác tuyên truyền và hướng nghiệp lại càng cần phải được chú trọng nhiều hơn. Huyện cần thành lập các đội tuyên truyền ngay tại các xã, định hướng

nghề nghiệp cho thanh niên từ khi còn học phổ thông. Điều này là vô cùng quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của nhóm đối tượng này về vai trò của đào tạo nghề, để sau khi ra trường mặc dù không còn đất sản xuất nhưng vẫn có thể tự tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm cho bản thân.

- Thực tiễn những năm qua cho thấy, công tác dự báo quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị, các khu công nghiệp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Do công tác dự báo quy hoạch, kế hoạch chưa tốt nên việc đảm bảo việc làm, thu nhập điều kiện sống của người dân có đất bị thu hồi trên địa bàn những năm qua được thực hiện một cách thụ động.

Cần có điều tra, khảo sát trước khi phê duyệt các dự án thu hồi đất. Các dự án đầu tư một mặt đem lại lợi ích rất lớn cho địa phương và người dân trên địa bàn, nhưng mặt khác cũng có những tác động tiêu cực đến môi trường và đời sống, việc làm của những hộ gia đình có đất bị thu hồi.

- Xây dựng quy hoạch chiến lược tạo việc làm cho người lao động trong quá trình đô thị hoá trên địa bàn Huyện như:

+ Số việc làm có thể tạo ra của khu vực đô thị hoá

+ Số lao động có thể thu hút hàng năm vào các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ

+ Số việc làm gián tiếp có khả năng tạo ra được do quá trình đô thị hoá.

- Tăng cường vai trò và trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc thu hồi, tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.

- Về tổ chức thực hiện, cần huy động và có sự phối hợp đồng bộ từ cấp xã tới huyện và giữa các cơ quan chức năng trong thu hồi đất, giải quyết việc làm, ổn định thu nhập và điều kiện sống cho người dân. Đây là trách nhiệm của các ban ngành, các tổ chức có liên quan, không chỉ cơ quan quản lý đất đai, mà cả cơ quan pháp luật, các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, các cơ quan tài chính, ngân hàng, giáo dục, đào tạo...

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội rút ra một số kết luận sau:

- Quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm cho các loại đất trên địa bàn huyện biến động mạnh, đặc biệt là đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, Trong giai đoạn từ năm 2008 - 2012 diện tích đất nông nghiệp của huyện giảm 636,86ha. Điều này làm thay đổi về về đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá và lao động việc làm của hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi.

- Do việc sử dụng tiền bồi thường của các hộ dân không hiệu quả (chiếm 70%), khả năng chuyển đổi nghề nghiệp kém nên số lao động bị thất nghiệp lớn.

- Công tác hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp được Huyện Từ Liêm thực hiện triển khai tích cực. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, cơ chế chính sách không ngừng thay đổi dẫn đến thiếu đồng bộ, tỷ lệ hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất còn thấp (chỉ chiếm 23,12%).

Các hình thức dạy nghề, tạo việc làm còn mang tính sơ sài chưa gắn kết chặt chẽ với người dân, tỷ lệ người lao động không được hỗ trợ học nghề, tạo việc làm còn cao (62,55%).

- Các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm còn nhiều bất cập như: Mới tập trung quan tâm đến bồi thường thiệt hại vật chất, chưa chú trọng đến chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp bị thu hồi đất. Hầu hết các chính sách đều quy các gói hỗ trợ thành tiền, chính vì vậy khi người dân sử dụng tiền không hiệu quả sẽ dẫn đến thất nghiệp và thu nhập suy giảm.

- Một số giải pháp để hoàn thiện về chính sách và công tác tổ chức

thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho người có đất nông nghiệp bị thu hồi trên địa bàn huyện Từ Liêm:

- Về cơ chế chính sách: Cần chú trọng tăng tỷ lệ đầu tư cho vấn đề đào tạo nghề, hỗ trợ ưu tiên riêng biệt đối với nhóm lao động dưới 35 tuổi. Thực hiện xã hội hoá đào tạo nghề, mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo nghề với các cơ sở đào tạo nghề công lập, xác định rõ trách nhiệm của các bên trong việc hỗ trợ, đào tạo nghề.

+ Về kinh tế - xã hội: Khai thác và phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp và nghề truyền thống phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá của Huyện. Củng cố hoạt động dịch vụ tạo việc làm và xuất khẩu lao động.

+ Về công tác tổ chức và quản lý: Huyện cần có biện pháp để gắn kết giữa các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển ngành với chiến lược đào tạo nghề. Các cấp chính quyền huyện, xã cần tuyên truyền sâu rộng tới nhân dân và nắm rõ tình trạng lao động, việc làm ở những khu vực có đất nông nghiệp bị thu hồi, có kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với lao động của địa phương, từ đó xây dựng các đề án, chương trình đào tạo nghề cho từng giai đoạn cụ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Tài chính (2007), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ.

3. Chính phủ (1993), Nghị định số 64/1993/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ quy định: về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.

4. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ: Về thi hành Luật Đất đai năm 2003.

5. Chính phủ (2004), Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ: Về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất 6. Chính Phủ (2005), Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của

Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.

7. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ: Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

8. Chính Phủ (2009), Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

9. Chính Phủ (2012), Quyết định 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 “Chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp”

10. Đỗ Kim Chung (2008), Giáo trình kinh tế nông nghiệp NXB Nông nghiệp Hà Nội.

11. Đinh Văn Đãn và Lưu Văn Duy (2009): Chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn khi thu hồi đất nông nghiệp. In: Chính sách pháp luật đất đai liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hà Nội

12. Nguyễn Duy Hoàn (2008), “Sinh kế của người dân ven KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

13. Ngô Văn Hoàng (2008), “Nghiên cứu ảnh hưởng của mất đất nông nghiệp do xây dựng KCN Bắc Phú Cát đến sinh kế của nông dân xã Phú Cát, Quốc Oai, Hà Tây”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

14. Phí Thị Hương (2009), “Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp tại xã Đông Mỹ, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình”, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.

15. Nguyễn Hữu Mùi, Nguyễn Thuý Nga (2010), “Từ Liêm huyện đăng khoa chí”, Nhà xuất bản dân trí.

16. Nguyễn Chí Mỳ - Hoàng Xuân Nghĩa – Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội (2009), “Hậu giải phóng mặt bằng ở Hà Nội, vấn đề và giải pháp”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

17. Nguyễn Hữu Tiến (2010), Vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

18. Phòng Tài nguyên môi trường huyện Từ Liêm (2011, 2012), Thống kê đất đai trên toàn Huyện năm 2011, 2012.

19. UBND huyện Từ Liêm (2008, 2009, 2010, 2011, 2012), Báo cáo tổng kết.

20. UBND thành phố Hà Nội (2008), Quyết định số 2383/QĐ-UBND ngày 23/6/2008 về việc phê duyệt đề án: “Hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 – 2010”.

21. UBND thành phố Hà Nội (2009), Quyết đi ̣nh 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 củ a UBND thành phố Hà Nô ̣i quy đi ̣nh về viê ̣c: công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trên đi ̣a bàn thành phố Hà Nội.

22. Văn kiện ĐH đại biểu toàn quốc lần IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

Website

23. Nguyễn Thị Dung (2009), Chính sách đền bù, thu hồi đất của một số nước trong khu vực, Số 11 (179), http://www.tapchicongsan.org.vn

24. Nguyễn Trung Kiên (2008). “Giải quyết việc làm lao động nông thôn có đất bị thu hồi ở Vĩnh Phúc”: Dạy nghề, tạo việc làm tại chỗ. Cập nhật ngày 28/5/2008. Nguồn

25. http://thegioi.sannghenghiep.vn/?id=2739&view=detail

26. Phạm Thị Túy (2008), Vấn đề việc làm của nông dân hiện nay – Bài toán không dễ giải, số 7 (151) cập nhật ngày 12/4/2008. Nguồn http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&news-

_ID=11448185

27. Nghịch cảnh nông dân mất đất, mất nghề. Cập nhật ngày 24/10/2008.

Nguồn http://www.cpv.org.vn/print_preview.asp?id=BT2410088126 28. Nông dân mất đất, thất nghiệp do đô thị hóa. Cập nhật ngày 02/7/2005.

Nguồn http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/07/3B9DFB49/

29. Vĩnh Phúc: Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất.

Theo TTXVN. Cập nhật ngày 25/10/2008. Nguồn

http://dangcongsan.vn/print_preview.asp?id=BT25100857345

30. Vĩnh Phúc: Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất.

Theo TTXVN. Cập nhật ngày 17/12/2008. Nguồn

http://tnmtvinhphuc.gov.vn/index.php?nre_vp=News&in=viewstTÀI

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ việc làm cho người lao động nông nghiệp bị thu hồi đất ở huyện từ liêm, thành phố hà nội (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)