Phát triển kinh tế để tăng nguồn thu, cải thiện nguồn thu

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh (Trang 101 - 102)

5. Bố cục của luận văn

4.3.1. Phát triển kinh tế để tăng nguồn thu, cải thiện nguồn thu

* Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, khu du lịch, khu vực làng nghề...

* Đổi mới hoạt động thu Ngân sách Nhà nước, chú trọng xây dựng nuôi dưỡng nguồn thu mới, lâu dài, ổn định, vững chắc kết hợp với khai thác tốt các nguồn thu hiện có trên cơ sở phát huy thế mạnh, điều kiện tự nhiên của từng địa phương và tiềm năng của từng lĩnh vực để tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Cụ thể:

+ Thành phố cần có cơ chế tạo điều kiện hỗ trợ cho các thành phần kinh tế trong và ngoài thành phố phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh. Muốn vậy cần đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng toàn diện hơn, đầu tư xây dựng tiếp tục nâng cấp mở rộng các tuyến đường giao thông quan trọng, một mặt tăng cường giao lưu kinh tế giữa các vùng, thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, giới thiệu quảng bá các tiềm năng thế mạnh của địa phương. Mặt khác đôn đốc các nhà đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất ở các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp làng nghề còn thời hạn, đúng quy hoạch tiến hành đầu tư XD hạ tầng, nhà máy ,công xưởng để nhanh chóng đi vào hoạt động kinh doanh, buôn bán tạo ra sản phẩm , thu lãi cho nhà đầu tư, cho xã hội.

+ Trong lĩnh vực thương mại du lịch: đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động thương mại, du lịch, xuất khẩu qua địa bàn, nhất là xuất khẩu đồ gỗ, mỹ nghệ, giấy các mặt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hàng có lợi thế cạnh tranh, quảng bá sản phẩm truyền thống.

+ Trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Có cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như: sản xuất sắt, thép … Đẩy mạnh hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp như: đồ gỗ mĩ nghệ, giấy vệ sinh cao cấp...

* Tiếp tục đẩy mạnh công tác thu ngân sách theo luật định. Trước mắt cần chú trọng khai thác tốt nguồn thu từ đất đai, quy hoạch và lập các dự án nhà ở để vừa phát triển đô thị vừa đấu giá tạo nguồn vốn sử dụng đất cho đầu tư phát triển, kể cả tạo nguồn cho các dự án lớn đầu tư bằng hình thức (BT). Tăng cường chỉ đạo thực hiện cơ chế phối hợp trong công tác thu ngân sách và các biện pháp chống thất thu ngân sách, đặc biệt là thu thuế khu vực ngoài quốc doanh ở các làng nghề, các hoạt động xây dựng cơ bản, vận tải…

* Tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng mở rộng và phát triển. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua hỗ trợ lãi suất tạo thuận lợi cho người gửi, người vay và sự an toàn của hoạt động ngân hàng nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)