CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. Hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại
1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá công tác hạn chế rủi ro tín dụng
Kết quả của công tác hạn chế rủi ro tín dụng thực chất là kết quả của việc thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn khả năng rủi ro tín dụng xảy ra đối với hoạt động tín dụng. Để đo lường, đánh giá công tác hạn chế rủi ro tín dụng có thể đánh giá trên các chỉ tiêu sau:
- Mức độ (%) thay đổi của các chỉ tiêu đo lường mức độ rủi ro tín dụng ( tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu…), chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng …của năm sau so với năm trước hay kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch.
- Mức độ (%) chênh lệch các tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng so với giới hạn cho phép của Ngân hàng nhà nước (ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn <=10% và tỷ lệ nợ xấu <=5%);
- So sánh tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Ngân hàng so với mức trung bình của hệ thống các Ngân hàng và thứ tự so với các NHTM (có tính đến loại hình Ngân hàng Nhà nước và hệ thống các Ngân hàng Cổ phần..).
Dưới đây là một số chỉ tiêu đo lường mức độ rủi ro tín dụng, chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng được dùng để đánh giá công tác hạn chế rủi ro tín dụng như đã nêu ở trên:
• Các chỉ tiêu đo lường mức độ rủi ro tín dụng - Các chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn:
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. NQH thường là biểu hiện yếu kém về tài chính của Khách hàng và là dấu hiệu RRTD cho Ngân hàng. Trong hoạt động TDNH, NQH phát sinh là không thể tránh khỏi nhưng nếu NQH vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán của Ngân hàng.
NQH có nhiều mức độ khác nhau, căn cứ vào tính chất rủi ro, có một số các chỉ tiêu phản ánh NQH như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn, tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn, cơ cấu nợ quá hạn.
+ Tỷ lệ nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn = ( x 100%)
Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh số dư nợ đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết với 100 đồng dư nợ hiện hành thì có bao nhiêu đồng đã quá hạn.
+ Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn:
Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn = ( x 100%)
Tỷ lệ nợ quá hạn chỉ phản ánh những số dư thực sự đã quá hạn mà không phản ánh toàn bộ quy mô dư nợ có nguy cơ quá hạn (Tính theo đầu khế ước phát sinh nợ quá hạn). Chỉ tiêu tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn đã khắc phục được nhược điểm này. Chỉ tiêu tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn bao gồm toàn bộ dư nợ của một Khách hàng (kể cả đến hạn và chưa đến hạn) kể từ khi xuất hiện món nợ quá hạn đầu tiên trên tổng dư nợ của Ngân hàng. Vì vậy, nó phản ánh chính xác hơn mức độ RRTD của Ngân hàng.
+ Tỷ lệ Khách hàng có nợ quá hạn:
Tỷ lệ Khách hàng có NQH = ( Tổng số khách hàng có nợ quá hạn x 100%) Tổng số khách hàng có dư nợ
Chỉ tiêu Tỷ lệ Khách hàng có NQH cho biết cứ 100 Khách hàng vay vốn thì có bao nhiêu Khách hàng đã quá hạn. Nếu tỷ lệ này cao, phản ánh chính sách tín dụng của Ngân hàng là không hiệu quả. Ngoài ra, nếu chỉ tiêu này thấp hơn chỉ tiêu “nợ quá hạn”, cho biết nợ quá hạn tập trung vào những Khách hàng lớn.
Ngược lại, nếu chỉ tiêu này cao hơn chỉ tiêu “nợ quá hạn” cho biết nợ quá hạn tập trung vào những Khách hàng nhỏ.
+ Chỉ tiêu “Cơ cấu nợ quá hạn”
• Cơ cấu nợ quá hạn theo kỳ hạn khoản vay Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn = ( x 100%) Tỷ lệ nợ dài hạn quá hạn = ( x 100%)
• Cơ cấu nợ quá han theo ngành nghề
Tỷ lệ nợ quá hạn ngành a = ( Nơ quá hạn ngành a
x 100%) Dư nợ ngành a
• Cơ cấu nợ quá hạn theo Khối Khách hàng Tỷ lệ nợ quá hạn
theo Khối Khách hàng = ( Nơ quá hạn Khối Khách hàng
x 100%) Dư nợ Khối Khách hàng
Với các chỉ tiêu cơ cấu có thể phản ánh nợ quá hạn đang tập trung ở các khoản vay ngắn hạn hay trung dài hạn, tập trung ở ngành nghề chính, ở khối Khách hàng (KHCN; Khối Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Khối Doanh nghiệp lớn hay Khối các Định chế tài chính …) để từ đó có các điều kiện quản lý và chính sách phát triển tín dụng phù hợp.
Như vậy, khi có sự thay đổi của các chỉ tiêu trên, phần nào thể hiện công tác hạn chế RRTD của Ngân hàng:
-Mức độ(%) thay đổi các chỉ tiêu trên của năm sau so với năm trước hoặc của kỳ thực hiện so với kế hoạch càng lớn thể hiện công tác hạn chế rủi ro tín dụng của kỳ được đánh giá càng kém hiệu quả.
-Mức độ(%) thay đổi các chỉ tiêu trên của năm sau so với năm trước hoặc của kỳ thực hiện so với kế hoạch càng nhỏ thể hiện công tác hạn chế rủi ro tín dụng của kỳ được đánh giá hiệu quả hơn.
+ Khả năng thu hồi nợ quá hạn:
NQH có khả năng thu hồi = ( x 100%) NQH không có khả năng thu hồi = ( x 100%)
Nếu mức độ (%) thay đổi NQH có khả năng thu hồi càng lớn càng chứng tỏ
công tác hạn chế rủi ro tín dụng càng hiệu quả và ngược lại.
Nếu mức độ (%) thay đổi NQH không có khả năng thu hồi càng lớn càng chứng tỏ công tác hạn chế rủi ro tín dụng càng kém hiệu quả và ngược lại.
- Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu: Nợ xấu (Non – Performance Loans NPL) là các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5:
±Tỷ lệ nợ xấu =±( x 100%)
Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng tổng dư nợ có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Nợ xấu phản ánh khả năng mất vốn lớn của Ngân hàng . Mức độ (%) thay đổi tỷ lệ này càng cao càng chứng tỏ công tác hạn chế rủi ro tín dụng còn hạn chế.
Ngoài ra đối với các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu cũng giống như chỉ tiêu nợ quá hạn có những chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu theo kỳ hạn, ngành nghề, loại Khách hàng…
• Các chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng:
+ Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD:
Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD = ( x 100%)
Tùy theo cấp độ rủi ro mà TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro từ 0% đến 100% giá trị của từng khoản vay (sau khi trừ đi tài sản đảm bảo đã được định giá lại). Như vậy, nếu một Ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích dự phòng cũng sẽ càng cao. Thông thường, tỷ lệ này từ 0% đến 5%.
+ Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/nợ quá hạn:
Tỷ lệ này cho biết quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ quá hạn khi chúng chuyển thành các khoản cho vay không thu hồi được vốn. Tỷ lệ này cao tức là quỹ dự phòng rủi ro đủ bù đắp các thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cho vay của Ngân hàng, giảm nguy cơ rủi ro tín dụng của Ngân hàng và ngược lại.
+ Tỷ lệ nợ được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro Tỷ lệ nợ được xử lý bằng
quỹ dự phòng rủi ro = Nợ được xử lý bằng quỹ dự
phòng x 100%
Tổng dư nợ
Những khoản nợ khó đòi sẽ được xóa theo quy chế hiện hành (đưa ra hạch toán ngoại bảng) và được bù đắp bởi quỹ dự phòng RRTD. Như vậy, nếu Ngân hàng có tỷ lệ xóa nợ cao thể hiện tỷ lệ mất vốn lớn, chất lượng tín dụng thấp.
- Tỷ lệ tài sản đảm bảo trên tổng mức dư nợ cho vay:
Tỷ lệ tài sản đảm bảo trên tổng mức dư nợ cho
vay =
Giá trị tài sản đảm bảo
x 100%
Tổng dư nợ cho vay
- Hệ số thu nợ: là một trong những chỉ tiêu quan trọng thể hiện sự an toàn của đồng vốn cho vay. Nó thể hiện mối quan hệ giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay. Hệ số này càng lớn thì càng thể hiện dòng vốn chủ chuyển nhanh, mức độ an toàn vốn càng cao:
Hệ số thu nợ = Doanh số cho thu nợ
x 100%
Doanh số cho vay