Thực trạng các chỉ tiêu đánh giá công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại NH

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội Trường NEU (Trang 60 - 69)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

2.2. Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội

2.2.1. Thực trạng các chỉ tiêu đánh giá công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại NH

Bắt đầu từ tháng 9/2008, MB đã thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo hệ thống xếp hạng tín dụng (phân loại theo Điều 7 Quy định 493). Việc phân loại nợ theo hệ thống xếp hạng tín dụng đã phản ánh chính xác hơn khả năng trả nợ của Khách hàng đối với Ngân hàng, tức là ngòai việc căn cứ vào thời gian chậm trả của Khách hàng mà còn căn cứ các yếu tố liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, tình hình quan hệ tín dụng của Khách hàng tại các tổ chức tín dụng khác…theo một bộ chỉ tiêu cụ thể áp dụng cho từng ngành, từng đối tượng Khách hàng.

Trong thời gian vừa qua, MB triển khai chính sách tín dụng thận trọng; kiểm soát chặt chẽ rủi ro có thể xảy ra, duy trì tỷ lệ nợ xấu < 2%/năm.

Để đánh giá rõ hơn về công tác hạn chế rủi ro tín dụng của MB, chúng ta sẽ đi sâu phân tích các nhóm chỉ tiêu cụ thể:

2.2.1.1Các chỉ tiêu về nợ xấu và nợ quá hạn

Bảng 2.4:Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu tại MB năm 2009 - 2011 ĐVT: Tỷ đồng T

T Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị Giá trị +/- 10/09 Giá trị +/- 11/10

1 Tổng dư nợ 27.064 45.282 18.218 58.108 12.826

2 Nợ xấu 467 613 146 938 325

3 Nợ quá hạn 1.285 1.239 (46) 3.342 2.103

4 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,73 1,35 (0,38) 1,61 0,26

5 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 4,75 2,74 (2,01) 5,75 3,01 (Nguồn: Báo cáo của MB năm 2009– 2011) Thông qua bảng phân tích trên, có thể nhận thấy tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu năm 2010 có sự chuyển biến tích cực so với năm 2009; tỷ lệ nợ quá hạn giảm 2,01% từ 4,75% năm 2009 xuống còn 2,74% năm 2010; tỷ lệ nợ xấu giảm 0,38%

từ 1,73% năm 2009 xuống còn 1,35% năm 2010. Điều này cho thấy mức độ rủi ro của các khoản tín dụng tại MB năm 2010 đã giảm dần so với năm 2009. Tuy nhiên đến năm 2011, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu lại có xu hướng tăng lên. Năm 2011, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu tăng so với năm 2012 tương ứng là 3,01%, 0,26%, tăng so với năm 2010 tuy nhiên vẫn thấp hơn so với năm 2009. Xét về số tuyệt đối, nợ xấu và nợ quá hạn có sự gia tăng đáng kể 146 tỷ đồng (năm 2010) và 325 tỷ đồng (năm 2011). Điều này là hoàn toàn phù hợp bởi khi quy mô dư nợ tăng trưởng thì rủi ro phát sinh đối với các khoản tín dụng mới xảy ra là điều khó tránh khỏi, đồng thời là phù hợp với chu kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp, năm 2009 - 2011 được đánh giá là năm khó khăn đối với các doanh nghiệp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, đặc biệt năm 2011, cụ thể :

- Chi phí nhiều mặt hàng thiết yếu (đặc biệt là xăng dầu) tăng cao, giá cả của một số ngành biến động phức tạp ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh doanh nghiệp. Trong khi đó, việc tiêu thụ, luân chuyển hàng hoá lại diễn ra chậm, ảnh hưởng tới dòng tiền trả nợ của Khách hàng.

- Lãi suất huy động và cho vay bình quân của các TCTD tăng, làm tăng chi phí lãi vay của doanh nghiệp, lợi nhuận của doanh nghiệp không đảm bảo thanh toán chi phí lãi vay hàng tháng, khiến cho các doanh nghiệp đa số là duy trì hoặc thu hẹp quy mô hoạt động, chỉ tiếp tục kinh doanh cầm chừng đối với những dự án, những mảng hoạt động thế mạnh.

Năm 2009 – 2010, nền kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều dấu hiệu phục hồi, lãi suất vay vốn trên thị trường giảm khoảng 30% so với mức lãi suất năm 2008, Chính Phủ có những chính sách phát triển kinh tế hiệu quả đã giúp các doanh nghiệp tạo được dòng tiền trả nợ cho Ngân hàng. MB đã thu hồi được một phần nợ quá hạn phát sinh từ các năm trước nên giá trị và tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2010 giảm so với năm 2009 (thu hồi được 42 tỷ đồng nợ đã xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro). Tỷ lệ nợ xấu giảm về tỷ trọng nhưng tăng về giá trị chủ yếu là do các Khách hàng có nợ cần chú ý ở năm 2009 chưa được hồi phục và chưa có dòng tiền để trả nợ Ngân hàng.

Năm 2011, suy thoái kinh doanh tế kéo dài và không ổn định, đã khiến cho số lượng khách hàng gặp khó khăn, phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu đối với ngành ngân hàng nói chung và MB nói riêng ngày càng lớn. Đặc biệt là những khoản vay chứng khoán và bất động sản đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn nợ xấu tăng lên.

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ khiến nhiều khoản nợ của doanh nghiệp biến thành nợ xấu.

Bảng 2.5: Phân tích cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ

Đơn vị: Tỷ đồng

TT Chỉ tiêu Năm

2009

Năm 2010 Năm 2011

Giá trị +/- 10/09 Giá trị +/- 11/10 Tổng dư nợ xấu.

Trong đó: 467 613 146 938 325

1 Nhóm 3 213 125 (88) 306 181

Tỷ trọng/NPL (%) 46 20 (26) 33 13

2 Nhóm 4 77 71 (6) 111 40

Tỷ trọng/NPL (%) 16 12 (4) 12 0

3 Nhóm 5 177 417 240 521 104

Tỷ trọng/NPL (%) 38 68 30 55 (13)

(Nguồn: Báo cáo của MB năm 2009 – 2011) Cơ cấu của từng nhóm nợ trong tổng dư nợ xấu có sự thay đổi qua các năm, so với năm 2009 thì cơ cấu đang có sự chuyển biến không tốt. Dư nợ xấu thuộc nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) có nguy cơ gia tăng và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng nợ xấu. Nếu năm 2009, dư nợ xấu nhóm 5 chiếm 38% tổng nợ xấu thì đến năm 2010, dư nợ xấu nhóm 5 đã chiếm đến 68% nợ xấu tăng 30% so với năm 2009. Năm 2011 có xu hướng giảm xuống về tỷ trọng so với năm 2010 nhưng số tuyệt đối vẫn là con số khá cao, dư nợ xấu nhóm 5 đã tăng cao hơn 104 tỷ đồng so với năm 2010, chiếm 55% nợ xấu. Điều này cho thấy, chất lượng của các khoản nợ xấu ngày một thấp dần, một khi khoản vay đã phát sinh nợ quá hạn thì việc thu hồi nợ gặp khó khăn, khả năng nhảy nhóm cao hơn là tất yếu.

MB tập trung tài trợ chủ yếu cho các tổ chức kinh tế với tỷ trọng dư nợ lên đến 80% tổng dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ của các tổ chức kinh tế khá ổn định trong 6 năm qua. Theo bảng phân tích 2.6 dưới đây, dư nợ của các doanh nghiệp nhà nước vẫn duy trì ở mức ổn định tuy nhiên có xu hướng giảm tỷ trọng qua các năm. Điều này là do trong năm 2009 và 2010, một số Khách hàng đã chuyển đổi mô hình hoạt động từ Công ty TNHH sang Công ty Cổ phần. Dư nợ Khách hàng cá nhân có tốc độ tăng trưởng khá cao hàng năm (Năm 2009 tăng trưởng 93%, năm 2010 tăng trưởng 80%, năm 2011 tăng trưởng có xu hướng

giảm so với năm 2010 chỉ 10%), tuy nhiên tỷ trọng dư nợ Khách hàng cá nhân của MB vẫn chiếm tỷ lệ thấp và thị phần đối với mảng Khách hàng cá nhân của MB trên thị trường vẫn còn tương đối nhỏ.

Bảng 2.6: Phân tích nợ xấu theo thành phần kinh tế

Đơn vị : Triệu đồng

Năm Chỉ tiêu Công

ty CP DNNN

Công ty TNHH

nhân

DNTN và Hợp

tác xã

DN có vốn đầu tư nước ngoài

Tổng

Năm 2009

Tổng dư nợ 12.179 4.060 5.954 4.060 541 270 27.064

Dư nợ xấu 178 149 98 33 9 - 467

Tỷ lệ (%) 1,5 3,7 1,6 0,8 1,7 0,0 1,7

Năm 2010

Tổng dư nợ 19.638 3.621 14.089 7.317 565 52 45.282

Dư nợ xấu 238 93 219 35 28 - 613

Tỷ lệ (%) 1,2 2,6 1,6 0,5 5,0 0,0 1,4

+/-10/09(%) (0,3) (1,1) 0 (0,3) 3,3 0 (0,3)

Năm 2011

Tổng dư nợ 24.799 4.717 19.437 8.073 989 96 58.108

Dư nợ xấu 359 146 335 42 56 0 938

Tỷ lệ (%) 1,5 3,1 1,7 0,5 5,7 0 1,6

+/-11/10(%) 0,3 0,5 0,1 0 0,7 0 0,2

(Nguồn: Báo cáo của MB năm 2009 – 2011) Mặc dù doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng dư nợ nhưng tỷ lệ nợ xấu đối với thành phần kinh tế này ở mức tương đối cao và có chiều hướng tăng dần và có mức độ tăng tỷ lệ nợ xấu lớn nhất trong các thành phần kinh tế. Năm 2010 tăng 3,3% so với năm 2009, năm 2011 tăng 0,7% so với năm 2010. Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu đối với khu vực kinh tế Nhà nước tại MB cũng tăng mạnh so với năm 2010, tăng hơn 0.5%. Điều này cho thấy các khoản tín dụng theo hai đối tượng này đang tồn tại nhiều vấn đề, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Nếu so sánh về số tuyệt đối dư nợ xấu đang tập trung ở loại hình Công ty cổ phần và Công ty TNHH với tỷ trọng nợ xấu chiếm lần lượt là 38% và 36%.

Năm 2011, tập đoàn Vinashin rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính và không có khả năng trả các khoản nợ tại MB, phần lớn dư nợ của Vinashin tại MB

chuyển thành nợ xấu, khiến tỷ lệ nợ xấu đối với thành phần kinh tế nhà nước ở mức cao. Thêm vào đó, năm 2011 là năm kinh tế khó khăn, thắt chặt tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, thành phần kinh tế tư nhân là những đơn vị hoạt động manh mún, uy tín chưa cao, nguồn trả nợ khó đảm bảo, vì vậy tỷ lệ nợ xấu của thành phần kinh tế này ở mức cao nhất là điều dễ hiểu.

Bảng 2.7: Phân tích nợ xấu theo kỳ hạn trả nợ

Đơn vị : Tỷ đồng ST

T Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị Giá trị +/-10/09 (%) Giá trị +/-11/00 (%)

1 Tổng dư nợ xấu 467 613 31,3 938 53.0

2 Ngắn hạn

2.1 Dư nợ ngắn hạn 15.757 29.236 85,5 38.929 33,1

2.2 Dư nợ xấu ngắn hạn 322 365 13,3 657 80,0

2.3 Tỷ lệ nợ xấu ngắn

hạn(=2.2/2.1) (%) 2,0 1,2 (0,8) 1,7 0,5

2.4 Tỷ trọng dư nợ

xấu(=2.2/1) (%) 69,0 59,5 (9,5) 70,0 10,5

3 Trung dài hạn

3.1 Dư nợ trung dài hạn 11.307 16.046 41,9 19.179 19,5

3.2 Dư nợ xấu trung dài hạn 145 248 71,0 281 13,3

3.3 Tỷ lệ nợ xấu trung

hạn(=3.2/3.1) (%) 1,3 1,5 0,2 1,5 0

3.4 Tỷ trọng dư nợ

xấu(=3.2/1) (%) 31,0 40,5 9,5 30,0 10,5

(Nguồn: Báo cáo của MB năm 2009 – 2011) Hoạt động cho vay của MB đang tập trung vào các khoản vay ngắn hạn (có kỳ hạn <=12 tháng). Các khoản vay ngắn hạn trung bình chiếm khoảng 60% tổng dư nợ qua các năm. Tuy nhiên, dư nợ ngắn hạn của MB có xu hướng giảm, dư nợ cho vay trung dài hạn năm 2010 tăng trưởng mạnh (41,9%), đến 2011 thì tăng trưởng chậm lại(19,5%). Điều này là phù hợp với nhu cầu vốn của các Khách hàng và nền kinh tế, năm 2010 nhu cầu vốn đầu tư phát triển mở rộng sản xuất và tiêu dùng của Khách hàng ngày càng tăng, nhưng đến năm 2011 nền kinh tế khó

khăn, nhà nước sử dụng chính sách thắt chặt tín dụng nên nhu cầu vốn trung dài hạn giảm mạnh. Trong năm 2009, dư nợ của tất cả kỳ hạn đều tăng trưởng cao do chương trình hỗ trợ lãi suất 4%, kéo dài trong vòng 1 năm đối với các khoản vay ngắn hạn và trong vòng 2 năm với các khoản vay trung dài hạn của Chính phủ.

Việc áp dụng chính sách hỗ trợ lãi suất đã giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí lãi vay, lãi suất sau hỗ trợ còn khoảng 6,5%/năm. Đây là mức lãi suất rất hấp dẫn cho các doanh nghiệp để đầu tư duy trì và mở rộng phát triển kinh doanh. Năm 2011, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm chủ yếu.

Năm 2010, cùng với sự tăng trưởng của dư nợ trung - dài hạn, tỷ lệ nợ xấu đối với các khoản vay trung dài hạn tăng lên so với năm 2009. Tuy nhiên, năm 2011, tỷ lệ nợ xấu đối với các khoản vay dài hạn là 1.5% không tăng so với năm 2010. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu đối với các khoản vay ngắn hạn là 1,7% (tăng 0,5% so với năm 2010). Điều này đòi hỏi công tác thẩm định phê duyệt tín dụng cần phải được chú trọng vào các khoản vay ngắn hạn.

Như vậy, các khoản nợ xấu và nợ quá hạn tại MB mặc dù có xu hướng gia tăng về số tuyệt đối nhưng lại đang có xu hướng giảm về số tương đối. Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của các khoản vay ngắn hạn tăng so với 2010 nhưng vẫn giảm so với năm 2009. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy chất lượng tín dụng của MB đang ngày càng được cải thiện và khả năng giảm thiểu rủi ro đối với các khoản tín dụng đang ngày càng được tăng cường, một điểm cần lưu ý cho các nhà quản trị rủi ro là nợ xấu đang có xu hướng tăng nhanh hơn nợ quá hạn.

Bên cạnh việc phân tích nợ xấu của MB theo các tiêu chí nêu trên, vấn đề đặt ra cần quan tâm đến các khoản nợ cần chú ý (Nợ nhóm 2) có xu hướng giảm tuyệt đối từ 818 tỷ đồng (năm 2009) xuống còn 626 tỷ đồng (năm 2010). Điều này một phần là do một số khoản nợ khó thu hồi đã dần chuyển sang nợ xấu và một số khoản nợ có chất lượng tín dụng khả quan được chuyển về nhóm 1. Tuy nhiên, đến năm 2011 chỉ số này đã lên đến 2404 tỷ đồng. Như vậy nếu công tác hạn chế rủi ro không đựoc coi trọng thì việc các khoản nợ cần chú ý này rất có khả năng suy giảm chất lượng tín dụng và chuyển nợ nhóm 3, thậm chí nợ xấu là tất yếu. Chính vì vậy,

việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp hạn chế rủi ro đang là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với MB.

2.2.1.2.Mức độ trích lập dự phòng rủi ro và tổn thất tín dụng

Ngân hàng TMCP Quân đội thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2008 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều trong Quyết định 493. Mức độ trích lập dự phòng qua các năm được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2.8: Mức độ trích lập dự phòng qua các năm

ĐVT: Tỷ đồng

STT

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

DPCT DP

Chung DPCT DP

Chung DPCT DP

Chung

Dư đầu kỳ 141 106 257 190 426 312

Số tiền trích trong năm 194 84 398 122 420 101

Số tiền dự phòng sử dụng để XLRR trong năm

78 229 267

Dư cuối kỳ 257 190 426 312 579 413

(Nguồn: Báo cáo của MB năm 2009 – 2010)

Quỹ dự phòng tăng tương ứng với mức tăng của tổng dư nợ và mức tăng của dư nợ xấu. MB sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở thực hiện xếp hạng nhóm nợ cho Khách hàng và đo lường chính xác chất lượng tín dụng của khoản vay. Thực hiện tốt công tác trích lập dự phòng rủi ro giúp cho MB luôn chủ động trong việc xử lý những RRTD để lại hậu quả nghiêm trọng, nhưng mặt khác cũng tác động đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, làm cho quỹ thu nhập của Ngân hàng giảm. Năm 2010 và năm 2011, MB có sự gia tăng đột biến về số tiền trích lập dự phòng cụ thể và số tiền xử lý dự phòng trong năm là do sự gia tăng đột biến của nhóm nợ xấu của ngành đóng tàu vận tải biển, nhóm

Khách hàng Vinashin, Vinalines khi công văn Ngân hàng nhà nước về việc thực hiện chốt nhóm nợ 1-2 đối với các đơn vị tập đòan Vinashin hết hiệu lực.

Tổn thất tín dụng được thể hiện qua số tiền dùng quỹ dự phòng để xử lý RRTD hàng năm sau khi đã trừ đi phần thu hồi được từ những khoản nợ khó đòi đã được xử lý bằng quỹ dự phòng. Mức độ tổn thất tín dụng của MB trong 3 năm qua từ năm 2009 đến năm 2011 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.9: Mức độ tổn thất tín dụng qua các năm

ĐVT: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị Giá trị +/- 10/09(%) Giá trị +/- 11/10(%) 1 Số dư quỹ dự phòng RRTD

( DP chung + cụ thể) 447.182 737.910 65 992.340 34 2 Dư nợ xấu được xử lý

bằng quỹ dự phòng 77.570 229.421 196 267.077 16

3 Số nợ đã xử lý bằng quỹ

dự phòng thu hồi được 57.156 43.278 (24) 39.505 (8.7) 4 Tổng mức độ tổn thất tín

dụng (=2-3) 20.414 186.143 812 227.572 22

(Nguồn: Báo cáo của MB năm 2008 – 2010 )

Năm 2010, mức độ tổn thất tín dụng tăng đột biến so với năm 2009 lên đến 812%. Năm 2011, con số này không dừng lại, tiếp tục tăng 22% so với năm 2010.

Nguyên nhân của sự gia tăng đột biến là do năm 2010, MB đã thực hiện xử lý dự phòng các Khách hàng thuộc nhóm Vinashin, Vinaline. Như vậy, nếu nhìn nhận dưới giác độ này, dư nợ xấu đang có xu hướng gia tăng mạnh qua các năm, từ đó một lần nữa khẳng định hạn chế rủi ro tín dụng là một nhiệm vụ cấp thiết đối với MB.

2.2.1.3.Mức đảm bảo rủi ro tín dụng

Mức đảm bảo rủi ro là chỉ tiêu có tính thực tiễn cao để đánh giá mức độ phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng khi xảy ra rủi ro tín dụng.

Bảng 2.10: Mức độ đảm bảo rủi ro

Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Dư nợ quá hạn 1.285 1.239 3.342

2 Giá tri TSĐB 1.382 1.556 3.754

3 Quỹ DPRR 447,2 737,9 992,3

4 Mức đảm bảo RRTD

= (2+3)/1 (%) 142 185 142

(Nguồn: Báo cáo của MB năm 2009 – 2011 ) Với bảng số liệu nêu trên có thể thấy mức đảm bảo rủi ro của MB là tương đối cao và an toàn. Quỹ dự phòng trích lập đóng vai trò quan trọng việc chống đỡ rủi ro; tài sản đảm bảo được coi là nguồn trả nợ thứ cấp khi Khách hàng không trả được nợ đồng thời nhằm tăng trách nhiệm của ngừơi đi vay đối với Ngân hàng. Tỷ lệ đảm bảo rủi ro luôn duy trì ở mức bình quân là 156% và xu hướng tăng dần mức độ đảm bảo an toàn cho khoản vay quá hạn.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội Trường NEU (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w