CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
2.2. Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội
2.2.2. Thực trạng công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng
• Quy trình tín dụng
Năm 2010, là năm đầu tiên Quy trình tín dụng mới triển khai thực hiện thẩm định theo phương án tập trung theo Quyết định số 3533/QĐ-MB-HS có hiệu lực ngày 01/08/2010. Nếu như trước đây, Phòng Tái thẩm định (Theo MHTC mới là Khối Thẩm định) thực hiện chức năng tái thẩm định và tập trung nhìn nhận đánh giá rủi ro đối với các phương án trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thì theo Quy trình tín dụng mới Khối thẩm định nhận chức năng thẩm định ngay từ ban đầu. Ba Khối kinh doanh chịu trách nhiệm tìm kiếm và quản lý mối quan hệ với Khách hàng, Khối Thẩm định thực hiện thẩm định và trình cấp cao phê duyệt; Khối Vận hành thực hiện các thủ tục cấp tín dụng cho
Khách hàng sau khi phê duyệt . Hiện nay, MB đang áp dụng 2 quy trình tín dụng tương ứng theo mức phán quyết tại chi nhánh và mức phán quyết tại Khu vực/Hội sở.
Sơ đồ 2.2: Quy trình tín dụng theo mức phán quyết tại chi nhánh
QHKH: Tiếp nhận
hồ sơ khách hàng QHKH: Báo cáo đánh giá khách hàng
CV TDTD CN:
Thẩm định TD HTQHKH:
Thẩm định TSĐB
GĐ/PGD Xét duyệt
Giải ngân, Phát hành thu Bảo lãnh TTQT Quản lý khoản vay,
thu hồi tín dụng Xử lý nợ
quá hạn Hoàn thiện hồ
sơ Ký hợp đồng
Sơ đồ 2.3: Quy trình tín dụng theo mức phán quyết tại Khu vực/Hội sở
• Chính sách tín dụng
Với 18 năm hoạt động, MB đã dần hoàn thiện các chính sách tín dụng, đưa ra những quy định hướng dẫn chi tiết cho các bộ tín dụng, cán bộ thẩm định và các cấp liên quan có thể thực hiện công việc một cách thống nhất, hiệu quả.
MB đã đưa ra các quy định về thẩm quyền phán quyết nhằm làm rõ mức phán quyết tại chi nhánh và mức phán quyết tại Hội sở. Hạn mức phán quyết được quy định rõ cho từng đối tượng khách hàng (khách hàng doanh nghiệp lớn và các định chế tài chính, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân), từng đối tượng khách hàng (khách hàng mới, khách hàng đã có quan hệ) và từng loại hình cho vay (vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, có tài sản đảm bảo, không có tài sản đảm bảo).
Các quy định về tài sản đảm bảo cũng được đã được ban hành nhằm đưa ra các nguyên tắc cơ bản giúp quá trình nhận, quản lý và xử lý tài sản bảo đảm diễn ra thống nhất, đúng quy định pháp luật, hạn chế rủi ro xảy ra. Nội dung của quy định tài sản đảm bảo gồm: mục đích bảo đảm, nguyên tắc thực hiện, phạm vi bảo đảm, điều kiện đối với tài sản bảo đảm (TSBĐ thuộc quyền sở hữu của Bên bảo đảm, TSĐB được phép giao dịch, TSBĐ có tính khả mại…), hình thức bảo đảm
QHKH: Tiếp nhận
hồ sơ khách hàng QHKH: Báo cáo đánh giá khách hàng
GĐ/PGD Kiểm soát
CV TDTD HO:Thẩm định TD HTQHKH:Thẩm định TSĐB
Cấp có thẩm quyền:
Xét duyệt
Giải ngân, Phát hành thu Bảo lãnh TTQT Quản lý khoản vay,
thu hồi tín dụng Xử lý nợ
quá hạn
Hoàn thiện hồ sơ Ký hợp đồng
bằng tài sản, danh mục tài sản bảo đảm (Tài sản được nhận bảo đảm, tài sản không nhận bảo đảm), nguyên tắc và căn cứ định giá tài sản bảo đảm, giới hạn cho vay theo giá trị định giá TSBĐ, hồ sơ TSBĐ, nhận và quản lý TSBĐ, xử lý TSBĐ…
Định kỳ 6 tháng/lần, MB đưa ra các chỉ đạo hoạt động tín dụng trên cơ sở chỉ tiêu kinh doanh, đánh giá tình hình thị trường kinh tế, các Chi nhánh, Khối kinh doanh thực hiện lựa chọn Khách hàng trên cơ sở chính sách tín dụng được ban hành trong từng thời kỳ. Các quan điểm chỉ đạo hoạt động tín dụng được đưa ra: nguyên tắc phát triển tín dụng, các chương trình tín dụng trọng điểm ưu tiên, đối tượng khách hàng, kỳ hạn cho vay, lãi suất, phí dịch vụ, giới hạn tín dụng, định hướng tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng. MB xây dựng các giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng, bao gồm:
+ Giới hạn tín dụng cho toàn hệ thống: được xây dựng căn cứ vào các quy định của pháp luật và định hướng của NHNN, tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của mình, MB xem xét và quyết định về giới hạn tín dụng cần thiết trong từng thời kỳ bao gồm: giới hạn quy mô và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, giới hạn dư nợ trên tổng tài sản có rủi ro, tỷ trọng dư nợ trên tổng dư nợ theo giới hạn khu vực, theo khối kinh doanh, theo loại khách hàng, theo thời hạn cho vay, theo đồng tiền cho vay, theo mục đích XNK…; tỷ lệ nợ cần chú ý/nợ xấu trên tổng dư nợ.
+ Giới hạn tín dụng cho các ngành nghề, sản phẩm: được xây dựng trên cơ sở các phân tích, báo cáo về xu hướng phát triển, nhu cầu vốn, mức độ rủi ro của các ngành nghề, lĩnh vực sản phẩm trên thị trường; để hạn chế RRTD do tập trung tín dụng vào một số lĩnh vực chủ yếu; đồng thời căn cứ vào các điều kiện hiện có (năng lực tài chính, khả năng đáp ứng vốn của ngân hàng…), MB xây dựng các giới hạn tín dụng phù hợp với các ngành (xây dựng, thép, vận tải, điện…), sản phẩm tín dụng (cho vay, cho thuê tài chính, bảo lãnh…) trong từng thời kỳ nhất định.
+ Giới hạn tín dụng đối với khách hàng: được xây dựng căn cứ các quy định của NHNN và thực tế hoạt động, chiến lược phát triển của mình, MB xây dựng và tuân thủ các giới hạn tín dụng đối với một khách hàng và nhóm khách
hàng có liên quan phù hợp trong từng thời kỳ.
• Công tác thẩm định tín dụng
Công tác thẩm định phân tích, đánh giá và phê duyệt tín dụng được coi là một khâu vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp khả năng xảy ra rủi ro tín dụng trong tương lai. Nếu như trước đây chức năng thẩm định thuộc Khối QTRR, chưa có sự phân tách độc lập và rõ ràng giữa nhà phê duyệt tín dụng và nhà quản trị rủi ro thì từ cuối năm 2011 chức năng thẩm định đã thuộc cơ quan độc lập. Phòng tái thẩm định thuộc Khối QTRR đã tách độc lập thành Khối thẩm định. Công tác thẩm định đang chuyển dần theo mô hình tập trung. Khối thẩm định bao gồm 3 trung tâm thẩm định phân theo khu vực: Trung tâm thẩm định Hội sở, Trung tâm thẩm định Miền Trung và Tây Nguyên. Mỗi trung tâm gồm 3 phòng: Phòng thẩm định CIB, Phòng Thẩm định SME, Phòng Thẩm định KHCN.
Năm 2008, MB đã ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống XHTD là cấu phần quan trọng trong hệ thống quản lý rủi ro tín dụng. Nó giúp đo lường và định dạng rủi ro tín dụng trong suốt quá trình xét duyệt cho vay và quản lý khoản vay. Hệ thống cũng cho phép xếp hạng khách hàng theo mức độ rủi ro trên cơ sở đánh giá các yếu tố định tính và định lượng phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng và tính chất rủi ro khoản vay . Kết quả xếp hạng tín dụng là:
+ Căn cứ để NHQĐ thiết lập các chính sách tín dụng phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động
+ Căn cứ để NHQĐ áp dụng các chính sách khách hàng phù hợp: Chính sách lãi suất, Cấp hạn mức tín dụng, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, treasury; Các yêu cầu về tài sản đảm bảo hay các ưu đãi về phí, lãi suất ...
+ Căn cứ thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo định tính (Điều 7-QĐ 493 của NHNN)
+ Căn cứ để đánh giá chất lượng tín dụng của các bộ phận kinh doanh / các cán bộ tín dụng .
Xác định ngành kinh tế
Xác định Loại hình sở hữu
Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính Chấm điểm các
chỉ tiêu tài chính Xác định
Quy mô
Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng
Bước 1
Bước 2 Bước 3
Bước 5 Bước 4
Bước 6
Đối tượng chấm điểm gồm 3 đối tượng: Khách hàng doanh nghiệp; Đơn vị kinh doanh có quy mô nhỏ ( Các hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, Các doanh nghiệp tư nhân; và Các doanh nghiệp có dư nợ vay dưới 500 triệu đồng ); Khách hàng cá nhân . Mỗi KHDN, mỗi phương án vay của KHCN và ĐVQMN được đánh giá xếp hạng tín dụng một lần duy nhất trong một quý. Mỗi KHDN được chấm điểm một lần trong mỗi quý, trên cơ sở đánh giá tổng thể thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng tại kỳ đánh giá. Kết quả đánh giá theo quý được sử dụng chung cho tất cả các phương án vay của khách hàng trong quý đó. ĐVQMN &
KHCN được đánh giá theo từng phương án, bao gồm phương án phát sinh mới (trạng thái xét duyệt cho vay) và phương án cũ có dư nợ tại thời điểm chốt dư nợ quý (trạng thái xếp hạng rủi ro định kỳ). Mỗi phương án của khách hàng được đánh giá một lần trong một quý.
Sơ đồ 2.4: Quy trình chấm điểm khách hàng doanh nghiệp
Hệ thống XHTD nội bộ cho Doanh nghiệp thực hiện theo phương pháp chấm điểm các chỉ tiêu định tính và định lượng trong 2 phần: tài chính và phi tài chính.
Phần tài chính: Việc đánh giá yếu tố tài chính của Doanh nghiệp dựa trên phương pháp định lượng qua việc phân tích báo cáo tài chính năm gần nhất Phần phi tài chính: Các yếu tố phi tài chính được đánh giá bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng, bao gồm các nhóm:
Ngành kinh tế/Quy mô doanh nghiệp :
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản , Nhóm chỉ tiêu hoạt động, Nhóm chỉ tiêu cân nợ , Nhóm chỉ tiêu thu nhập => Tổng điểm tài chính
Khả năng trả nợ của Doanh nghiệp, Trình độ quản lý và môi trường nội bộ, Quan hệ với Ngân hàng, Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành, Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của DN => Tổng điểm phi tài chính
Tổng hợp điểm:
Bảng 2.11: Hệ thống XHTD nội bộ cho Doanh nghiệp
BCTC CÓ
KIỂM TOÁN
BCTC
KHÔNG KIỂM TOÁN
Chỉ tiêu tài chính 30% 25%
Chỉ tiêu phi tài chính 70% 70%
STT Điểm Xếp loại Đánh giá Nhóm nợ
1 91 - 100 AAA VIP 1
2 81 - 90 AA Xuất sắc 1
3 71 - 80 A Tốt 1
4 66 - 70 BBB Khá 2
5 61 - 65 BB Trung bình khá 2
6 56 - 60 B Trung bình 3
7 51 - 55 CCC Dưới Trung bình 3
8 46 - 50 CC Yếu 4
9 41 - 45 C Rủi ro không thu hồi cao 4
10 Ít hơn 41 D Rủi ro không thu hồi rất cao 5
• Công tác kiểm soát và quản lý khoản vay
Công tác kiểm soát và quản lý khoản vay chưa được ban hành thành quy trình quy chế chuẩn để áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống. Theo thống kê cho thấy phần lớn các cán bộ chưa thực sự coi trọng công tác kiểm soát sau giải ngân và kiểm soát sau định kỳ. Bên cạnh đó, hiện nay công tác kiểm soát sau tại các chi nhánh thiếu tính đồng bộ và nhất quán điều này gây ra khó khăn cho việc thực hiện hoạt động kiểm soát sau khi vay.
2.2.4.Thực trạng công tác xử lý rủi ro tín dụng
Để xử lý nợ xấu một cách hiệu quả, Ban giám sát xử lý nợ xấu của MB yêu cầu các chi nhánh linh hoạt xây dựng các giải pháp xử lý nợ phù hợp với tình hình thực tế. Những giải pháp cơ bản đã thực hiện trong thời gian qua là:
- Trích lập dự phòng
Hiện tại, MB tiến hành phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD theo quyết định 493/2005/QĐ–NHNN ngày 02/04/2005 và quyết định 18/2007/QĐ–NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi quyết định 493. Đồng thời MB đã có Quyết định 2230/QĐ–NHQĐ–HS ngày 14/09/2007 về Quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, Quyết định 697/QĐ-MB-HĐQT ngày 25/09/2008 và thông báo 491/TB-MB-HS ngày 18/09/2009 về phân loại nợ và trích lập dự phòng theo điều 7 QĐ 493.
MB đang dần hoàn thiện hệ thống phần mềm chấm điểm xếp hạng tín dụng. Bên cạnh đó, hệ thống phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD theo phương pháp tự động cũng đang dần được triển khai. Khi dự án thành công, công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện một cách kịp thời, chính xác và đúng quy định của NHNN cũng như của MB.
- Khi phát sinh nợ quá hạn nhóm 2/đề nghị thực hiện nghĩa vụ BL, thanh toán LC…quan hệ khách hàng, thẩm định tín dụng và hỗ trợ quan hệ khách hàng họp bàn phương án xử lý. Thẩm định tín dụng lập Báo cáo trình cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết. Sau đó, Quan hệ khách hàng, thẩm định tín dụng và
Ban Giám đốc Chi nhánh làm việc với Khách hàng để xử lý (Thẩm định tín dụng chủ trì quá trình xử lý nợ).
- Đối với Tín dụng nhóm 3-5, Khối Quản trị rủi ro chủ trì quá trinh xử lý nợ. Nợ xấu được chuyển sang Công ty xử lý nợ và Quản lý Tài sản của MB – AMC hoặc bằng hình thức khác theo đề xuất của Khối Quản trị rủi ro phù hợp với quy định của MB về quản lý Tín dụng xấu. Bắt đầu từ quý 3/2012 thì Phòng xử lý nợ trực thuộc Khối Thẩm định.
- Chuyên viên Quan hệ vẫn có trách nhiệm quản lý, theo dõi thông tin Khách hàng trong quá trình xử lý tín dụng xấu.
Định hướng chung của MB trong xử lý nợ xấu là thực hiện các giải pháp hợp lý trên cơ sở phân tích tình hình của từng khách hàng cụ thể. Chủ trương của MB là thực hiện thương lượng, phối hợp với khách hàng trong xử lý nợ xấu để có quá trình triển khai được nhanh chóng và ít tốn thời gian. Đối với các khách hàng có thái độ thiếu hợp tác, chây ỳ và thoái thác trách nhiệm trả nợ, thì kiên quyết thực hiện các biện pháp pháp lý, khởi kiện ra tòa để tăng cường khả năng thu hồi nợ.
Dưới đây là một ví dụ cụ thể về công tác xử lý nợ cho một khách hàng mà MB đã thực hiện:
1. Khách hàng
- Tên khách hàng: Công ty TNHH Bánh kẹo A
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh bánh kẹo và dịch vụ bánh kẹo.
2. Quan hệ tín dụng
- Khách hàng quan hệ tín dụng với MB từ năm 2004, vay vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh bánh kẹo
- Số tiền cho vay ban đầu: 10.000.000.000đ
- Nguồn trả nợ: doanh thu từ hoạt động sản xuất và kinh doanh bánh kẹo của Công ty
- Tài sản đảm bảo:
+ Quyền sử dụng đất tại địa chỉ BĐS: Xã Kim chung, Hoài Đức, Hà Tây.
Diện tích:9.488 m2; Đất thuê thời hạn 300 năm (từ 14/11/2003 đến 14/11/2033), thuê của UBND xã Kim Chung.TSĐB đã ký HĐTC và ĐK GDĐB theo đúng quy định.
+ Quyền sử dụng đất tại địa chỉ BĐS:số 4/196 đường Cầu Giấy- Quan Hoa- Cầu giấy. Diện tích: 36m2 (nhà riêng giám đốc). TSĐB đã ký HĐTC và ĐK GDĐB theo đúng quy định.
3. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu và tình trạng hiện tại của khách hàng - MB thực hiện tài trợ vốn lưu động và vốn đầu tư trung dài hạn cho Công ty
từ năm 2004, trong năm 2004 và năm 2005 Khách hàng thực hiện vay trả đều đặn, đúng hạn, không phát sinh nợ không đủ tiêu chuẩn.
- Đến năm 2006, do giá đường trên thị trường có nhiều biến động, giá đường trong nước tăng đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Khách hàng (đường là nguyên liệu sản xuất chính). Do đó, Khách hàng phải thực hiện thu hẹp sản xuất kinh doanh, doanh thu bán hàng giảm, Công ty không có đủ nguồn tiền để trả nợ MB.
- Cuối năm 2006, giá đường trên thị trường đã giảm và ở mức ổn định, hoạt động kinh doanh của Khách hàng tiếp tục được phục hồi, Khách hàng đã nỗ lực trong việc trả nợ MB (doanh số thu nợ gốc và nợ lãi từ tháng 10/2006 đến tháng 04/2007 là 2.800 triệu đồng và 600 triệu đồng).
- Tháng 04/2007, Công ty đã thanh toán hết toàn bộ nợ lãi cho Ngân hàng và còn số dư nợ gốc là 3.275 triệu đồng (toàn bộ là dư nợ trung hạn để mua ô tô trả góp và mở rộng nhà xưởng)
- Tháng 06/2007, MB đã thực hiện cơ cấu nợ đối với Khách hàng theo phương thức cơ cấu lại lịch trả nợ và tái tài trợ để đảm bảo thu hồi nợ quá hạn và hỗ trợ hoạt động kinh doanh của Khách hàng.
- Với sự hỗ trợ của MB trong việc gia hạn nợ, đồng thời duy trì mức lãi suất như