CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM. 27 1.Nhân tố chủ quan
Để đạt được kết quả trong việc thực thi các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên trong nội tại của Ngân hàng. Cụ thể:
- Chiến lược phát triển, tầm nhìn của Ngân hàng
Một vấn đề rất quan trọng mà bất kỳ ngân hàng nào cũng coi trọng, đó là xây dựng chiến lược phát triển của Ngân hàng. Chiến lược phát triển kinh doanh
thể hiện định hướng dài hạn và là các hướng dẫn có giá trị cho Ngân hàng và các phòng ban chức năng của Ngân hàng, xác định mục đích và hướng phát triển của Ngân hàng. Dựa vào những phân tích cặn kẽ về môi trường, các chiến lược này có tính đến các rủi ro, sự phụ thuộc vào các nguồn lực, cũng như khả năng và các yếu tố khác. Chúng giúp việc điều phối các mục tiêu, mục đích của các nhà quản lý. Khi chiến lược, tầm nhìn của Ngân hàng chú trọng vào vai trò quản trị rủi ro thì công tác hạn chế rủi ro tín dụng được quan tâm và ngược lại.
- Cơ cấu bộ máy thực hiện công tác tín dụng
Cơ cấu tổ chức tín dụng được tổ chức tốt khoa học, là một phương thức hạn chế rủi ro tín dụng tốt. Một khi cơ cấu tín dụng không đảm bảo phân định trách nhiệm và nhiệm vụ trong quá trình hoạt động (cán bộ tín dụng thực hiện toàn bộ các công việc từ tiếp nhận hồ sơ vay vốn, tiến hành thẩm định; đề xuầt cho vay;
thực hiên giải ngân và kiểm soát sau) hoặc cơ cấu tổ chức thiếu quy định trách nhiệm rõ ràng trong khâu phê duyệt tín dụng sẽ dẫn đến việc hạn chế rủi ro tín dụng gặp khó khăn.
- Đội ngũ cán bộ Ngân hàng
Trong mọi lĩnh vực, con người là yếu tố quyết định thành công của hoạt động quản trị. Trong quản lý RRTD, đội ngũ cán bộ với phẩm chất đạo đức, năng lực nghề nghiệp, sức khỏe và tinh thần trách nhiệm luôn là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến việc triển khai các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng. Cán bộ tín dụng hàng ngày phải xử lý các nghiệp vụ có tính biến động, vì vậy đòi hỏi phải được tuyển chọn cẩn trọng, được bố trí hợp lý, được đào tạo bài bản và phải đảm bảo:
+ Có kiến thức kinh tế, khoa học kỹ thuật và xã hội, nắm vững chuyên môn và các nghiệp vụ ngân hàng.
+ Có đạo đức, lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp cao.
+ Có bản lĩnh, kinh nghiệm nghề nghiệp.
- Trang thiết bị phục vụ ngân hàng
Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố quan trọng không chỉ giúp ngân hàng hỗ trợ khách hàng, mở rộng cho vay mà còn giúp ngân hàng đánh bóng thương hiệu, tạo
niềm tin cho khách hàng. Trang thiết bị hiện đại sẽ giúp ngân hàng rút ngắn thời gian giao dịch, thu thập thông tin nhanh, chính xác; lưu trữ thông tin lâu dài, tiện lợi khi cần sử dụng đến. Ngoài ra với phần mềm ứng dụng hiện đại sẽ trợ giúp cho cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định trong việc theo dõi khoản vay, tính toán lãi vay, xác định dòng tiền, thời gian thu hồi vốn…
1.3.2.Nhân tố khách quan
- Nhân tố từ phía Khách hàng
Trình độ của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, năng lực quản lý, điều hành của Ban lãnh đạo có tính chất quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn vay, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện cam kết với ngân hàng. Do đó ảnh hưởng đến hiệu quả công tác hạn chế RRTD. Nhiều người vay sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao, để đạt được mục đích của mình, họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn ứng phó với Ngân hàng như cung cấp thông tin sai sự thật, mua chuộc… Nhiều khách hàng vay vốn không tính toán kỹ lưỡng, mở rộng đầu tư quá mức, hoặc không có khả năng tính toán kỹ những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục những khó khăn trong kinh doanh. Trường hợp còn lại là khách hàng vay vốn kinh doanh có lãi nhưng vẫn không trả nợ đúng hạn, họ chây ỳ với hy vọng có thể được xóa nợ, sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.
Năng lực tài chính, kinh doanh, uy tín của khách hàng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng bởi nếu khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh, hoạt động kinh doanh ổn định, có uy tín thì khi có biến cố xảy ra, khách hàng có khả năng chống đỡ rủi ro bằng vốn chủ sở hữu và hạn chế ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng.
- Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế được phản ánh qua chu kỳ kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ
mô từng thời kỳ và tác động của xu thế toàn cầu hóa. Căn nguyên chủ yếu dẫn đến RRTD chính là rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Khách hàng. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh của Khách hàng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố vĩ mô như:
tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán quốc tế, tỷ lệ thất nghiệp... Nếu nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh thuận lợi, và do đó sẽ đảm bảo khả năng trả nợ vay của Khách hàng. Ngược lại, nếu nền kinh tế suy thoái, các yếu tố kinh tế vĩ mô đều bất ổn, sức mua của người dân bị giảm sút, nền sản xuất bị đình trệ sẽ có tác động xấu đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và do đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn tín dụng của Khách hàng. Do đó, thông thường, khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, các Ngân hàng thường đưa ra chính sách thắt chặt tín dụng, kiểm soát và quản lý chặt chẽ các khoản tín dụng để hạn chế phát sinh nợ quá hạn.
Chính sách kinh tế của Chính phủ thông qua những quy định như thuế, chính sách xuất nhập khẩu…sẽ gián tiếp gây ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bởi các chính sách này tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các khách hàng của ngân hàng. Khi Chính phủ có chính sách ưu đãi như giảm thuế, bảo hộ hàng sản xuất trong nước của một ngành nào đó bằng cách đề ra hạn ngạch xuất khẩu, hoặc cấm nhập hay tăng thuế xuất khẩu và ngược lại, đưa ra chính sách giữ giá hay phá giá đồng nội tệ thì cũng gián tiếp gây ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng. Một đất nước mà các chính sách kinh tế thường xuyên thay đổi, khó dự đoán sẽ gây tác động xấu đến hoạt động kinh doanh xủa khách hàng và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng.
Xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động trên toàn thế giới, vì thế sự biến động tình hình kinh tế, chính trị xã hội ở nước ngoài cũng ảnh hưởng tới đời sống kinh tế, chính trị xã hội trong nước, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng. Các doanh nghiệp cũng như ngân hàng đều phải nắm bắt xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới và khu vực, những ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh của đất nước cũng như đối với cá nhân mỗi khách hàng có những bước đi, kế hoạch đổi mới, phát triển cho phù hợp. Việc thụ động với xu hướng phát triển toàn cầu sẽ làm cho khách hàng bị tụt hậu, không đạt được hiệu quả trong kinh doanh, không cạnh tranh được trên thị trường.
- Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý bao gồm các quy định, quy chuẩn, các văn bản pháp luật do chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ban, ngành hoặc các tổ chức quốc tế có liên quan ban hành. Khi môi trường pháp lý thiếu rõ ràng, công khai và minh bạch; thiếu thống nhất và còn chồng chéo, mâu thuẫn sẽ làm gia tăng rủi ro cho hoạt động tín dụng Ngân hàng. Môi trường pháp lý như vậy sẽ dẫn đến một môi trường cạnh tranh không lành mạnh, đồng thời tạo khe hở để kẻ xấu lợi dụng gây rủi ro cho cả Ngân hàng và Khách hàng.
- Môi trường chính trị - xã hội
Môi trường chính trị cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tình hình chính trị, xã hội không ổn định thì không chỉ riêng các khách hàng sản xuất mà cả các ngân hàng cũng khó có thể yên tâm tập trung vào đầu tư, mở rộng kinh doanh, đặc biệt là mở rộng tín dụng. Hơn nữa, sự bất ổn về chính trị, xã hội sẽ dẫn đến sự mất lòng tin của dân chúng cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Môi trường xã hội là môi trường quan trọng hình thành nên tập tục, đạo đức, lối sống của mỗi cá nhân. Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên cơ sở lòng tin.
Nếu trình độ dân trí chưa cao, người dân thiếu hiểu biết thì rủi ro về mặt đạo đức sẽ rất dễ xảy ra, tình trạng lừa đảo, trốn nợ ... có nguy cơ gia tăng.
CHƯƠNG 2