CHƯƠNG VI CÁC HÌNH THỨC TƢ BẢN VÀ
II. CÁC HÌNH THÁI TƢ BẢN
1/ Tư bản thương nghiệp, lợi nhuận thương nghiệp tư bản chủ nghĩa.
a/ Nguồn gốc, bản chất của tư bản thương nghiệp
Thương nghiệp là hoạt động mua bán, giao dịch, trao đổi hàng hóa. Chức năng chính của thương nghiệp là mua bán, vận chuyển hàng hóa. Về mặt lịch sử, tư bản thương nghiệp ra đời trước chủ nghĩa tư bản, nó là kết quả phát triển của lưu thông hàng hóa, nhưng đây là tư bản cổ xƣa đứng ngoài quá trình sản xuất
Khi nghiên cứu thương nghiệp Mác chia làm hai thời kỳ:
Thời kỳ trước CNTB : ông gọi là thời kỳ cổ điển hay thương nghiệp trao đổi không ngang giá.
Ông cho rằng thương nghiệp tồn tại và phát triển dựa vào p, gọi là lợi nhuận thương nghiệp. Nó là kết quả của việc trao đổi không ngang giá, tức là mua rẻ, bán đắt, vì thế người ta quan niệm:
lợi nhuận thương nghiệp = Tổng giá bán - Tổng giá mua.
Thời kỳ CNTB Mác cho rằng: các hoạt động thương nghiệp được tổ chức theo lối kinh doanh tƣ bản. Tức là tiền phải biến thành tƣ bản, tiền phải vận động theo công thức T - H- T’, vì thế gọi là tư bản thương nghiệp.
TBTN là một bộ phận tách rời của tư bản công nghiệp chuyên làm chức năng lưu thông tiêu thụ hàng hóa. Tư bản thương nghiệp vừa phụ thuộc vào tư bản công nghiệp, vừa có tính độc lập tương đối. Sự phụ thuộc thể hiện: tư bản thương nghiệp chỉ là một bộ phận tư bản hàng hóa của tư bản công nghiệp. Với nghĩa đó sản xuất quyết định lưu thông, không có sản xuất thì không có lưu thông. Tính độc lập tương đối thể hiện chức năng chuyển hóa cuối cùng của hàng hóa thành tiền trở thành chức năng riêng biệt tách khỏi TBCN, nằm trong tay người khác……
Tƣ bản công nghiệp vận động theo công thức T - H- T’, mua để bán.
b/ Lợi nhuận của tư bản thương nghiệp
Thương nhân ứng tư bản của mình ra sản xuất kinh doanh trong lưu thông nhằm thu lợi nhuận. Mà lợi nhuận là hình thái chuyển hóa của giá trị thặng dư, nhưng nếu lưu thông chỉ giới hạn ở chức năng cơ bản của nó là mua và bán thì lưu thông không tạo ra giá trị và giá thặng dư . Vì vậy lợi nhuận mà thương nhân thu được chỉ có thể là bộ phận giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất và do các nhà tư bản công nghiệp nhượng lại cho khi thương nhân đảm nhận lưu thông.
=> Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá mà nhà thương nhân mua của nhà công nghiệp với giá mà nhà thương nhân bán cho người tiêu dùng. Nó ngang bằng với lợi nhuận bình quân. Có ba lý do để nhà tư bản công nghiệp chia sẽ lợi nhuận cho nhà tư bản thương nghiệp là :
Thứ nhất, sản xuất và lưu thông là hai chỉnh thể của quá trình sản xuất. Vì vậy muốn tái sản xuất diễn ra thì xã hội phải đầu tƣ cho hai lĩnh vực, nên lợi nhuận tính ngay ban đầu phải chia cho hai lĩnh vực.
Thứ hai khi các nhà thương nghiệp đản nhận chức năng lưu thông thì các nhà tư bản công nghiệp tập trung vốn cho sản xuất => nâng cao năng suất lao động.
Thứ ba, do chuyên môn hóa trong lưu thông nên các nhà tư bản hơn ai hết hiểu về lưu thông, tập trung hóa trong lưu thông, thúc đẩy lưu thông phát triển => năng suất lưu thông tăng làm giảm chi phí => tỷ suất lợi nhuận bình quân tăng
Vídụ: TBCN ứng C = 720, V = 180, m’ =100%, tƣ bản cố định hao mòn hết trong một năm.
Nhƣ vậy M =180, tổng giá trị của sản phẩm xã hội là 900 + 180 = 1080. Giả định nhà tƣ bản công nghiệp tư đảm nhận lưu thông hàng của mình thì tỷ suất lợi nhuận bình quân
p =180/900 . 100% = 20%.
Khi nhà tư bản thương nghiệp tham gia vào quá trình kinh doanh, công thức trên sẽ thay đổi.
Giả sử nhà tƣ bản ứng ra 100 ( vì nhà tƣ bản quay đƣợc nhiều vòng trong năm). Nhƣ vậy tổng tƣ bản ứng ra là1000. =>p =180/1000 = 18%.
Nhà tƣ bản công nghiệp sẽ thu đƣợc lợi nhuận bằng 18% tƣ bản đã ứng ra, tức 18% của 900 bằng 162 và sẽ bán cho thương nhân theo giá 900+162 = 1062. Thương nhân bán cho người tiêu dùng theo giá 1080 và thu lợi nhuận bằng 18, tức bằng 18% của tư bản thương nghiệp đã ứng ra. Như vậy lợi nhuận thương nghiệp có được là do giá bán của thương nhân cao hơn giá mua, không phải vì bán cao hơn giá trị mà vì mua thấp hơn giá trị. Mác gọi mức giá mà nhà tư bản công nghiệp bán cho thương nhân là giá cả sản xuất theo nghĩa hẹp.
Sở dĩ nhà tư bản công nghiệp phải nhường bớt lợi nhuận cho nhà tư bản thương nghiệp là vì lợi ích của bản thân nó. Nếu nhà tư bản CN tự đảm nhận khâu lưu thông thì thương nghiệp phân tán, tư bản dự trữ của người sản xuất tăng lên, tư bản ứng vào lưu thông và chi phí lưu
thông tăng lên, nên tỷ suất lợi nhuận thấp hơn khi có thương nhân đảm trách. Giả dụ như ví dụ trên, nếu không có thương nhân đảm trách, tư bản ứng vào lưu thông và dự trữ có thể là 200.
Nhƣ vậy, tổng tƣ bản xã hội là 900 + 200= 1100 và tỷ suất lợi nhuận chung sẽ giảm xuống còn 180/1100 = 16, 3%.
C/ Chi phí lưu thông: chi phí phát sinh trong quá trình lưu thông gọi là chi phí lưu thông. Có hai loại chi phí lưu thông là chi phí lưu thông thuần tuý và chi phí tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông.
- Chi phí tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông là những chi phí làm cho giá trị sử dụng của hàng hóa đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của xã hội nhƣ ( bảo quản giá trị sử dụng, chi phí vận chuyển…) hoặc làm cho giá trị sử dụng của hàng hóa thích ứng với nhu cầu của tiêu dùng ( phân lại, đóng gói..). Chi phí nàyđƣợc gọi là chi phí sản xuất; giống nhƣ các hoạt động sản xuất khác, lao độ ng hao phí cho các hoạt động nói trên cũng tạo ra giá trị và giá trị thặng dƣ và đƣợc nhập vào giá trị hàng hóa.
- Chi phí lưu thông thuần túy: gồm những chi phí gắn với sự biến hóa hình thái từ hàng hóa sang tiền hoặc tƣ tiền sang hàng hóa, nhƣ chi phí cho việc mua bán, quảng cáo, đặt đại lý, giao dịch thư tín, xây các cửa hàng, quầy hàng, tiền lương nhân viên thương nghiệp, sổ sách kế toán….
Cần nhận thức đúng đặc điểm của loại chi phí này: tuy đó là những hƣ phí, nhƣng chi phí đó cũng chuyển vào giá bán mà vẫn không vi phạm quy luật trao đổi hàng hóa.
2.Tƣ bản cho vay và lợi tức cho vay a/ Tư bản cho vay và lợi tức cho vay
Tƣ bản cho vay là tƣ bản tiền tệ gắn liền với hoạt động ngân hàng, tín dụng và các quan hệ cho mƣợn. Nó có hai thời kỳ khác nhau:
Về mặt lịch sử tư bản cho vay cũng như tư bản thương nghiệp có trước CNTB rất lâu, nó ra đời là kết quả của lưu thông tiền tệ, nhưng đó là tư bản cho vay nặng lãi, đứng ngoài quá trình sản xuất, kìm hãm quá trình sản xuất
Trong CNTB, tƣ bản cho vay là một bộ phận của tƣ bản tiền tệ trong tuần hoàn của tƣ bản công nghiệp tách ra và vận động độc lập.
Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ nhàn rỗi mà người chủ của nó cho nhà tư bản khác vay để kinh doanh, sau một thời gian thu hồi về kèm với một số tiền lời, số tiền lời đó gọi là lợi tức.
Sự vận động của tƣ bản tiền tệ:
(T) - T - H (TLSX, SLĐ)….SX….. H’ - T’ - (T’)
Vậy lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay phải trả cho người cho vay về quyền sở hữu tiền tệ, để được sử dụng bộ phận tiền tệ đó trong một khoảng thời gian nhất định. Lợi tức đó chính là từ giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất, tức là nhà tư bản cho vay cũng tham gia vào quá trình bóc lột người công nhân nhưng là bóc lột gián tiếp.
Nhận xét: Trong kinh tế thị trường, tỷ suất lợi nhuận luôn dao động. Quỹ đạo dao động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau:
+ Phụ thuộc vào cung cầu tiền cho vay.
+ Phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế.
+ Phụ thuộc vào sự phận chia lợi nhuận thành lợi tức và lợi nhuận doanh nghiệp.
+ Phụ thuộc vào tình hình sản xuất và lưu thông hàng hóa trên thị trường.
b/ Tín dụng tư bản chủ nghĩa
Là hình thức vận động cơ bản của tƣ bản cho vay. Có hai hình thức tín dụng cơ bản là tín dụng thương mại (thương nghiệp) và tín dụng cho vay.
Tín dụng thương mại (thương nghiệp) là quan hệ tín dụng giữa các nhà tƣ bản trực tiếp kinh doanh, mua bán chịu hàng hóa với nhau.
Đối tượng của tín dụng thương mại không phái là tiền, mà là hàng hóa, vật tư nguyên liệu, nhiên liệu, máy móc…. Tín dụng thương nghiệp là tín dụng ngắn hạn
Tín dụng ngân hàng: là hình thức tín dụng dụng giữa những người có tiền cho những người sản xuất, kinh doanh tiền qua ngân hàng làm môi giới trung gian. Ngân hàng vừa là đại diện người cho vay lẫn người đi vay.
Trong xã hội tƣ bản, ngoài hai hình thức tín dụng cơ bản nêu trên, còn có những hình thức tín dụng khác như tín dụng tiêu dùng, tín dụng nhà nước, tín dụng cầm cố, tín dụng quốc tế….
* Ngân hàng: là một loại hình xí nghiệp đặc biệt chuyên kinh doanh tiền tệ và làm mội giới giữa người cho vay và người đi vay. Hoạt động của ngân hàng chủ yếu thông qua hai nghiệp vụ:
- Nghiệp vụ nhận tiền gửi: Nghiệp vụ huy động vốn.
- Nghiệp vụ cho vay: hay nghiệp vụ phân phối vốn. Đây là quá trình phân bổ đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh xã hội bằng cách cho các hộ gia đình, các doanh nghiệp trong nền kinh tế vay để thực hiện các dự án.
Để đảm bảo an toàn và kinh doanh có lãi, ngân hàng đƣa ra một số quy định:
+ Người muốn được vay phải có dự án kinh tế khả thi.
+ Cá nhân hộ gia đình, hoặc doanh nghiệp có hợp đồng thế chấp, tín chấp.
+ Khi nhận được sự bảo lãnh của ngân hàng khác, hoặc người có quyền lực kinh tế.
+ Ngân hàng quy định tỷ suất lợi tức cho vay > tỷ suất lợi tức tiền gửi.
- Vai trò của ngân hàng:
+ Ngân hàng đƣợc coi là một trung tâm thanh toán của xã hội.
+ Ngân hàng là một trung tâm tiền mặt, có chức năng thu hút tạo vốn.
+Ngân hàng là thủ quỹ cho xã hội…..
3/ Công ty cổ phần, tư bản giả, thị trường chứng khoán a/ Công ty cổ phần
Xuất hiện vào đầu thế kỷ 17 và đến nữa sau thế kỷ 19 phát triển rộng rãi. Mác nói: “sản xuất phát triển dẫn đến sự liên hợp những người sản xuất với nhau => hình thành công ty cổ phần”.
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà vốn của nó do nhiều người đóng góp duưới hình thức mua cổ phiếu. Đặc điểm:
+ Đây là một tổ chức kinh tế đa chủ, nhiều chủ thể sở hữu hợp thành.
+ Đây là một dạng công ty trách nhiệm hữu hạn tức là có tƣ cánh pháp nhân và chịu giới hạn góp vốn.
- Những người mua cổ phiếu trong công ty gọi là cổ động. Là những người góp vốn trong công ty, tức là người chủ sở hữu trong công ty. Theo đó cổ đông có các quyền lợi sau:
+ Quyền tham dự đại hội cổ đông
+ Quyền được hưởng lợi tức là quyền chiếm những thành quả của công ty + Cổ đông chịu trách nhiệm về vốn của mình đối với công ty
- Người ta thường phân loại cổ đông như sau:
+ Cổ đông sáng lập: những người sáng lập công ty.
+ Cổ đông thường: Những người đầu tư.
- Cổ phiếu là một loại chứng từ có giá, ghi nhận việc góp vốn của cổ đông vào công ty. Thu nhập từ cổ phiếu gọi là lợi tức cổ phiếu hay cổ tức. Cổ phiếu có các đặc điểm sau:
+ Một cổ phiếu có thể gồm nhiều cổ phần
+ Cổ phiếu mang lại cổ tức cho người sử dụng cổ phiếu đó.
+ Có nhiều loại cổ phiếu khác nhau: cổ phiếu đạc biệt, cổ phiếu thường, cổ phiếu kí danh, cổ phiếu vô danh, cổ phiếu có thể sang nhƣợng đƣợc hoặc cổ phiếu không thể sang nhƣợng đƣợc.
Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, cổ phiếu được mua bán giao dịnh trên thị trường như những hàng hóa khác. Khi bán thị giá cổ phiếu phụ thuộc vào hai nhân tố sau:
+ Mức cổ tức mang lại hàng năm.
+ Lãi suất tiền gửi ngân hàng năm đó.
Thị giá cổ phiếu = lợi tức cổ phần/ Tỷ suất lợi tức ngân hàng.
Ví dụ: Mỗi năm một cổ phiếu đem lại cổ tức là 50 đ, r ngân hàng = 5%
Giá cổ phiếu đó là : 50/5%= 1000 đ.
b/ Tư bản giả
Là tư bản tồn tại dưới hình thức chứng khoán có giá . Nó có đặc điểm là mang lại thu nhập cho người sở hữu. Trên thực tế có hai loại chứng khoán có giá là trái phiếu và cổ phiếu.
- Cổ phiếu là giấy chứng nhận quyền sở hữu cuả cổ đông. Khi thành lập công ty cổ phần thì thực tế nhà tƣ bản đã đầu tƣ vào quá trình sản xuất. Còn tở cổ phiếu là bản sao của số tƣ bản thực tế đã đầu tƣ vào đó.
- Trái phiếu (trái phiếu công ty, trái phiếu ngân hàng, công trái) là những phiếu nợ do công ty, các ngân hàng hay nhà nước phát hành để vay nợ người mua. Khác với cổ phiếu, trái phiếu phát hành có thời hạn và có lợi tức cố định.
- Đặc điểm của tư bản giả: Mang lại thu nhập cho người chủ sở hữu.
+ Có thể mua bán được trên thị trường.
+ Giá của nó phụ thuộc vào lợi tức, do lợi tức quy định.
+ Tư bản giả không những khác tư bản thật về chất, mà còn khác tư bản thật về lương.
Ban đầu giá trị danh nghĩa của chứng khoán phản ánh giá trị của những tƣ bản thực tế đã đầu tư. Nhưng trên thị trường, giá cả chứng khoán đó không phải là giá trị danh nghĩa, mà là thị giá của chứng khoán. Thực tế tổng giá cả của chứng khoán lớn hơn nhiều lần tổng tƣ bản thực tế đã đầu tƣ……
c/ Thị trường chứng khoán: là nơi giao dịch mua bán các loại chứng khoán.
Thị trường chứng khoán đầu tiên xuất hiện ở Hà Lan, Anh, Pháp từ thế kỷ 16-17 đến nay có quy mô giao dịch vô cùng lớn.
- Thị trường chứng khoán có các đặc điểm sau:
+ Rất nhạy cảm đối với các biến động trong nền kinh tế. Người ta ví thị trường chứng khoán nhƣ là “phong vũ biểu” của nền kinh tế.
+ Thị trường chứng khoán hoạt động không ngừng 24/24.
+ Chủ yếu hoạt động ở sở giao dịch chứng khoán, một phần còn lại thực hiện ở các ngân hàng uy tín.
- Phân loại thị trường chứng khoán:
+ Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán phát hành lần đầu.
+ Thị trường thứ cấp là thị trường mua bán lại các chứng khoán.
- Vai trò của thị trường chứng khoán + Tạo vốn, luân chuyển vốn.
+ Chống lãng phí các nguồn vốn
+ Không những khai thác các nguồn vốn trong nước mà có thể khai thác vốn nước ngoài.
+ Hướng dẫn đầu tư, cung cấp thông tin thu hút đầu tư.
4/ Địa tô tƣ bản chủ nghĩa.
a/ Nguồn gốc và bản chất địa tô.
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong nông nghiệp muộn hơn trong thương nghiệp và trong công nghiệp. Trong lịch sử, CNTB trong nông nghiệp ở châu âu hình thành theo hai con đường điển hình:
Thứ nhất, là bằng cách cải cách dần dần chuyển kinh tế địa chủ phong kiến sang kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa.( Tư bản hóa địa chủ, quý tộc, Đức Ý, Nga, Nhật…).
Thứ hai, bằng cách mạng, xóa bỏ chế độ kinh tế địa chủ, thủ tiêu quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, phát triển kinh tế tƣ bản chủ nghĩa trong nông nghiệp (Pháp)
=> Độc quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ là yếu tố cản trở sự phát triển của nông nghiệp, nhƣng CNTB không xóa bỏ quyền tƣ hữu ấy, mà chỉ bắt nó phụ thuộc vào tƣ bản, thích ứng với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Do vậy, quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa hình thành trong nông nghiệp là quan hệ giữa ba giai cấp: địa chủ, tư bản nông nghiệp và công nhân nông nghiệp.
Các nhà tƣ bản kinh doanh nông nghiệp để kinh doanh họ phải thuê đất địa chủ, do đó trong tổng số giá trị thặng dƣ mà họ thu đƣợc, họ chỉ giữ lại cho mình một phần ngang bằng với lợi nhuận bình quân, phần còn lại chuyển thành địa tô nộp cho chủ đất.
Nhƣ vậy, địa tô tư bản chủ nghĩa là phần giá trị thặng dư thu được trong nông nghiệp ngoài lợi nhuận bình quân chung mà nhà kinh doanh phải trả cho chủ đất để được quyền sử dụng đất đai của họ. Hay nói cách khác, địa tô tư bản chủ nghĩa là bộ phận giá trị thặng dư siêu ngạch do công nhân làm thuê trong nông nghiệp tạo ra ( tức là bộ phận giá trị thặng dư sau khi trừ đi lợi nhuận bình quân của nhà tư bản đầu tư vào nông nghiệp) và nhà tư bản thuê đất nộp cho người sở hữu ruộng đất.
Địa tô tư bản chủ nghĩa khác địa tô phong kiến về lượng lẫn về chất.
- Về lượng: địa tô tƣ bản bao giờ cũng bé hơn địa tô phong kiến vì địa tô phong kiến dựa trên sự cƣỡng bức siêu kinh tế của địa chủ với nông dân.
- Về chất: Địa tô tƣ bản chủ nghĩa phản ánh quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa, đó là quan hệ giữa ba giai cấp: địa chủ, TBKDNN, CNNN. Còn địa tô phong kiến phản ánh quan hệ trực tiếp giữa địa chủ và nông dân
b/ Các hình thức địa tô
* Địa tô chênh lệch
Khi phân tích về địa tô, trước hết ta phải giả thiết rằng: nông sản cũng đưọc bán theo giá cả sản xuất nhƣ mọi hàng hóa khác, nghĩa là đảm bảo cho nhà tƣ bản thu hồi đƣợc chi phí sản xuất và thu đƣợc lợi nhuận bình quân.