I. Toàn cầu hóa và tác động của toàn cầu hóa đến quan hệ kinh tế đối ngoại ở Việt nam.
1. Toàn cầu hóa và những nhân tố ảnh hưởng đến toàn cầu hóa.
2. Bản chất của toàn cầu hóa 3. Tác động của toàn cầu hóa
- Những tác động tích cực - Những tác động tiêu cực
II. Quá trình hội nhập , những thành tựu và hạn chế của Việt Nam trong 15 đổi mới 1. Quá trình hội nhập
2. Một số thành tựu đạt được 3. Những tồn tại cơ bản
III. Chính sách kinh tế đối ngoại của nước ta trong thời kỳ quá độ 1. Những định hướng chung về chính sách kinh tế đối ngoại của nước ta 2. Các nguyên tắc cơ bản của chính sách kinh tế đối ngoại ở nước ta.
- Nguyên tắc bình đẳng - Nguyên tắc cùng có lợi
- Nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và không can thiệp - Nguyên tắc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Những hình thức kinh tế đối ngoại cơ bản hiện nay của nước ta a.. Ngoại thương
b. Hợp tác trong lĩnh vực sản xuất - Nhân gia công
- Xây dựng những xí nghiệp chung với sự hùn vốn và công nghệ từ nước ngoài.
- Hợp tác sản xuất quốc tế trên cơ sở chuyên môn hóa c. Hợp tác khoa học kỹ thuật
d. Đầu tư quốc tế e. Tín dụng quốc tế
f. Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ, du lịch quốc tế, xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
CHƯƠNG XIV
KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. Toàn cầu hóa và tác động của toàn cầu hóa đến quan hệ kinh tế đối ngoại ở Việt nam.
1. Toàn cầu hóa .
Khái niệm toàn cầu hóa (globlisation) đƣợc George Modelski đƣa ra năm 1972 trong tác phẩm Principle of the World Politics. Khi nói đến liên minh Châu Au lôi kéo các nước khác vào hệ thống thuộc địa
Hiện nay, có nhiều khái niệm về toàn cầu hóa. Về mặt kinh tế toàn cầu hóa là quá trình lực lượng sản xuất và quan hệ kinh tế quốc tế vượt khỏi biện giới quốc gia, phạm vi từng khu vực lan tỏa ra một phạm vi toàn cầu, trong đó hàng hóa, vốn, tiền tệ , thông tin, lao động…..vận động thông thoáng; sự phân công lao động mang tính quốc tế; mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đan xen nhau, hình thành mạng lưới quan hệ đa tuyến, vận hành theo các luật chơi chung hình thành thông qua sự hợp tác đấu tranh giữa các thành viên của cộng đồng quốc tế.
Trong xu thế ấy, các nền kinh tế quan hệ hgày càng mật thiết với nhau, tùy thuộc lẫn nhau,
Đại hội IX của Đảng đã nhận định: “ toàn cầu hóa là một xu thế khách quan”. Tính khách quan của toàn cầu hóa bắt nguồn từ một loạt nhân tố khách quan nhƣ:
Thứ nhất, theo đà phát triển của sản xuất hàng hóa, lực lược sản xuất có xu hướng phá bỏ các hàng rào ngăn cản sự phát triển của nó. Sự giao lưu kinh tế dần dần vượt khỏi khuôn khổ chật hẹp của thọ trường từng vùng, từng miền, từng nước, từng khu vực. Nói như Mác: “ Tới thời đại TBCN thì đại công nghiệp tạo ra thị trường thế giới”
Thứ hai, thế kỷ 15 - 16 sự phát triển của hàng hải dẫn đến hàng hóa vƣợt các châu lục đại dương. Đường sắt phát triển mạnh ở châu Au và Bắc Mỹ từ giữa thế kỷ 19, tàu thủy, xe hơi phát triển mạnh vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, đồng thời với sự ra đời của điện tín, điện thoại làm cho nền sản xuất vật chất có điều kiện vƣợt khỏi biên giới của quốc gia và khu vực. Đặt biệt là sự phát triển nhƣ vũ bảo của khoa học công nghệ trong thế kỷ 20 nhất là những năm cuối thế kỷ 2. Bản chất của toàn cầu hóa
Cũng như bất kỳ hiện tượng kinh tế xã hội nào khác, toàn cầu hóa phản ánh tương quan lực lượng giữa các nước, các lực lượng tham gia vào quá trình đó. Trong thời kỳ CNTB còn thống trị toàn thế giới thì điều đương nhiên là quá trình toàn cầu hoá chịu sự chi phối của các tập đoàn tƣ bản (nhất là Mỹ)
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người nói tới bản chất đế quốc của quá trình toàn cầu hóa hiện nay. Heinz Dieterich chuyên gia nghiên cứu thuộc trung tam quốc tế của hoa Kỳ phi phân tích về toàn cầu hóa, ông cho rằng:” nhu cầu bành trướng của xã hội tư bản ở thế kỷ 18 và 19 được thể hiện thông qua chủ nghĩa thực dân, thế kỷ 29 thông qua chủ nghĩa đế quốc và hiện nay nó núp bóng dưới cái gọi là toàn cầu hóa”.
Mặt khác cũng thấy rằng, trong quan hệ quốc tế vào thời đại ngày nay, không phải CNĐQ có thể làm mƣa làm gió, muốn làm gì thì làm. Trên vũ đài quốc tế và các tổ chức quốc tế luôn diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển, giữa các lực lƣợng tiến bộ với các lực lƣợng đế quốc, vì vậy không ít thỏa thuận phản ánh sự đấu tranh giữa các lục lƣợng đó.
Chính vì thế mà ĐH IX của Đảng đã vạch rõ:” Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều các nước tham gia; xu thế naỳ đang bị một số nước tư bản phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh.”
3. Tác động của toàn cầu hóa a. Những tác động tích cực
- Nhìn chung toàn cầu hóa tạo ra khả năng phát huy có hiệu quả nguồn lực trong nước và sử dụng các nguồn lực quốc tế theo nguyên lý lợi thế so sánh mà D. Ricardo nêu ra.
- Với quá trình toàn cầu hóa, thị trường được mở rộng, sự giao lưu hàng hóa được thông thoáng hơn, hàng rào thuế quan và phi thuế quan thuyên giảm. Từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1947 thương mại thế giới chỉ tăng 2 lần. Từ năm 1947 đến năm 90 thương mại thế giới tăng 50 lần.
- Phản ánh xu thế toàn cầu hóa, dòng vốn cũng vƣợt qua biên giới một quốc gia, nhiều hình thức đầu tư, hợp tác sản xuất, góp phần điều hòa dòng vốn theo lợi thế so sánh, giúp các nước tiếp cận đƣợc nguồn vốn, công nghệ từ bên ngoài, hình thành sự phân công lao động quốc tế có lợi cho cả bên đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư. Tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài năm 1997 gấp 800 lần so với năm 1914.
- Dưới tác động của toàn cầu hóa, những thành tựu của KHCN được chuyển giao nhanh chóng, ứng dụng rộng rãi. Do đó các nước đi sau có điều kiện tiếp cận với những thành tựu này.
- Mạng thông tin và giao thông vận tải bao phủ toàn cầu, góp phần làm cho giá thành sản xuất thuyên giảm, năng suất, hiệu quả tăng cao, giao lưu thuận lợi…
- Về mặt chính trị, quá trình toàn cầu hóa gia tăng tính tùy thuộc lẫn nhau, có lợi cho cuộc đấu tranh cho hòa bình, hợp tác, phát triển vì ngay trong sự phát triển của các nước công nghiệp phát triển cũng có tùy thuộc đáng kể vào các nước đang phát triển. Qua những phương tiện hiện đại, những thành tựu văn hóa cũng đƣợc chuyển tải nhanh chóng.
b. Những tác động tiêu cực
Mặt khác toàn cầu hóa cũng gây không ít khó khăn, tiêu cực và đặt ra nhiều thách thức đối với loài người, nhất là các nước đang phát triển.
Tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa bắt nguồn từ nguyên nhân cơ bản là các nước công nghiệp phát triển, nhất là Mỹ hiện còn chiếm nhiều ưu thế trong nền kinh tế thế giới, thao túng quá trình toàn cầu hóa. Chính vì vậy báo cáo về sự phát triển của nhân loại năm 1999 của UNDP đã cho rằng “ toàn cầu hóa phục vụ thiểu số”
Dưới tác động của toàn cầu hóa, do các nước công nghiệp phát triển thao túng, sự phân cực giữu các nước giàu và các nước nghềo và trong từng nước ngày càng sâu sắc. Theo UNDP 1999: các nước công nghiệp phát triển với khoảng 1,2 tỷ dân = 1/5 dân số thế giới nhưng chiếm 86% GDP toàn cầu, 4/5thị trường xuất khẩu. trong khi đó 1/5 dân số thuộc những nước nghèo nhất thế giới chỉ chiếm 1% GPD toàn cầu.
Trong 50 năm qua thu nhập của 20% người nghèo nhất thế giới giảm từ 2,3 -> 1%, trong khi đó 20 người giàu nhất thế giới tằng từ 70 ->86 %. Thu nhập của 358 triệu phú đô la trên thế giới hàng năn cao hơn thu nhập của 45% dân cư nghèo nhất thế giới (2,6 tỉ người). Ông kết luận: “ Một bên là 358 một bên là 2,6 tỉ. nhục nhã thay”
Tạo thuận lợi cho các loại tội phạm quốc tế phát triển, nạn rữa tiền……..
Nhiều nước lợi dụng chiêu bài toàn cầu hóa để thực hiện âm mưu chính trị…..
II. Quá trình hội nhập, những thành tựu và hạn chế của Việt Nam trong 15 đổi mới 1. Quá trình hội nhập
Từ khi thành lập Đảng ta không bao giờ chủ trương theo đuổi đường lối biệt lập mà luôn coi trọng việc kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại là một trong những nguyên tắc căn bản trong đường lối quốc tế của mình.
Ngay từ giữa những năm 70 của thế kỷ trước, nước ta đã gia nhập hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), tích cực tham gia phong trào không liên kết, nhóm 77.
Trong thời kỳ đổi mới, chủ trương mở rộng quan hệ kinhtế đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng thể hiện rõ nét và thực hiện tích cực hơn.
Năm 1987 nước ta thông qua luật đầu tư nước ngoài với những qui định khá thông thoáng.
Năm 1993, chúng ta đã khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính và tiền tệ quốc tế nhƣ IMF, WB, ADB…
Ngày 25/7/95, nước ta đã chính thức gia nhập ASEAN, đồng thời tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).
3/1996, Nước ta tham gia diễn đàn hợp tác Á ÂU (ASEM) với tư cácjh là thành viên sáng lập với tƣ cách là thành viên sáng lập.
11/1998 Việt Nam đã đƣợc công nhận là thành viên chính thức của của APEC (diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - thái bình dương. 2020 VN)
Tháng 12 năm 1994 chúng ta đã gửi đơn xin gia nhập WTO. Đã tiến hành đàm phán song phương với hơn 30 nước.
2. Một số thành tựu đạt được
- Chúng ta đã đẩy lùi đƣợc chính sách bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo lập được môi trường quốc tế, khu vực thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nâng cao vị thế của Việt Nam trên chính trường và thương trường quốc tế.
- Khắc phục được tình trạng khủng hoảng thị trường do Liên Xô và các nước Đông Âu bị tan rã và cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực gây nên, đồng thời mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. Nếu nhƣ năm 1990 kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD, nhập khẩu đạt 2,75 tỷ USD, thì đến năm 2000, kim ngạch xuất khẩu đạt 15 tỉ USD, NK đạt 15,5 tỉ USD . Trong 10 năm xuất khẩu tăng 5,6 lần.
- Thu hút được một nguồn lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): 87 - 2001 đã có 66 nước và vùng lãnh thổ với nhiều công ty và tập đoàn lớn đầu tƣ vào Việt Nam, vốn đăng ký 38,6 tỷ và vốn thực hiện 15 tỷ, FDI chiếm 30% vốn đầu tƣ xã hội.
- Tranh thủ đƣợc nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) ngày càng lớn, giảm
đáng kể nợ nước ngoài. Ch đến nay, tổng mức cam kết tài trợ là 13,6 tỷ trong đ1o vốn đã ký kết là gần 10 tỷ, vốn đã giải ngân đến nay gần 7 tỷ USD.
- Tiếp thu khoa học và công nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh.
- Từng bước đưa hoạt động của doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh, nhờ đó đã tạo đƣợc tƣ duy làm ăn mới, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3. Những tồn tại cơ bản
- Chưa làm tốt công tác chuẩn bị chi công cuộc hội nhập chuyển sang bước mới
- Chƣa hình thành đƣợc một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết quốc tế.
- Luật pháp, chính sách quản lý kinh tế, thương mại chưa hoàn chỉnh.
- Doanh nghiệp Việt Nam còn yếu cả về sản xuất, quản lý và cạnh tranh - Đội ngũ cán bộ còn yếu, công tác chỉ đạo chƣa thật tốt
- Cơ cấu hàng nhập khẩu còn nhiều bất cập, sản phẩm nhập khẩu thô chiếm tỷ lệ còn lớn.
III. Chính sách kinh tế đối ngoại của nước ta trong thời kỳ quá độ 1. Những định hướng chung về chính sách kinh tế đối ngoại của nước ta
- Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại với mọi quốc gia, mọi tổ chức kinh tế không phân biệt chế độ chính trị trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùnmg có lợi. Củng cố và tăng cường vị trí của Việt Nam ở các thị trường quen thuộc và bạn hàng truyền thống; tích cực hội nhập và tạo chổ đứng ở các thị trường mới, phát triển các quan hệ dưới mọi hình thức.
- Kinh tế đối ngoại là một trong các công cụ kinh tế đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra cho từng thời kỳ lịch sử cụ thể và phục vụ đắc lực mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Tăng cường hội nhập vào nền kinh tế thế giới, phát huy ý chí tự lực, tự cường, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, dưa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài.
2. Các nguyên tắc cơ bản của chính sách kinh tế đối ngoại ở nước ta.
Việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại ở nước ta vừa phải tuân theo những nguyên tắc phản ánh thông lệ quốc tế, vừa phải tuân thủ những nguyên tắc nhằm bảo đảm ngày càng củng cố chế độ chính trị đất nước.Đó là các nguyên tắc:
a. Nguyên tắc bình đẳng:
Đây là nguyên tắc có ý nghĩa nền tảng cho việc thiết lập và lựa chọn quan hệ đối tác trong quan hệ kinh tế giữa các nước.
Nguyên tắc này bắt nguồn từ yêu cầu phải coi mỗi quốc gia trong cộng đồng quốc tế là một quốc gia độc lập có chủ quyền. Nó cũng bắt nguồn từ yêu cầu của sự hình thành thị trường thế giới và phát triển thị trường quốc tế mà mỗi quốc gia là một thành viên.
Với tƣ cách là một thành viên, mỗi quốc gia phải đƣợc đảm bảo quyền tự do kinh doanh, quyền tự chủ nhƣ mọi quốc gia khác. Nói cách khác, đảm bảo tƣ cách pháp nhân của mỗi quốc gia trước pháp luật quốc tế .
b. Nguyên tắc cùng có lợi
Nguyên tắc này là cơ sở kinh tế để thiết lập và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. Trong nền kinh tế thế giới, nguyên tắc bình đẳng sẽ không thực hiện đƣợc nếu các quốc gia tham dự không cùng có lợi ích kinh tế. Vì trong trường hợp này, quan hệ kinh tế quốc tế sẽ đi ra ngoài yêu cầu quy luật kinh tế khách quan nhất là quy luật giá trị.
c. Nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và không can thiệp vào nội bộ của mỗi quốc gia Nguyên tắc này đòi hỏi các bên tham gia phải thực hiện đúng các yêu cầu sau:
- Tôn trọng các điều khoản ký trong hiệp định thƣ và các hợp đồng kinh tế đã ký kết.
- Không đưa ra những điều kiện phương hại đến lợi ích của nhau.
- Không đƣợc dùng các thủ đoạn có tính chất can thiệp vào nội bộ của quốc gia, nhất là dùng thủ đoạn kinh tế - kỹ thuật và kích động để can thiệp vào đường lối chính trị của các quốc gia.
d. Nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc và ngày càng củng cố sự định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đây là nguyên tắc xuyên suốt mọi nguyên tắc. Trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại không phải chỉ có lợi ích kinh tế mà còn xử lý tốt mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại là để tạo ra sự tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, nhưng sự tăng trưởng ấy chỉ được coi là phương tiện để thực hiện từng bước mục tiêu độc lập và chủ nghĩa xã hội. Do vậy mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đòi hỏi phải xử lý tốt các vấn đề: tranh thủ vốn bên ngoài nhƣng phải phát huy đƣợc nguồn lực bên trong, đảm bảo phát triển kinh tế, trả được nợ, không bị lệ thuộc vào nước ngoài, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, không để đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, hội nhận nhưng không hòa tan.
Trên đây là những nguyên tắc cơ bản và phổ biến. Song việc thực hiện trên thực tế không đơn giản, nhất là trong quan hệ giữa các nước kém phát triển với các nước phát triển, giữa các nước tư bản chủ nghĩa với các nước xã hội chủ nghĩa. Vì quan hệ kinh tế thường gắn với quan hệ chính trị và hệ tư tưởng cho nên trong quan hệ kinh tế đối ngoại vửa phải kiên trì tính nguyên tắc, giữ vững mục tiêu, đồng thời phải linh hoạt, khéo léo trong chính sách.
3. Những hình thức kinh tế đối ngoại cơ bản hiện nay của nước ta a. Ngoại thương
Hay còn gọi là thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia (hàng hóa hữu hình và vô hình).
Tác dụng:
- Góp phần tăng của cải và sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia.
- Điều tiết thừa thiếu của mỗi nước.
- Nâng cao trình độ công nghệ và ngành nghề trong nước.
- Là động lực tăng trưởng kinh tế quốc dân
Nội dung của ngoại thương bao gồm: xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa hữu hình và vô hình, gia công tái xuất khẩu và xuất khẩu tại chổ. Trong đó xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của hoạt động ngoại thương ở các nước nói chung và VN nói riêng
* Quá trình phát triển thương mại quốc tế đòi hỏi tự do hóa thương mại, đồng thời bảo hộ một cách hợp lý. Đối với nước ta hiện nay, để đẩy mạnh hoạt động ngoại thương cần hướng vào giải quyết các vấn đề sau:
- Tăng kim ngạch xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu.
- Về chính sách nhập khẩu: phải tập trung vào việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, phục vụ chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu, đồng thời từng bước thay thế những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả.
- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chính sách tự do thương mại với chính sách bảo hộ hợp lý.
- Hình thành tỳ giá hối đoái một cách chủ động hợp lý.
b. Hợp tác trong lĩnh vực sản xuất
* Nhân gia công
Nhận gia công cho nước ngoài là mộ hình thức tốt, tận dụng được nguồn lao động, tạo nhiều việc làm.
* Xây dựng những xí nghiệp chung với sự hùn vốn và công nghệ từ nước ngoài.
Hình thành dưới các hình thức công ty liên doanh, hoặc công ty cổ phần với trách nhiệm hữu hạn tương ứng với số vốn đóng góp của các thành viên.
* Hợp tác sản xuất quốc tế trên cơ sở chuyên môn hóa
Chuyên môn hóa theo sản phẩm , chuyên môn hóa theo bộ phận sản phẩm hay chi tiết sản phẩm.. Máy bay Beoing 653 - 30; Ô tô Ford 165 - 20 nước….
c. Hợp tác khoa học kỹ thuật
Dưới nhiều hình thức như traođổi những tài liệu- kỹ thuật , bảb cẽ , thiết kế, bằng phát minh sách chế, kinh nghiệp, dây chuyền công nghệ, hợp tác đào tạo cán bộ và công nhân…..
d. Đầu tư quốc tế
Có hai ình thức đầu tƣ : đầu tƣ trực tiếp (FDI) và đầu tƣ gián tiếp cho vay, mua cổ phần.
Trong đó bộ phận quan trọnh nhất là (ODA) e. Tín dụng quốc tế
f. Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ, du lịch quốc tế, xuất khẩu lao động ra nước ngoài, vận tải quốc tế.
1. Các giải pháp cơ bản đề phát triển kinh tế đối ngoại ở VN
Để thực hiện mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại cần thực hiện đồng bộ hàng loạt các giải pháp, trong đó có các giải pháp chủ yếu sau: