CHƯƠNG VI CÁC HÌNH THỨC TƢ BẢN VÀ
II. SỞ HỮU VÀ CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ Ở NƯỚC TA
1. Sở hữu và các hình thức sở hữu tƣ liệu sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
a. Vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất trong thời kỳ quá độ
Sở hữu là phạm trù kinh tế xuất phát và cơ bản của kinh tế chính trị. Nó là hình thức xã hội của sự chiếm hữu của cải. Phạm trù sở hữu khi đƣợc luật hóa thành quyền sở hữu và đƣợc thực hiện qua một cơ chế nhất định gọi là chế độ sở hữu. Nhƣ vậy, chế độ sở hữu đƣợc cụ thể hóa thành quyền sở hữu và quyền sở hữu đƣợc cụ thể thành ba quyền cơ bản là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Từ ba quyền ấy sinh ra nhiều quyền nhƣ cầm cố, thế chấm, cho, biếu, tặng ……
Sở hữu có vai trò rất quan trọng trong xã hội:
+ Sở hữu là vấn đề căn bản nhất của chế độ kinh tế xã hội. Chỉ có khi giải quyết đúng đắn vấn đề sở hữu mới giải quyết các vấn đề động lực, lợi ích kinh tế, chính trị, pháp quyền và xã hội.
+ Xét trong một hình thái kinh tế xã hội thì sở hữu giữ vai trò là nền tảng của chế độ chính trị xã hội.
KTTT + QHSX + LLSX > HTKTXH
+ Xét trong một phương thức sản xuất thì nó là cơ sở nền tảng để xây dựng quan hệ sản xuất tương ứng đáp ứng nhu cầu của LLSX.
+ Xét trong một quan hệ sản xuất thì nó là yếu tố quyết định bản chất của quan hệ sản xuất. Sở hữu là yếu tố quyết định địa vị các chủ thể tham gia vào nền sản xuất xã hội. Sỡ hữu quyết định lợi ích kinh tế thông qua khâu phân phối. Sở hữu là điều kiện cho các quy luật kinh tế tương ứng ra đời và phát huy tác dụng.Vì vậy, sở hữu tư liệu sản xuất từ xưa đến nay luôn là vấn đề cơ bản và sâu xa của mọi cuộc cách mạng xã hội.
b. Các hình thức sở hữu cơ bản trong thời kỳ quá độ
Đặc điểm của chế độ sở hữu dưới chủ nghĩa xã hội là : Chế độ công hữu giữ vai trò thống trị. Các hình thức sở hữu khác đƣợc tôn trọng trong quá trình phát triển. Tất cả các hình thức sở hữu đều chịu sự chi phối của chế độ công hữu.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta còn tồn tại ba hình thức (loại hình) sở hữu cơ bản: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Trên cơ sở những hình thức sở hữu cơ bản đó, hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng.
Chế độ công hữu là cơ sở của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, hình thành từng bước chế độ công hữu là nhiệm vụ tất yếu trong thời kỳ quá độ. Tuy nhiên xây dựng chế độ công hữu nhƣ thế nào là, dưới hình thức gì, bước đi và nhịp độ phát triển ra sao là một vấn đề kinh tế và chính trị cực kỳ phức tạp, không thể đem ý muốn chủ quan, nôn nóng áp đặt một cách tùy tiện. Việc xây dựng này phải dựa trên kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất. Ở nước ta, quan hệ sản xuất XHCN mà cốt lõi là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chỉ có thể hình thành từng bước từ thấp đến cao.
Tuy chế độ tư hữu có nhiều khuyết tật, nhưng loài người không thể tùy ý lựa chọn, xóa bỏ nó khi trình độ phát triển lực lƣợng sản xuất chƣa cho phép.
Nếu chế độ tƣ hữu là tất yếu kinh tế gắn bó với một trình độ phát triển nhất định của lực lƣợng sản xuất thì chế độ công hữu, đến lƣợt nó cũng trở thành một tất yếu kinh tế khi lực lƣợng sản xuất đã phát triển đến một trình độ nhất định, khi nền sản xuất xã hội đạt đến một trình độ xã hội hóa cao.
Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước vốn là thuộc địa nữa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp. Bản thân đặc điểm quá độ lên chủ nghĩa xã của nước ta là bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đã nói lên rằng nước ta chưa có tiền đề cơ sở vật chất do chủ nghĩa tư bản tạo ra. Ngay cả những nước đã qua chế độ tư bản chủ nghĩa hoặc CNTB đã phát triển ở mức trung bình cũng không thể thiết lập ngay lập tức chế độ công hữu trong toàn bộ đời sống. Đối với nước ta, nền kinh tế lạc hậu, xuất phát điểm thấp, lại càng không thể xây dựng chế độ công hữu mà phải trãi qua một thời kỳ lịch sử lâu dài, qua nhiều nấc trung gian, quá độ. Thông qua mỗi bước đi, mỗi hình thức quá độ để tạo điều kiện cho nhân tố XHCN ngày càng tăng lên. Chính vì không nhận thức đúng mối quan hệ biện chứng giữa lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất mà trước đây có lúc chúng ta đã phạm sai lầm chủ quan, duy ý chí trong việc thiết lập chế độ công hữu. Điều đó làm tổn hại đến phát triển lực lƣợng sản xuất, phát triển kinh tế.
Khi nói, nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ xuất phát điểm thấp, điều đó không có nghĩa là chúng ta chƣa có cơ sở và không cần xây dựng chế độ công hữu ở trình độ và phạm vi nào của nền kinh tế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước của dân, do dân, những cơ sở công hữu từng bước được hình thành do quá trình quốc hữu hóa và xây dựng mới.
Điều này là rất cần thiết, bởi lẽ, nếu không có cơ sở kinh tế này thì không có sức mạnh kinh tế (vật chất) để điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN. Vấn đề đạt ra là việc thiết lập chế độ công hữu phải hợp lý, phù hợp với trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Tóm lại, đặc trƣng của quan hệ sản xuất XHCN là chế độ công hữu về tƣ liệu sản xuất chủ yếu. Muốn thiết lập chế độ công hữu phải phát triển mạnh mẽ lực lƣợng sản xuất, phải xã hội hóa sản xuất trong thực tế. Do vậy, không thể nôn nóng chủ quan, xóa bỏ nhanh các hình thức sở hữu khác, mà phải thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từng bước từ thấp đến cao, phù hợp với trạng thái của lực lƣợng sản xuất. Đây chính là sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất ở Việt Nam.
2. Các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ
a. Tính tất yếu và lợi ích của sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ.
Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên cơ sở chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất.
Thành phần kinh tế tồn tại ở những hình thức tổ chức kinh tế nhất định. Căn cứ vào loại hình quan hệ sản xuất mà trước hết là chế độ sở hữu để xác định tổ chức kinh tế ấy thuộc thành phần kinh tế nào.
Tổ chức kinh tế là những đơn vị, tổ chức pháp nhân có thực mà ở đó các thành phần kinh tế được thể hiện.
Sự tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ ở nước ta là một tất yếu khách quan. Bởi lẽ, trong thời kỳ quá độ ở nước ta, do LLSX chưa phát triển cao nên còn tồn tại
nhiều hình thức sở hữu. Do lực lƣợng sản xuất chƣa phát triển đủ mức để có thể xóa bỏ hoàn toàn chế độ tƣ hữu và thiết lập hoàn toàn chế độ công hữu.
Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế đã có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, huy động đƣợc sức mạnh của toàn dân trong phát triển kinh tế . Những thành phần kinh tế đặc trưng cho phương thức sản xuất cũ chỉ mất đi khi nó không còn tác dụng.
b. Đặc điểm các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ
Trong thời kỳ quá độ ở nước ta tồn tại các thành phần kinh tế sau: Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể đưa vào vòng chu chuyển kinh tế( tài nguyên quốc gia, kết cấu hạ tầng, phần góp vốn vào các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác).
Như vậy, kinh tế nhà nước lớn hơn rất nhiều so với doanh nghiệp nhà nước…….
Kinh tế nhà nước dựa trên chế độ sở hữu công cộng (công hữu ) về tư liệu sản xuất. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, là nhân tố mở đường cho sự phát triển kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết kinh tế vĩ mô.
Các doanh nghiệp nhà nước là bộ phận quan trọng nhất trong kinh tế nhà nước, giữ vai trò then chốt, phải đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật. Vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước(5600DN) thể hiện một phần qua số liệu sau: đây là nới thu hút một lƣợng lao động lớn (1,7-1,8 triệu), đóng góp 40% GDP, tuy nhiên chỉ có 40% làm ăn có lãi, 60%
còn lại huề vốn và lỗ, trong đó 29 5 là lỗ triền miên ( Các nhà máy đường năm 2002 lỗ 2000 tỷ đồng)
Để làm đƣợc nhƣ vậy thì trong 5 năm tới phải cơ bản hoàn thành việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp hiện có, đồng thời phát triển thêm doanh nghiệp nhà nước đầu tư vốn 100% vốn hoặc có cổ phần chi phối ở một số lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng. Việc sắp lại các doanh nghiệp nhà nước phải được thực hiện theo hướng sau:
+ Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế. Khẩn trương cải thiện tình hình tài chính và lao động của các doanh nghiệp nhà nước, củng cố và hiện đại hóa một bước các tổng công ty nhà nước.
+ Thực hiện tốt chủ trưởng cổ phần hóa và đa dạng hóa sở hữu đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm 100% vốn.
+ Giao, bán, khoán, cho thuê…các doanh nghiệp loại nhỏ mà nhà nước không cần nắm giữ.
+ Sáp nhập, giải thể và cho phá sản những doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả và không thúc hiện đƣợc các biện pháp nêu trên.
Về mặt quản lý kinh tế, Nhà nước phải phân biệt quyền chủ sở hữu và quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện chế độ quản lý công ty đối với các doanh nghiệp kinh doanh dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ sở hữu là nhà nước và công ty cổ phần có vốn nhà nước; giao cho hội đồng quản trị doanh nghiệp quyền đại diện trực tiếp chủ sở hữu gắn với quyền tự chủ trong kinh doanh; quy định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước để tạo động lực phát triển hiệu quả theo hướng xóa bỏ triệt để bao cấp; doanh nghiệp tư chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh; nộp đủ thuế và có lãi. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong doanh nghiệp. Có cơ chế kiểm tra, kiểm soát, thanh tra của Nhà nước đối với doanh nghiệp.
- Kinh tế tập thể: phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt, có thể dựa trên sở hữu tập thể, cũng có thể quyền sở hữu pháp lý vẫn thuộc về các thành viên nhƣng quyền chiếm hữu thực tế và quyền sử dụng lại mang tính chất tập thể.
Kinh tế tập thể là hình thức liên kết tự nguyện, rộng rãi của những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không giới hạn về quy mô, lĩnh vực và địa bàn, có thể kinh doanh tổng hợp, đa ngành hoặc chuyên ngành. 1987 có 73.490 HTX, 1996 còn 18.607 HTX, 31/12/2000 15.144HTX, chiến 8,5% GDP cả nước, chiến 33% lực lượng lao động cả nước
Nhà nước giúp hợp tác xã đào tạo cán bộ, ứng dụng khoa học và công nghệ, thông tin, mở rộng thị trường, xây dựng các quỹ hỗ trợ và phát triển hợp tác xã, giải quyết nợ tồn đọng.
- Kinh tế cá thể, tiểu chủ của nông dân, thợ thủ công, người làm thương ngghiệp và dịch vụ cá thể. Đây là loại hình kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tƣ nhân quy mô nhỏ về tƣ liệu sản xuất và hoạt động dựa vào sức lao động của bản thân người la động và từng hộ là chủ yếu. Tính đến hết năm 2000, cả nước có 9.793.878 hộ kinh doanh cá thể. Kinh tế cá thể tiểu chủ được khuyến khích phát triển ở cả nông thôn và thành thị trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Nhƣng nhìn chung, đến một trình độ phát triển nhất định kinh tế cà thể, tiểu chủ sẽ bộc lộ những mặt hạn chế, nhất là quy mô về vốn, trình độ công nghệ và khả năng tiếp cận thị trường, vì vậy, một mặt Nhà nước cần tạo điều kiện và giúp đỡ thành phần kinh tế này phát triển, mặt khác khuyến khích tự nguyện tổ chức những hình thức hợp tác thích hợp hoặc làm vệ tinh cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, hay là phát triển lớn hơn.
Phát triển các loại hình trang trại với quy mô phù hợp trên từng địa bàn
- Kinh tế tư bản tư nhân gồm những đơn vị kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tƣ nhân tƣ bản chủ nghĩa, nghĩa là vốn thuộc quyền sở hữu của một hoặc một số nhà tƣ bản, và sử dụng lao động làm thuê, dưới hình thức xí nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hũu hạn. Kinh tế tư bản tƣ nhân đƣợc khuyến khích phát triển trong những lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm, không hạn chế về quy mô. Nhà nước tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để thành phần kinh tế này phát triển theo những định hướng ưu tiên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài, khuyến khích chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động, liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước. Xây dựng quan hệ tốt giữa chủ doanh nghiệp và người lao động.
- Kinh tế tư bản nhà nước phát triển dưới hình thức liên doanh, liên kết đa dạng giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư nhân trong và ngoài nước, mang lại lợi ích thiết thực cho các bên đầu tư kinh doanh.
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được tạo điều kiện phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm. Cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài. Sở dĩ bổ sung thêm thành phần kinh tế này, vì trong thực tế những năm gần đây, bộ phận đầu tƣ kinh doanh của người nước ngoài chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Từ năm 1991 -2000, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phát triển khá nhanh.
Giá trị sản xuất tăng 22%/năm, trong 5 năm từ 1996-2000 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện khoảng 10 tỷ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra 34% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, trên 22% kim nghạch xuất nhập khẩu, đóng góp 10% GDP cho nền kinh tế.
c. Mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế
Các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, hoạt động đan xen vào nhau trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất. Vai trò của mỗi thành phần kinh tế, tỷ lệ giữa các thành phần kinh tế phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự đóng góp của chúng vào sự phát triển của nền kinh tế. TT:8,5%, NN: 39,2%, DD: 42,3%.
Mỗi thành phần kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tƣ liệu sản xuất. Các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất tuy có độc lập tương đối và có bản chất riêng, nhưng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không có sự ngăn cách và có thể hỗn hợp, đan xen với nhau, hình thành các tổ chức kinh doanh đa dạng.
Đại diện cho mỗi thành phần kinh tế là giai cấp hoặc tầng lớp xã hội nhất định mà tổng hợp toàn bộ tạo thành cơ cấu xã hội - giai cấp. Trong cơ cấu xã hội giai cấp ấy, mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp xã hội, các chủ thể sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế đều có những lợi ích kinh tế riêng, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn nhau. Hơn nữa, còn phụ thuộc vào các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời chịu sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Các thành phần kinh tế ấy đều nằm trong tổng thể của nền kinh tế quốc dân, có mối quan hệ tương tác với nhau. Tính thống nhất biểu hiện ở chổ, mỗi thành phần kinh tế là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, các thành phần kinh tế nằm trong hệ thống phân công xã hội, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Sự thống nhất này không phải tự nhiên có mà phải hợp tác và đấu tranh, đấu tranh để hợp tác tốt hơn. Các thành phần kinh tế mang bản chất kinh tế và quan hệ