CHƯƠNG VI CÁC HÌNH THỨC TƢ BẢN VÀ
II. Đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
1. Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và sự hình thành nền kinh tế tri thức.
a. Cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại
b. Những đặc điểm cơ bản của cách mạng khoa học và công nghệ c. Sự hình thành nền kinh tế tri thức
2. Kinh tế tri thức đối với sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta
III. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
1. Thực hiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.
2. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý.
3. Củng cố, tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa IV. Những tiền đề khách quan để công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1. Tạo vốn cho CNH, HĐH:
2. Đào tạo nguồn nhân lực cho CNH, HĐC
3. Điều tra cơ bản, quy hoạch và dự báo phát triển 4. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước.
Chương VIII
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NỀN KINH TẾ
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
I. Tính tất yếu và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1. Khái niệm và tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Khái niệm công nghiệp hóa có thể tiếp cận dưới nhiều hình thức giác độ khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của một nước:
- Công nghiệp hóa là quá trình chuyển nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp lạc hậu sang một nền kinh tế chủ yếu là công nghiệp(hẹp).
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển từ một xã hội nông nghiệp sang một xã hội công nghiệp.
- LHQ 1995:” CNH là quá trình trang bị máy móc hiện đại cũng như phương pháp quản lý tiên tiến vào mọi hoạt động dù là sản xuất vật chất hay dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, đưa đến tốc độ phát triển nhanh và bền vững về giá trị tăng thêm.”
- HNTW 7, khóa 7 xác định :” công nghiệp hóa ở nước ta thực chất là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và khoa học công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.
Thực chất, CNH, HĐH ở nước ta là quá trình tạo ra những tiền đề về vật chất, kỹ thuật, về con người, công nghệ, phương tiện, phương pháp- những yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất cho CNXH.
Nội dung cốt lõi của quá trình CNH, HĐH là cải biến lao động thủ công lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để đạt năng suất lao động xã hội cao.
- Mỗi phương thức sản xuất chỉ có thể được xác lập một cách vững chắc trên một cơ sở vật chất - kỹ thuật thích ứng. CNXH cũng vậy, muốn tồn tại và phát triển, XHCN cũng phải có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lƣợng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tƣ liệu sản xuất chủ yếu. Cơ sở vật chất ấy phải tạo ra một năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tƣ bản chỉ có vậy mới chiến thắng hoàn toàn và triệt để CNTB.
Nước ta quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu. Cái thiếu nhất của chúng ta là thiếu một lực lượng sản xuất phát triển. Nước ta chưa có một cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với CNXH. Quá trình xây dựng cơ sở vật chất ấy chính là quá trình CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân. Mỗi bước đi của CNH, HĐH là một bước tăng cường sở vật chất kỹ thuật của CNXH, đồng thời cũng là mỗi bước cũng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa,
làm cho nền sản xuất xã hội không ngừng phát triển, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân không ngừng nâng cao.
=> CNH, HĐH là một tất yếu khách quan vì muốn xây dựng thành công CNXH thì phải phát triển lực lượng sản xuất, để phát triển lực lượng sản xuất thì phải CNH, HĐH đất nước, xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH
2. Mục tiêu, quan điểm của CNH, HĐH ở Việt Nam.
a. Mục tiêu
Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với quá trình phát triển lực lƣợng sản xuất, đời sống vật chất tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.
b. Quan điểm về CNH, HĐH
Quá trình nhận thức về công nghiệp hóa ở Việt Nam:
- Mô hình CNH kiểu cũ: 1960 -1986
- Mô hình CNH theo kiểu mới hiện nay: 1986 trở đi.
ĐH 8 của Đảng khẳng định: “ chúng ta tiến hành công nghiệp hóa không theo kiểu cũ, không lặp lại sai lầm chủ quan mà ĐH 6 đã phê phán”
* Với mô hình CNH kiểu mới thì vị trí (trung tâm), mục tiêu (cải biến từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp có lực lượng sản xuất phát triển cao)định hướng (XHCN) so với trước là không thay đổi.
* Công nghiệp hóa so với trước khác nhau về phương hướng, chiến lược:
- CNH kiểu mới hướng vào việc xây dựng hệ thống kinh tế mở, trên cơ sơ giao lưu thuận lợi trên thị trường trong nước va trên thế giới.
- Khác về yêu cầu công nghệ: công nghệ cơ khí, cơ khí hóa - hiện đại hóa đặt trong bới cảnh cách mạng khoa học công nghệ cao.
- Mô hình kiểu mới khác về nguồn vốn đầu tƣ.
- Khác về cơ chế quản lý.
Tóm lại:
Thứ nhất, CNH phải gắn liền với hiện đại hóa. Có nhƣ vậy mới rút ngắn đƣợc quá trình công nghiệp hóa, nâng cao hiệu quả của quá trình này ở nước ta.
Thứ hai, CNH, HĐH theo cơ chế mới - cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - chứ không phải theo cơ chế tập trung quan liệu, bao cấp. Thị trường phản ánh nhu cầu xã hội có tiếng nói quan trọng trong việc phân bố các nguồn lực cho sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế, xác định mục tiêu, bước đi, biện pháp CNH, HĐH.
Thứ ba, CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân với sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, thay cho quan điểm tư duy trước đây.
Thứ tư, CNH, HĐH theo xu thế quốc tế hóa, hội nhập kinh tế thế giới, tham gia phân công lao động quốc tế chứ không phải theo kiểu khép kín, làm từ đầu đến cuối như trước đây.
Thứ năm, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phat1 triển nhanh và bền vững. Khoa học công nghệ là động lực của CNH, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định.
Thứ sáu, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội; kết hợp kinh tế với an ninh quốc phòng.
3. Tác dụng của CNH, HĐH.
- Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH. CNH, HĐH ở nước ta là quá trình tạo ra những tiền đề về vật chất, kỹ thuật, về con người, công nghệ, phương tiện, phương pháp - những yếu tố cơ bản của lực lƣợng sản xuất cho CNXH.
+ Tạo điều kiện thay đổi về chất của nền sản xuất xã hội, tăng năng suất lao động, tăng sức chế ngự của con người đối với thiên nhiên, tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học công nghệ phát triển nhanh đạt trình độ tiên tiến hiện đại. Tăng cường vật chất cho an ninh quốc phòng.
+ Nâng cao khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế. Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức thực hiện sự phân công lao động và hợp tác quốc tế …..
- Nước ta quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu. Cái thiếu nhất của chúng ta là thiếu một lực lượng sản xuất phát triển. Nước ta chưa có một cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với CNXH. Quá trình xây dựng cơ sở vật chất ấy chính là quá trình CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân. Mỗi bước đi của CNH, HĐH là một bước tăng cường sở vật chất kỹ thuật của CNXH, đồng thời cũng là mỗi bước cũng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, làm cho nền sản xuất xã hội không ngừng phát triển, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân không ngừng nâng cao.
=> Thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta lựa chọn. Vì thế, CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân được xem là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ.
II. Đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
1. Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và sự hình thành nền kinh tế tri thức.
- Khái niệm cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại.
- Những đặc điểm cơ bản của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại.
- Sự hình thành nền kinh tế tri thức.
a. Cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại
Nền văn minh nông nghiệp hay gọi là nền văn minh gốc tự nhiên có vào khoảng 7000 năm trước, với đặc trưng chủ yếu là lao động cơ bắp và công nghệ đơn sơ.
Bước sang thế kỷ XVI, phong trào Phục Hưng đề cao tư tưởng khoa học thực nghiệm và tư tưởng coi trọng khoa học và công nghệ khiến các ngành khoa học tự nhiên như cơ học, thiên văn, địa lý….phát triển mạnh mẽ, tạo tiền đề cho cuộc cách mạng khoa học - cách mạng khoa học đầu tiên trong lịch sử nhân loại vào thế kỷ 17 gắn liền với nhiều thiên tài khoa học nhƣ Newton, người phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn, Đêcáctơ, người sáng tạo ra môn hình học giải tích, Cu Lông người đặt nền móng cho kỹ thuật về điện và điện tử……. Cũng trong thế kỷ 17 đã diễn ra cách mạng nông nghiệp (còn gọi là cuộc cách mạng xanh).
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (vào cuối thế kỷ 18) là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí. Cuộc cách mạng này đầu tiên diễn ra ở nước Anh vào cuối thế kỷ 18 rồi lan sang các nước Tây âu khác nửa đầu thế kỷ 19. Các sản phẩm công nghệ mới như than đá (1709), máy động lực dùng hơi nước 1712, thay thế hệ thống công nghệ thử công là than củi-sức kéo động vật…. Quá trình đổi mới công nghệ chính là đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần hai, diễn ra từ nữa sau thế kỷ 19 đến giai đoạn đầu thế kỷ 20, đã cho ra đời hệ thống công nghệ điện, cơ khí và tự động hóa cục bộ. Cuộc cách mạng ngày dẫn đến nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng 2%/năm với những thay đổi sâu sắc trong xã hội công nghiệp, tạo ra các ngành, nghề mới.
Tuy nhiên, nền sản xuất đại công nghiệp chỉ có thể phát triển đến một ngƣỡng nhất định bởi đặc trƣng của hệ thống công nghệ này chủ yếu dựa vào vật chất, vào nguồn tài nguyên. Để thoát khỏi ngõ cụt này, phải phát huy trí tuệ, tri thức, khả năng sáng tạo của con người, của tiến bộ khoa học để tạo ra một hệ thống công nghệ mới, phát triển cả về lƣợng lẫn về chất, khắc phục những ràng buộc, hạn chế về tài nguyên của xã hội công nghiệp, đưa loài người tiếp tục đi lên. Đây chính là cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
b. Những đặc điểm cơ bản của cách mạng khoa học và công nghệ
- Sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và sự bùng nổ của những công nghệ cao chính là đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới.
Hiện nay, những lĩnh vực công nghệ thuộc công nghệ cao đƣợc kể đến là : công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, năng lƣợng mới, vật liệu mới, công nghệ quản lý, công nghệ vũ trụ …… Trong các nước OECD, gần 50% GDP được tạo ra bởi các ngành sản xuất dựa vào công nghệ cao
12/2/2001 bản đồ chi tiết bộ gen con người được công bố có ý nghĩa hết sức to lớn là một thành tựu cho cuộc cách mạng trong y - dƣợc; sinh sản vô tính cừu Dolly 1993…
Vật liệu composit là sự tổ hợp của nhiều vật liệu khác nhau để tạo ra những vật liệu mới có sức chịu nhiệt, chịu lực, chịu lão hóa lớn; vật liệu siêu dẫn…Đáng chú ý nhất là công nghệ Nanô, 1nanô=1/1triệu mm. Công nghệ nanô có độ chính xác ở cấp nguyên tử.
c. Sự hình thành nền kinh tế tri thức
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế thế giới và xã hội loài người, tạo ra sự nhảy vọt trong phát triển lực lượng sản xuất. Nền kinh tế thế giới bước sang giai đoạn phát triển mới, trong đó tri thức, thông tin trở thành yếu tố quyết định nhất đới với sự phát triển sản xuất, khoa học công nghệ trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, đúng nhƣ Các Mác đã dự đoán. Các công viên khoa học, các thành phố khoa học, các khu công nghệ cao được thành lập ở các nước tiên tiến chính là để điều và môi trường thuận lợi cho khoa học, công nghệ và sảb xuất nhập làm một. Phòng thí nghiệm cũng chính là nhà máy, nhà khoa học cũng chính là nhà sản xuất kinh doanh (chẳng hạn trong công nghệ sinh học, công nghệ thông tin). Các loại dươc phẩm mới, các vi mạnh, các con chip, các phần mềm….được sản xuất tại phòng thí nghiệm, khó mà gọi nơi sản xuất ra chúng là nhà xưởng hay phòng thí nghiệm.
Đặng tiểu Bình, nhà lãnh đạo xuất sắc của Trung quốc đã từng khẳng định: “để xây dựng chủ nghĩa xã hội, khoa học và công nghệ đóng vai trò lực lượng sản xuất thứ nhất. Lực lượng tri thức là đội quân tiên phoang của giai cấp công nhân.”
Có rất nhiều tên gọi khác nhau cho giai đoạn phát triển mới này của LLSX. ngoài tên gọi thông dụng nhất là “kinh tế dựa vào tri thức,”, hay “kinh tế tri thức”, còn có tên gọi là “kinh tế mới”
hay kinh tế hậu công nghiệp hoặc kinh tế thông tin, kinh tế mạng, kinh tế số………. Kinh tế tri thức là tên thông dùng nhất
Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức của con người đóng vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng, kinh tế tri thức là giai đoạn phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội, theo đó hàm lượng hao phí lao động cơ bắp trong lao động xã hội giảm đi rất nhiều, còn hàm lượng hao phí lao động trí óc ngày càng tăng lên.
Như vậy cho đến hiện nay, quá trình phát triển của lực lượng sản xuất của loài người có thể chia là 3 thời kỳ: thời kỳ thứ nhất là nền kinh tế nông nghiệp, cũng có thể gọi là nền kinh tế sức lao động, đặc trưng chủ yếu của thời kỳ này sản xuất lao động bằng thủ công, năng suất lao động rất thấp, đất đai là tài nguyên chủ yếu. Thời kỳ thứ hai là nền kinh tế công nghiệp cũng được gọi là nền kinh tế tài nguyên, dựa vào máy móc và tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay loài người đang bước vào nền kinh tế tri thức, trong đó tri thức, thông tin trở thành yếu tố sản xuất quan trọng hơn cả vốn và lao động.
Những đặc trƣng chủ yếu của nền kinh tế tri thức:
Thứ nhất, Tri thức là yếu tố quyết định nhất. Hiện nay ở Hoa Kỳ , mỗi năm số tiền chi vào việc sản xuất tri thức chiếm 20% GDP, vốn vô hình của rất nhiều công ty, xí nghiệp công nghệ cao ở các nước phát triển đã vượt quá 60% tổng số vốn hữu hình .
Thí dụ: năng lượng lấy từ hiđrô, cho phép khai thác năng lượng từ 1 lít nướcc = 300 lít xăng; từ vài gamđá silic, trước đây coi như đồ bỏ, hiện nay có thể tạo thành tổ hợp mạch IC (chip) trong máy vi tính giá trị = cả tấn thép.
Thứ hai, sự chuyển đổi nhanh cơ cấu. Trong kinh tế tri thức, các công nghệ mới, các ý tưởng mới là chìa khóa cho việc tạo ra việc là mới và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nền kinh tế đó có tốc độ tăng trưởng cao, chuyển dịch cơ cấu nhanh. Nhưng ở đây cũng là nền kinh tế mang tính rủi ro, vì nó luôn biến động, lu6n có nhiều thách thức mới. Ở Bắc Mỹ Và các nước Tây Âu, kinh tế tri thức bắt đầu hình thành, hiện nay ở các nước này, riêng những ngành kinh tế dựa vào tri thức (những ngành kinh tế dựa chủ yếu vào công nghệ thông tin) đã chiến từ 45% - 50%
GDP. Hoa Kỳ 55,3%, Nhật 53%, Canada 51%……nhiều chuyên gia dự báo đến năm 2030, nền kinh tế các nước này sẽ chuyển sang kinh tế tri thức.
Thứ ba, công nghệ thông tin và viễn thông được ứng dụng rông rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Thương mại điện tử, chính quyền điện tử, chữa bệnh điện tử.
Thứ tư, hệ thống giáo dục thay đổi, chuyển sang hệ thống học tập suốt đời, xã hội học tập.
Mỹ 100% trường tiểu học nối mạng, Anh 93% Trung học, 73% tiểu học.
Thứ năm, kinh tế tri thức là nền kinh tế có tính toàn cầu. Mạng Internet đã đƣợc liên kết 186 quốc gia và khu vực.
Thứ sáu, sáng tạo để tồn tại và cạnh tranh. Đặc điểm nổi bật của kinh tế tri thức là sự sáng tạo kinh tế. Quá trình sáng tạo kinh tế bao gồm 5 nội dung: 1) Đƣa ra một loại sản phẩm mới hoặc nmêu ra chất lượng mới cho một sản phẩm.2) Áp dụng phương pháp sản xuất mới. 3) Mở ra một thị trường mới. 4)Tạo ra một loại nguyên liệu hoặc một loại bán thành phẩm mới. 5) Hình thành một tổ chức xí nghiệp mới.