KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG THỜI KỲ

Một phần của tài liệu Triết học Tư tưởng KINH tế CHÍNH TRỊ học (Trang 55 - 59)

I. Kinh tế nông thôn và vai trò của nó trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.

1. Kinh tế nông thôn

2. Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

II. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

- Khái niệm Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Nội dung cơ bản của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Tác dụng của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

2. Phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa - Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng sản xuất hàng hóa lớn theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Phát triển cơ cấu kinh tế nông thôn với nhiều thành phần.

- Ngăn chặn sự xung đột lợi ích nội bộ trong nông thôn, giữa nông thôn và thành thị.

I. Kinh tế nông thôn và vai trò của nó trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.

1. Kinh tế nông thôn

Kinh tế nông thôn là một phức hợp những nhân tố cấu thành của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông- lâm- ngư nghiệp, cùng với các ngành thủ công nghiệp truyền thống, các ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiệp, các ngành thương nghiệp và dịch vụ….tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh tế vùng và lãnh thổ và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Như vậy, kinh tế nông thôn rộng hơn kinh tế nông nghiệp. Kinh tế nông thôn trước hết có nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp bảo đảm nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa cho thị trường trong và ngoài nước.

Kinh tế nông thôn nhất thiết phải có công nghiệp gắn với nông, lâm, ngư nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến. Cùng với sự phát triển, kinh tế nông thôn còn có thể phát triển những nghành công nghiệp phục vụ đầu vào của sản xuất nông nghiệp nhƣ cơ khí sữa chữa máy móc nông nghiệp, thủy lợi.

Kinh tế nông thôn ngoài nông, lâm, ngƣ nghiệp và công nghiệp còn có các loại hình dịch vụ thương nghiệp, tín dụng, khoa học và công nghệ, tư vấn…… Các loại hình dịch vụ này cùng với

cơ sở hạ tầng ở nông thôn(điện, đường, trường trạm…) sẽ là những bộ phận hợp thành kinh tế nông thôn và sự phát triển mạnh mẽ và hợp lý của chúng là biểu hiện trình độ phát triển của kinh tế nông thôn.

Kinh tế nông thôn là một cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Nền kinh tế quốc dân có bao nhiêu thành phần thì kinh tế nông thôn cũng có bấy nhiêu.Tuy nhiên các thành phần kinh tế đó sẽ có những hình thức biểu hiện cụ thể, những đặc điểm riêng biệt của kinh tế nông thôn.

Kinh tế nông thôn nhất thiết phải có thành phần kinh tế nhà nước. Bộ phận tiêu biểu cho kinh tế nhà nước trong kinh tế nông thôn là các nông trường quốc doanh và các trạm, tại kỹ thuật nông nghiệp, cơ sở hạ tầng. Thành phần kinh tế nhà nước mở rộng ra toàn bộ các ngành nghề cơ bản trong : nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tín dụng, ngân hàng, dịch vụ kinh tế, khoa học……

Kinh tế hộ gia đình không tham gia hợp tác xã thuộc thành phần kinh tế cá thể hoặc tiểu chủ. Với kinh tế nông thôn, thành phần kinh tế cá thể mở rộng ra các ngành kinh tế ngoài nông nghiệp: tiểu chủ kinh doanh công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ….

Kinh tế tập thể phải phát triển đa dạng hơn không những trong nông nghiệp mà cả trong công nghiệp, thương nghệp, tín dụng trên cơ sở tư nguyện, bình đẳng và cùng có lợi.

Kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngào cũng đƣợc khuyến khích phát triển nhất là trong lĩnh vực chế biến và sản xuất máy phục vu nông nghiệp.

2. Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Phát triển kinh tế nông thôn góp phần tạo ra những tiền đề quan trọng không thể thiếu bảo đảm thắng lợi cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển kinh tế nông thôn trước hết là phát triển kinh tế nông nghiệp mạnh mẽ và ổn định, tạo điều kiện ổn định cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tạo ra sự ổn định về chính trị, kinh tế và quốc phòng.

- Phát triển kinh tế nông thôn sẽ thực hiện quá trình công nghiệp hóa tại chổ, giải quyết bài toán về đô thị hóa hiện nay, giảm sức ép chênh lệch kinh tế và đời sống giữa thành thị và nông thôn.

- Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ tạo cơ sở vật chất cho sự phát triển văn hóa ở nông thôn…..

- Sự phát triển của kinh tế nông thôn gắn liền với phát triển xã hội, văn hóa, chính trị và kiến trúc thượng tầng theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sẽ dẫn tới thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nông thôn, góp phần quyết định thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Một nông thôn có kinh tế phát triển, đời sống vật chất ấm no, văn hóa phát triển là một yếu tố quan trọng quyết định củng cố vững chắc trận địa lòng dân, thắt chặt mối liện hệ công - nông, đánh bại diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, cũng như tăng cường tiềm lực và sức mạnh quốc phòng - an ninh đủ sức đánh bại mọi âm mưu xâm lược vũ trang của mọi kẻ thù, dưới bất cứ hình thức nào.

II. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

a. Khái niệm Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nội dung cơ bản của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học đƣa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa trên thị trường.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ;

giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân ở nông thôn

Nhiệm vụ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn có quan hệ chặt chẽ với nhau, hòa quyện vào nhau, tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển. Vì thế trong chỉ đạo không đƣợc chia cắt, tách rời từng nội dung mà phải gắn kết trong một thể thống nhất

Những quan điểm chính về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay: 5 quan điểm chính cần quán triệt về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là:

Thứ nhất, “ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.”. Đây là nhu cầu khách quan, tất yếu khi nền kinh tế nước ta cơ bản là nông nghiệp, 76,5% lao động sống ở nông thôn.

Thứ hai, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát triển nguồn lực con người, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và công nghệ; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trường để sản xuất hàng hóa quy môn lớn với chất lượng và hiệu quả cao, bảo vệ môi trường, phòng chống, hạn chế và giảm bớt thiên tai, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững

Thứ ba, dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc; phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ sản xuất hàng hóa, các loại hình doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.

Thứ tƣ, kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của người dân nông thôn, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa và thuần phong mỹ tục. Quan điểm này xuất phát từ những bức xúc của xã hội nông thôn hiện nay: Đó là ở nông thôn hiện nay có khoảng 30 triệu lao động, hàng năm bổ sung thêm gần 1 triệu lao động, nhưng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động mới đạt trung bình khoảng 73%; cả nước hiện nay còn khoảng 2,25 triệu hộ nghèo, trong đó 90% sống ở nông thôn; khoảng 400.000 hộ đồng bào đồng bào còn du canh, du cƣ…..

Thứ năm, kết hợp chặt chẽ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn với việc xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các ngành, các địa phương. Đầu tư phát triển kinh tế xã hội, ổn định dân cư các vùng xung yếu, vùng biên giới, cửa khẩu, hải đảo phù hợp với chiến lược quốc phòng và an ninh quốc gia.

b. Mục tiêu phát triển

Mục tiêu tổng quát và lâu dài của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là :” Xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu klhoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, công bằng, dân chủ, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”.

Mục tiêu từ nay đến năm 2010 là :”tập trung môi nguồn lực để thực hiện một bước cơ bản mục tiêu tổng và lâu dài đó”

2. Phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa

a. Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng sản xuất hàng hóa lớn theo định hướnghội chủ nghĩa.

Cơ cấu kinh tế nông thôn là quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau phát triển trong điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội trong một thời gian nhất định ở nông thôn.

Cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý sẽ quyết định việc khai thác và sử dụng hiệu quả tối ƣu tài nguyên đất đai, vốn, sức lao động và cả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có; quyết định tốc độ phát triển kinh tế hàng hóa ở nông thôn. Từ khgi chuyển từ sang kinh tế thị trường, cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta tuy đã có những thay đổi nhất định, nhưng nhình chung sự chuyển dịch vẫn cò chậm, và về cơ cấu, nền kinh tế nông thôn nước ta vẫn là nền kinh tế thuần nông. Tình trạnh lạc hậu của cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn biểu hiện trên các mặt:

Thứ nhất, cơ cấu nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn vẫn chƣa thoát khỏi tình trạng độc canh, tự cấp, tự túc, trình độ sản xuất hàng hóa cò thấp, hiệu quả kinh tế xã hội chƣa cao.

Thứ hai, nông nghiệp, ngƣ nghiệp và lâm nghiệp vẫn phát triển tách rời, thiếu kết hợp chặt chẽ với nhau, gảm sức mạnh cộng hưởng trong kinh tế thị trường.

Thứ ba, cơ cấu nông nghiệp chƣa gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thứ tư, trong kinh tế nông thôn, công nghiệp chế biến, dịch vụ chƣa phát triển, do đó thiếu sự thúc đẩy, tác động cải tiến cơ cấu kinh tế nông thôn.

Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hợp lý, cần phải :

Thứ nhất, phát triển một nền nông nghiệp sinh thái, một nền nông- lâm- ngư nghiệp hàng hóa có năng suất và chất lượng cao.

- Phát triển có hiệu quả sản xuất lương thực bằng thâm canh tăng năng suất lao động, áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ, thực hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa…..Xây dựng một nền nông nghiệp lớn….

- Phát triển vùng chuyên canh, đa dạng hóa sự kết hợp giữa nông - lân- ngƣ nghiệp, tận dụng hiệu quả đất đai, khí hậu, sức lao động và vốn của nông dân, khia thác hợp lý nhất, đem lại hiệu quả cao về sản xuất và đời sống.

- Phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa có sức cạnh tranh cao, sản xuất cho thị trường, vươn ra thị trường nước ngoài. Hiện chúng ta chỉ có khoảng từ 24-26 % tổng số các hộ nông dân sản xuất hàng hóa.

- chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đòi hỏi phải gắn liền với sự phát triển toàn diện kinh tế - văn hóa - xã hội.

Thứ hai, tăng dần tỷ trọng nhành nghề và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nông thôn.

- thu nhập của nông dân nước ta hiện nay chủ yếu vẫn từ nông nghiệp. Như vậy tính chất thuần nông đang còn nặng nề. Phát triển đƣợc ngành nghề và dịch vụ chẳng những khai thác hết sức lao động dƣ thừa mà quan trọng hơn là nông dân qeun dần với sản xuất hàng hóa lớn.

Thực tiễn nhiều vùng nông thôn cho thấy, ở đâu phát triển về ngành nghề và dịch vụ thì ở đóthường tiến tới giàu có nhanh hơn. Vấn đề đặt ra hiện nay, là nhà nước phải đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng và thị trường nông thôn, hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ. Đồng thời nhà nước có nhiều chính sách thỏa đáng để khuyến khích các ngành nghề và dịch vụ như: chính sách tín dụng, chính sách thuế…..

b. Phát triển cơ cấu kinh tế nông thôn với nhiều thành phần.

Trong cơ cấu kinh tế nông thôn cũng có sự hiện diện của cácthành phần kinh tế, các thành phần kinh tế đó đều phải vận động theo xu hướng chung của nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.

Đối với kinh tế nhà nước ở nông thôn cần thực hiện những biệnpháp sau:

Thứ nhất, tăng cừơng tính độc lập tự chủ trong nông nghiệp, giảm dần và đi tới xóa bỏ bao cấp từ ngân sách đầu tƣ.

Thứ hai, quan tâm tới lợi ích người lao động trên cơ sở họ được làm chủ thực sự quyền sở hữu, sử dụng tƣ liệu sản xuất trong phạm vi hợp pháp của mình. Giải quyết tốt quan hệ ruộng đất như luật định, giao quyền sử dụng ruộng đất cho các nông trường viên, thừa nhận quyền sở hữu các tƣ liệu sản xuất khác.

Thứ ba, xác định quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các nông trưởng viên và các doanh nghiệp chủ yếu làm dịch vụ đầu vào và đầu ra giúp cho các hộ tự chủ sản xuất kinh doanh.

Đối với kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã: khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể đi vào hợp tác xã trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi, chú trộng tới lợi ích của cá xã viên. Nhà nước có nhiều chủ trương khuyến khích kinh tế tập thể phát triển như chính sách ưu đãi về đất đai, về vay vốn, thuế và chính sách đào tạo nguồn nhân lực.

Kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài….khuyến khích phát triển trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm.

c. Ngăn chặn sự xung đột lợi ích nội bộ trong nông thôn, giữa nông thôn và thành thị.

Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, sự phân công lao động mới tất yếu sẽ diễn ra. Khi chuyển sang nền kinh tế nông nghiệp, nop6ng thôn hàng hóa thì cơ cấu xã hội giai cấp ở nông thôn cũng biến đổi. Cơ cấu giai cấp thuần nông bị phá vỡ. Đó là một sự tiến bộ.

Sẽ xuất hiện một cơ cấu xã hội gia cấp mới bao gồm nhiềi tầng lớp xã hội khác nhau: người lao động cá thể, người la động trong HTX. Bên cạnh nhưng tầng lớp xã hội mà nguồn thu nhập dựa vào hoặc chủ yếu dựa vào lao động của bản thân mình, sẽ xuất hiện nhữbng tầng lớp xã hội mà thu nhập dựa vào sự chiếm hữu lao động thặng dƣ. Do vậy, sự phân hóa giàu nghèo, sự phân hóa về lợi ic1h kinh tế cùng với khả năng xung đột về lợi ích kinh tế là điều khó trách khỏi.

Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải hạn chế và ngăn chặn sự xung đột để không trở thành đối kháng về lợi ích trong nông thôn, giữa

Một phần của tài liệu Triết học Tư tưởng KINH tế CHÍNH TRỊ học (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)