SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Triết học Tư tưởng KINH tế CHÍNH TRỊ học (Trang 59 - 63)

CHƯƠNG XI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG

I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa dựa trên trình độ phát triển rất cao của lực lƣợng sản xuất. Đây là mô hình kinh tế mà ở đó các quan hệ kinh tế đều thực hiện trên thị trường, thông qua các quá trình trao đổi, mua bán và tiền tệ xâm nhập vào mọi ngõ ngách của cuộc sống.

Các Mác ví cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, kinh tế hàng hóa nhƣ một con quái vật khổng lồ tàn phá chủ nghĩa tƣ bản, đồng tiền thống trị, chà đạp lên tất cả những giá trị vật chất và tinh thần, giá trị đạo đức nhân văn của con người. Mặt khác bản thân kinh tế hàng hóa lúc ấy cũng sinh ra khủng hoảng, chu kỳ, tàn phá nền kinh tế thế giới(1825, 1929 - 1933….). Người ta cảm thấy chán ngán, ghê sợ kinh tế hàng hóa lúc đó => Trong lí thuyết xã hội chủ nghĩa trước đây một số nước phủ nhận không có kinh tế hàng hóa.

Nhƣng hiện nay, việc phát triển kinh tế hàng hóa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một tất yếu khách quan vì dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn sau:

- Sản xuất của loài người đi từ sản xuất tự túc, tự cấp đến sản xuất hàng hóa, sản xuất hàng hóa là hình thức tổ chức sản xuất xã hội phát triển cao trong lịch sử, nó thúc đẩy lực lƣợng sản xuất thể hiện ở các điểm sau: thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản

xuất, thúc đẩy cạnh tranh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, thúc đẩy tích tụ và tập trung tư bản, tạo động lực cải tiến kỹ thuật, kinh tế…….

- Phân công lao động xã hội là cơ sở tất yếu của nền sản xuất hàng hóa vẫn còn tồn tại và ngày càng phát triển cả bề rộng và chiều sâu ở nước ta hiện nay. Sự phát triển thể hiện ở các ngành nghề nước ta ngày càng phong phú, đa dạng và chuyên môn hóa cao. Điều đó đã góp phần phá vở tính tự cung tự cấp, khép kín của nền kinh tế tự nhiên trước đây. Đây là động lực nâng cao năng suất lao động xã hội ở nước ta.

- Trong thời kỳ quá độ hiện nay, ở nước ta còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu, dẫn đến còn tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần đây là một cơ sở khách quan của kinh tế hàng hóa, vì thế không thể xóa bỏ kinh tế hàng hóa. Bên cạnh đó, việc áp dụng mô hình kinh tế hiện vật của Liên Xô và các nước XHCN cũ cho thấy đây không phải là mô hình phát triển kinh tế. Theo Mác, “ Khi nào con người làm ra ăn không hết, không suy nghĩ phải làm gì, ăn cái gì thì văn minh tư hữu không tồn tại

- Nhân loại ngày nay chưa từng biết đến một phương thức tổ chức kinh tế nào cao hơn, tiến bộ hơn kinh tế hàng hóa. Từ đây đƣa đến nhận thức rằng, kinh tế hàng hóa không phải là phương thức tổ chức kinh tế riêng của xã hội tư bản mà nó là sản phẩm của nhân loại. Mục tiêu của CNXH là phát triển kinh tế trong công bằng, dân chủ và văn minh, trình độ thu nhập ngày càng cao, tổng sản phẩm làm ra trên đầu người ngày càng lớn. Trong khi, kinh tế hàng hóa ngày nay đang tồn tại và phát triển khách quan trong nền kinh tế thế giới. Ở những nước kinh tế phát triển cao nhất là những nước có kinh tế hàng hóa phát triển cao nhất - kinh tế thị trường; những nước nghèo nhất là những nước kinh tế hàng hóa kém phát triển nhất. Nước ta trong thời kỳ quá độ muốn phát triển mạnh mẽ lực lƣợng sản xuất thì phải xã hội hóa, chuyên môn hóa lao động.

Quá trình ấy chỉ có thể diễn ra một cách thuận lợi trong một nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường. Chỉ có kinh tế thị trường mới làm cho nền kinh tế nước ta phát triển năng động. Nhờ áp dụng mô hình kinh tế thị trường , chúng ta đã bước đầu khai thác tiềm năng trong nước đi đôi với thu hút vốn và kỹ thuật nước ngoài, giải phóng năng lực sản xuất xã hội, phát triển lực lưỡng sản xuất, góp phần giữ nhịp độ tăng trưởng GDP hàng năm 1990 -2000 là 7 %, CN tăng hàng năn 13,5 %, NN,4-5%…… Đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện, nâng cao tích lũy xã hội, tạo tiền đề cho sự phát triển xã hội trong tương lai.

Vì vậy, không có lý do gì bởi chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội thì không phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế hàng hóa là hình thức tổ chức kinh tế phát triển chung của nhân loại, không phân biệt chế độ chính trị, muốn tiến tới văn minh phải phát triển kinh tế hàng hóa.

2. Quá trình khẳng định sự phát triển kinh tế hàng hóa của Đảng ta trong TK quá độ

Trước ĐH IV 1976 Đảng cộng sản Việt Nam, thực trạng nền kinh tế hàng hóa nước ta vẫn là nền kinh tế hàng hóa kém phát triển và với việc thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao độ, thì nó chuyển thành nền kinh tế mang nặng tính hiện vật.

Từ sau NQ 6 của BCHTWĐ khóa IV (9/79) có thể nói trong giai đoạn này là giai đoạn quá độ chuyển từ nền kinh tế hiện vật sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. trong giai đoạn này với chủ trương cho sản xuất “bung ra”, cho hàng hóa được tự lưu thông, sự ngăn sông cấm chợ được xóa bỏ và nhấn mạnh đến việc quan tâm lợi ích của cá nhân người lao động trên cơ sở kết hợp 3 lợi ích.

Sau đó, trong nông nghiệp đƣợc triển khai thực hiện theo chỉ thị 100 của BBTTWĐ (13/1/80) tiến hành khoán sản phẩm đến từng nông hộ.

Trong công nghiệp, tiến hành mở rộng quyền tự chủ kinh doanh của các xí nghiệp quốc doanh theo quyết định 146 HD0BT 8/1982. có thể coi đây là bước ngoặc trong ý đồ chủ trương của đảng, muốn chuyển từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang kinh doanh hàng hóa. Tuy nhiên, trước ĐH VI thực trạng nền kinh tế hàng hóa nước ta vẫn chưa có sự phát triển đáng kể, vì cơ chế quan liêu, bao cấp vẫn chƣa bị xóa bỏ.

Đến đại hội đảng lần thứ VI, một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với kinh tế đất nước, đó là đảng ta khẳng định rằng: “ cơ cấu kinh tế nhiều thành phần còn tồn tại ở nước ta thời gian tương đối dài”. Từ đó, vấn đề logic tiếp theo là làm thế nào để khai thác tốt nhất năng lực sản xuất sẳn có của các thành phần kinh tế từng bước thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Trả lời câu hỏi này chỉ có thể là phải đoạn tuyệt với chơ chế quản lý kiểu tập trung, quan liêu bao cấp, chuyển sang phát triễn kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, có sự quản lý của nhà nước. Đánh dấu bước chuyển này là việc thực hiện chủ trương xóa bỏ cơ chế nhiều giá chuyển sang thực hiện một giá trong thương nghiệp quốc doanh năm 1987.

Trong nông nghiệp, nghị quyết 10 của BCT (4/88) giao ruộng đất cho nông dân, trở thành động lực to lớn, khơi dậy tiền năng của kinh tế nông hộ và bước đầu hình thành quan hệ kinh tế mới trong nông nghiệp, nông thôn.

Trong công nghiệp, đã tiến hành triển khai hàng loạt các chủ trương quan trọng của Đảng và Chính Phủ, đó là: Nghị quyết 3 của BCHTWĐ khóa VI (8/1987)” chuyển hoạt động của các đơn kinh tế quốc doanh sang hoạch toán kinh doanh XHCN, đổi mới quản lý kinh tế ” và quyết định 217 - HĐBT (11/87) về mở rộng quyền tự chủ cho sản xuất kinh doanh cho các xí nghiệp quốc doanh.

Tiến hành điều chỉnh giá cả vào tháng 10/87, 5/88 và 3/89 nhằm đƣa giá cả hàng hóa quốc doanh sát với giá thị trường.

Từ ĐH VI - HN BCH TW lần thứ 6 (3/89) mặc dù có nhiều sự đổi mới về tƣ duy kinh tế.

Nhưng chúng ta vẫn còn quan niệm rằng, kinh tế thị trường là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản nó đối lập với kinh tế xã hội chủ nghĩa, do đó trong các văn kiện chính thức của Đảng chƣa sử dụng khái niệm kinh tế thị trường, cơ chế thị trường trong chủ trương phát triển kinh tế của đất nước.

Tháng 6/1990 Viện hàn lâm khoa học Liên Xô tổ chức cuộc hội thảo về đề tài:” Đặc điểm và phương hướng hình thành nền kinh tế thị trường có điều tiết”. Từ đó, nước ta người ta mới bắt đầu nói đến kinh tế thị trường.

3. Đặc điểm của kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam.

a. Nền kinh tế thị trường còn ở trình độ kém phát triển

- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội còn ở trình độ thấp, trình độ công nghệ lạc hậu.

- Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và trong khu vực còn rất yếu, năng suất chất lƣợng hiệu quả còn thấp. Số lƣợng, chất lƣợng chủng loại hàng hóa làm ra còn nghèo nàn, chƣa ổn định

- Cơ cấu kinh tế còn nhiều bất hợp lý, còn mạng năng đặc trƣng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Sự chuyên môn hóa, hợp tác sản xuất chưa sâu, chưa rộng, giao lưu hàng hóa còn nhiều khó khăn

- Chưa có thị trường theo đúng nghĩa của nó. Nhiều thị trường đang trong quá trình hình thành và phát triển. Thị trường tiền tệ chưa phát triển, thị trường vốn còn sơ khai, chưa có thị trường sức lao động theo đúng nghĩa, thị trường bất động sản…..

- Thu nhập quốc dân và thu nhập bình quân đầu người còn thấp 35 tỷ/80 triệu, do đó sức mua hàng hóa còn thấp, tỷ suất hàng hóa chƣa cao…

- Còn chịu ảnh hưởng năng nề của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trước đây……

b. Nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Các thành phần kinh tế tiến hành sản xuất hàng hóa tuy có bản chất kinh tế khác nhau, nhƣng chúng đề là bộ phân của một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất với các quan hệ cung cầu, tiền tệ, giá cả chung…… Bởi vậy, chúng vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau. Mỗi đơn vị kinh tế là một chủ thể độc lập, tự chủ tất cả đều bình đẳng trước pháp luật.

Tuy nhiên, bên cạnh tính thống nhất, thì mỗi thành phần kinh tế lại chịu tác động của những quy luật kinh tế riêng, do đó giữa các thành phần kinh tế còn có mâu thuẫn với nhau,khiến cho nền kinhtế thị trường nước ta có thể phát triển theo những hướng khác nhau.

Vì vậy, cùng với việc khuyến khích làm giàu chính đáng của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhà nước phải sử dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn và hạn chế những khuynh hướng tự phát, những hiện tượng tiêu cực, hướng sự phát triển các thành phần này theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng vấn đề quan trọng nhất là nhà nước phải quan tâm, tạo điều kiện xây dựng khu vực kinh tế nhà nước đủ mạnh để làm tốt vai trò chủ đạo của mình. Nếu kinh tế nhà nước không đảm nhiệm được vai trò này thì nền kinh tế quốcdânắt không trách khỏi nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa.

c. Nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.

- Xuất phát từ quan điểm: Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Nhƣng triết lý của Việt Nam là không một quốc gia nào có thể phát triển biệt lập trong thế giới mà tính tùy thuộc lẫn nhau rất cao;

ngƣợc lại không một dân tộc nào có thể tận dụng đƣợc những cái mà thế giới có thể đem lại nếu bản thân không đứng vững trên đôi chân của mình.

d. Nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng XHCN.

Đây là đặc điểm cơ bản nhất của nền kinh tế thị trường nước ta so với nền sản xuất hàng hóa giản đơn trước đây cũng như so với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Nói đến kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng có nghĩa chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, chúng ta đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, còn có sự đan xen và đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, vừa có, vừa chƣa có đầy đủ các yếu tố chủ nghĩa xã hội.

4. Đặc trưng chủ yếu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta:

Thứ nhất, về mục đích: Kinh tế thị trường TBCN phục vụ lợi ích của các nhà tư bản, bảo vệ chế độ tư bản. Còn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là để phát triển lực lƣợng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất xã hội chủ nghĩa, phục vụ và nâng cao đời sống nhân dân, từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, về chế độ sở hữu: dưới chủ nghĩa tư, nền tảng của chế độ sở hữu là chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Còn ở nước ta hiện nay cũng thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu nhƣng trên nền tảng chế độ công hữu về các tƣ liệu sản xuất chủ yếu.

Thứ ba, các thành phần kinh tế: dưới chủ nghĩa tư bản, cũng có nền kinh tế nhiều thành phần (cả kinh tế nhà nước, kinh tế tư bản nhà nước..) nhưng do nhà tư sản quản lý và do tư bản tư nhân chi phối, kinh tế tư nhân là chủ đạo. Còn ở nước ta hiện nay cũng có nhiều thành phần kinh tế, trong đó có cả kinh tế tư bản tư nhân, nhưng do nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Thứ tư, về quản lý, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa sự can thiệp của nhà nước tư sản chỉ để bảo vệ lợi ích của của thiểu số giai cấp tƣ sản. Xu thế tự do cạnh tranh vẫn là chủ yếu, vẫn là cá lớn nuốt cá bé, hình thành các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn lớn cạnh tranh quyết liệt với nhau. Chúng ta sử dụng cơ chế thị trường không phải đoạn tuyệt với kế hoạch mà là để thực hiện kế hoạch một cách tổng thể hơn, tốt hơn. Sự quản lý nhà nước là để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Đối với chúng ta, cơ chế thị trường không phải là liều thuốc vạn năng, không phải là mục đích mà chỉ là phương tiện. Mục đích của chúng ta không phải chạy theo lợi nhuận tối đa cho thiểu số người, mà chính là xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thứ năm, về chế độ phân phối: cả hai nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghia đều có nhiều hình thức phân phối. Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa xã hội phân phối chủ yếu theo tƣ bản, phục vụ tối đa lợi ích tƣ bản. Chúng ta sử dụng nhiều hình thức phân phối, nhƣng phân phố theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu.

Thứ sáu, tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường nước ta còn thể hiện ở chổ tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đất nước.

5. Các giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Dưới đây là một số giải pháp chủ yếu nhất.

a. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần

Thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ là một trong những điều kiện cơ sở để thúc đẩy kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường phát triển, nhờ đó mà huy động sức mạnh tổng hợp mọi thành phần kinh tế.

Tất cả các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, tuy có vị trí, quy mô, tỷ trọng và trình độ khác nhau nhưng tất cả đều là nội lực của nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

b. Mở rộng phân công lao động, phát triển kinh tế vùng, lãnh thổ, tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường

Phân công lao động xã hội là cơ sở của việc trao đổi sản phẩm. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa, cần mở rộng phân công lao động xã hội, phân bố lại lao động và dân cƣ trong phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, từng vùng theo hướng chuyên môn hóa, hợp tác hóa nhằm khai thác mọi nguồn lực , phát triển nhiều ngành nghề, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có và tạo việc làm cho người lao động. Mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài nhằm gắn phân công lao động trong nước với phân công lao động thế giới, khai thac lợi thế so sánh từng quốc gia.

Một phần của tài liệu Triết học Tư tưởng KINH tế CHÍNH TRỊ học (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)