CHỦ NGHĨA TƢ BẢN NGÀY NAY

Một phần của tài liệu Triết học Tư tưởng KINH tế CHÍNH TRỊ học (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG VI CÁC HÌNH THỨC TƢ BẢN VÀ

III. CHỦ NGHĨA TƢ BẢN NGÀY NAY

1/ Những biểu hiện mới trong năm đặc điểm của chủ nghĩa tƣ bản độc quyền

a/ Tập trung sản xuất và hình thức độc quyền mới: sự xuất hiện những công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Với 57.000 công ty mẹ và 500.000 chi nhánh các công ty xuyên quốc gia đang kiểm soát 80% công nghệ mới, 40% nhập khẩu, 60% xuất khẩu, 90% đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Ví dụ công ty GMC của Mỹ năm 1992 có doanh số 132 tỷ, sử dụng gần 1 triệu lao động, 136 chi nhánh ở hơn 100 nước trên thế giới.

Mặt khác trong các nước tư bản lớn lại phát triển rất nhiều các công ty vừa và nhỏ. Do, việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật cho phép chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu

rộng, => hình thành hệ thó6ng gia công, nhất là trong các ngành sản xuất ôtô, máy bay, đồ điện cơ khí…. Bên cạnh đó do ưu thế những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cơ chế thị trường…..

b/ Sự thay đổi trong các hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài chính.

Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, trong các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới. Đặc biệt là các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Thích ứng với sự biến đổi đó, hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tƣ bản tài chính đã thay đổi. Sự thay đổi đó diễn ra ngay trong quá trình thâm nhập vào nhau giữa tƣ bản ngân hàng và tƣ bản công nghiệp. Ngày nay phạm vi liên kết đƣợc mở rộng ra nhiều ngành, do đó các tập đoàn tài chính thường tồn tại dưới hình thức những tổ hợp kiểu công - nông - thương - tín - dịch vụ hay công nghiệp - quân sự - dịch vụ quốc phòng. Nội dung của sự liên kết cũng đa dạng hơn, tinh vi hơn, phức tạp hơn. Thí dụ: ngân hàng cho tƣ bản công nghiệp vay vốn và bảo đảm tín dụng cho nó kinh doanh, có lợi cùng hưởng, rủi ro, thất bại cùng chia sẽ. Hoặc ngân hàng mua sắm các phương tiện sản xuất hiện đại, đắt tiền và cho rồi cho các doanh nghiệp thuê gọi là cho thuê tài chính, nhƣ máy móc, hệ thống vi tính….

Cơ chế thị trường của tư bản tài chính cũng biến đổi, cổ phiếu mệng giá nhỏ được phát hành rộng rãi, khối lƣợng cổ phiếu tăng , nhiều tầng lớp dân cƣ mua cổ phiếu.

c/ Xuất khẩu tư bản vẫn là cơ sở của độc quyển quốc tế sau chiến tranh, nhưng quy mô, chiều hướng và kết cấu của việc xuất khẩu tư bản đã có bước phát triển mới.

d/ Sự phân chia thế giới giữa các liên minh của chủ nghĩa tư bản: xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa ngày càng tăng bên cạnh xu huớng khu vực hóa nền kinh tế. EU,, NAFTA, ASEAN, APEC….

e/ Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc vẫn tiếp tục dưới những hình thức cạnh tranh và thống trị mới.

Tuy chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn sụp đổ và chủ nghĩa thực dân mới đã suy yếu, nhưng các cường quốc tư bản chủ nfghĩa, khi ngấm ngầm, lúc công khai, vẫn tranh giành nhau phạm vi ảnh hưởng bằng cách thực hiện” chiến lược biên giới mềm”, ra sức bành trướng “biên giới kinh tế” rộng hơn biên giới địa lý, ràng buộc, chi phối các nước kém phát triển từ sự lệ thuộc về vốn, công nghệ đi đến sự phụ thuộc về chính trị vào các cường quốc.

Tóm lại: dù có nhữ ng biểu hiện mới, CNTB đương đại vẫn là CNTB độc quyền. Những biếu hiện mới đó chỉ là sự phát triển năm đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền mà Lênin đã vạch ra từ những năm đầu thế kỷ.

2/ Những biểu hiện mới trong cơ chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tƣ bản độc quyền nhà nước

a/ Sự điều tiết của nhà nước kết hợp với cơ chế thị trường cạnh tranh tự do và tính năng động của chủ nghĩa tư bản độc quyền tư nhân.

Hạn chế sự quan liêu của nhà nước, xác định lại sự trợ cấp của nhà nước, thực hiện tư nhân hóa khu vực kinh tế nhà nước với quy mô lớn ở nhiều nước. Điều đó là do nhu cầu tăng khả năng cạnh tranh của các doanh ngiệp trong nền kinh tế quốc dân, do tình trạnh nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả. Tuy nhiên chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ngày nay không chủ trương xóa bỏ khu vực kinh tế nhà nước mà chỉ thu hẹp, duy trì doanh nghiệp nhà nước ở mức độ thích hợp để quản lý kinh tế vĩ mô……..

b/ Phương thức điều tiết của nhà nước linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn với phạm vi rộng hơn Điều tiết bằng chương trình và kế hoạch

Điều tiết thị trường tài chính, tiền tệ, chống lạm phát, điều tiết giá cả…..

Điều tiết quan hệ kinh tế đối, hệ thống tài chính tính dụng quốc tế……

IV/ Những thành tựu , hậu quả và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản 1/ Những thành tựu chủ nghĩa tƣ bản đạt đƣợc

- Lực lượng sản xuất phát triển cao nhất hiện nay là ở các nước tư bản phát triển. Các nước này đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Năm nội dung chính của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại là : cách mạng vi điện, điện tử khoa học, cách mạng trong lĩnh vực năng lƣợng, cácch mạng trong lĩnh vực vật liệu mới, cách mạng sinh học, cách mạng trong lĩnh vực công cụ sản xuất ( Robot thế hệ thứ V ).

Hầu hết các nước tư bản phát triển đã đạt tới trình độ phát triển cao của khoa học và kỹ thuật, nền kinh tế phát triển cao. Vì vậy Mác noí: chủ nghĩa xã hội chỉ thắng lợi khi nó tạo ra năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản.

- Quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa đã có nhiểu thay đổi:

+ Đa dạng hóa hình thức sở hữu, sở hữu nhà nước ngày càng gia tăng, sở hữu hỗn hợp là phổ biến.

+ Tổ chức sản xuất mang tính toàn cầu, thể hiện hệ thống tài chính mang tính toàn cầu.

Một nước bị khủng hoảng là lan ra khắp thế giới.

+ Quan hệ phân phối có nhiều biến đổi, các nước tư bản hiện nay đã đưa ra được công nghệ phân phối tốt, động viên đƣợc mọi nguồn lực phát triển khoa học và kinh tế. Có hai cách phân phối là phân phối theo cơ chế thị trường và phân phối bằng nhà nước, tức là phải có chính sách phân phối, chế độ phân phối gọi chung là công nghệ phân phối. Người giàu là phổ biến, người nghèo là thiểu số, quan hệ chủ tớ thay đổi, quyền con người đuợc đề cao.

- Kiến thúc thƣợng tầng: đời sống tinh thần xã hội xuất hiện nhiều thành tựu văn minh mới, bao gồm: tiêu chí về xã hội và giai cấp thay đổi. Đánh giá con người dựa trên trình độ sở hữu và nắm giữ thông tin khoa học và sở hữu trí tuệ đặt lên hàng đầu.

- Xu hướng đầu tư cho con người được đề cao.

- Sự tồn tại trong quan niệm và trong thực tế về nhà nước phúc lợi chung.

Đáng giá chung: Những thành tựu của chủ nghĩa tư bản đối với lịch sử: CNTB đã đưa loài người từ xã hội thần dân sang xã hội công dân là một bước tiến của lịch sử.

Chủ nghĩa tư bản đưa con người đến đỉnh cao của trí tuệ và văn minh. Đến chủ nghĩa tư bản hôm nay, con người mới hạnh phúc nhất. Giúp con người hiểu rõ hơn về xã hội chủ nghĩa văn minh, lí tưởng của nhân loại. Xã hội lý tưởng đó sẽ ra đời từ xã hội tư bản với trình độ cao nhất và văn minh nhất.

Tuy nhiên, mặt khác CNTB cũng đưa con người xuống vực thẳm của địa ngục 2. Những hậu quả chủ nghĩa tƣ bản gây ra

- Tội ác về chiến tranh và chạy đua vũ khí : Cuộc chiến tranh thế giới lần I (1914-1918) để chia lại thuộc địa của các nước đế quốc đã lôi kéo 38 nước trên thế giới tham gia, huy động 37 triệu quân và đã làm 10 triệu người chết, 20 triệu bị thương, trong đó 20% là dân thường. Chiến tranh thế giới lần 2 (1939- 1945) lúc đầu là cuộc chiến tranh đế quốc, sau đó chuyển thành cuộc chiến tranh chống phát xít đã lôi kéo 72 nước của bốn châu lục tham gia, huy động 110 triệu quân chính quy, làm cho gần 55 triệu người chết, trong đó 50% là thường dân ( Liên xô:22 triệu, Đức 15 triệu, Ba lan: 6 triệu).

Chiến tranh lạnh do chủ nghĩa đế quốc khởi xướng và diễn ra trong 5 thập kỷ, là thời kỳ căng thẳng, chạy đua vũ trang lớn nhất trong lịch sử loài người. Sau chiến tranh lạnh kết thúc, xung đột vũ trang tiếp tục tăng lên. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, bình quân trên thế giới có 4,3 cuộc xung đột vũ trang trong một năm. Tính từ 1975 đến 1998 trên thế giới xảy ra 150 cuộc chiến tranh cục bộ, làm 30 triệu người chết.

Trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, những mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, tôn giáo phức tạp phát triển.

- Tội các gây ra sự nghèo khổ, lạc hậu của nhân dân các nước chậm phát triển: Bản tuyên ngôn cuộc họp nhóm 15 tại Giamaica đã vạch rõ: “’do kết quả vòng đàm phán Urugoay về thương mại thế giới; Hoa kỳ thu lợi được 100 tỷ USD, EU thu lợi được 55 tỷ USD và Nhật Bản thu lợi được 45 tỷ USD. Ngược lại hơn 50 nước đang phát triển bị thiệt hại ngang bằng con số ấy. Theo thống kê của LHQ, 48 nước kém phát triểnnnhất thế giới chiếm 10% dân số nhưng chỉ chiếm 0,1% GDP thế giới. Trong khi đó nhóm G7 chỉ chiếm 20% dân số thế giới nhƣng chiếm 62,5 GDP thế giới. Năm 1997, 20% dân số giàu nhất thế giới chiếm 86% GDP, 82 % xuất khẩu hàng hóa, 68 % đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong khi đó, 20% dân số nghèo nhất thế giới chỉ chiếm 1% GDP, 1% XK, 1%FDI.

Thế giới hiện nay có hơn 830 triệu người thiếu ăn, ngay tại các nước phát triển cũng có đến trên 100 triệu người sống dưới mức nghèo khổ.

- Tội ác ngay tại các nước tư bản phát triển: thất nghiệp, bạo lực, tệ nạn xã hội…

- Môi trường thế giới đang bị tàn phá nặng nề.

Kết luận:

- Ngày nay cả thế giới đang hướng tới một nền văn minh mới- xã hội cộng sản một cách hiện thực hơn và thực tiễn hơn. Khi nào chủ nghĩa công sản tạo ra được một năng suất lao động lớn hơn năng suất lao động của CNTB hiện nay…

- CNTB ngày nay còn đang phát triển và có khả năng tự điều chỉnh để phát triển nhưng những mâu thuẫn cơ bản vẫn chưa giải quyết.

- CNTB hiện tại là sự chuẩn bị đầy đủ nhất về vật chất và tinh thần cho xã hội chủ nghĩa của loài người.

Các Mác và Ăngghen đã chỉ rõ: “đối với chúng ta, chủ nghĩa công sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là lý tưởng mà hiện thực phải tuân theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa công sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong trào ấy là do những tiền đề hiện tại tạo ra

Giới Thiệu Chương 08

Phần thứ 2

NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM

Chương VIII

QUÁ ĐỘ LÊN CNXH VÀ CƠ CẤU KINH TẾ NHIỀU

THÀNH PHẦN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM I. THỜI KỲ QUÁ ĐỘ VÀ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.

1. Khái quát về những đặc trƣng kinh tế - xã hội cơ bản của chủ nghĩa công sản:

Thứ nhất, lực lượng sản xuất xã hội phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản. Đó là điều kiện để làm cho tất cả mọi thành viên trong xã hội đều có thể phát triển nhƣ nhau một cách xứng đáng với con người. Cũng chỉ có những lực lượng sản xuất ở trình độ rất cao mới có thể xóa bỏ sự khác biệt giai cấp, mới có thể thực hiện đƣợc nguyên tắc”làm theo năng lực và hưởng theo nhau cầu”.

Thứ hai, chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập, chế độ người bóc lột người bị thủ tiêu. Mác và Ăngghen cho rằng, chủ nghĩa cộng sản là một chế độ xã hội mà quyền lực thuộc về người lao động; nhờ có chế độ sở hữu xã hội thay thế chế độ sở hữu tư nhân, chế độ người bóc lột người bị thủ tiêu, quan hệ giữa người và người là quan hệ hợp tác của những người lao động. Các nhàsáng lập chủ nghĩa Mác cũng chỉ ra rằng, không thể thủ tiêu ngay lập tức chế độ tư hữu được mà chỉ có thể thực hiện dần dần, và chỉ khi nào đã tạo được một lực lượng sản xuất hiện đại, xã hội hóa cao với năng suất lao động rất cao thì khi đó mới xóa bỏ được chế độ tư hữu.

Thứ ba, sản xuất là nhằm thỏa mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội. Mục đích của nền sản xuất xã hội dưới chủ nghĩa xã hội là đảm bảo cho mọi thành viên trong xã hội có đời sống vật chất và văn hóa ngày càng phong phú, đảm bảo cho họ phát triển và vận dụng một cách tự do những năng khiếu thể lực và trí lực.

Thứ tư, nền sản xuất được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất trên phạm vi toàn xã hội. Trên cơ sở quyền lực công cộng và nhờ quyền lực ấy, trong chế độ cộng sản chủ nghĩa sẽ không còn mâu thuẫn giữa sự tổ chức có tính chất xã hội trong mỗi công xưởng và tình trạng vô chính phủ trong toàn bộ nền sản xuất. Giờ đây, việc tổ chức sản xuất một cách có ý thức, có kế hoạch đƣợc thực hiện trên phạm vi toàn xã hội trở thành một tất yếu kinh tế và có khả năng thực hiện đƣợc.

Thứ năm, sự phân phối sản phẩm được công bằng.

Thứ sáu, xóa bỏ sự đối lập giữa lao động thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay, xóa bỏ giai cấp.

2. Quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin về thời ký quá độ lên CNXH a/ Quan điểm của Mác về thời kỳ quá độ lên CNXH

Mác khẳng định: “ Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và công sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản

Nói về giai đoạn đầu của chủ nghĩa công sản, Mác chỉ ra rằng, đó là một xã hội về phương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần còn mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó lọt lòng từ xã hội tư bản chủ nghĩa ra, sau những cơn đau đẻ kéo dài. Chính mà trong giai đoạn này còn nhiều thiếu sót không thể tránh khỏi

Để thực hiện cuộc cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia, Mác và Ăngghen đã dự báo các quá trình của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tƣ bản lên chủ nghĩa công sản nhƣ: cải biến cách mạng trong quan hệ sản xuất, trong lực lượng sản xuất, trong kinh tế và trong xã hội.

Đến một giai đoạn cao hơn của xã hội cộng sản chủ nghĩa, khi tạo ra những tiền đề vật chất và tinh thần cần thiết, khi mà cùng với sự phát triển toàn diện cá nhân, sức sản xuất của họ ngày càng tăng lên và tất cả các nguồn của cái xã hội đều tuôn ra dồi dào, chỉ khi đó người ta

mới có thể vƣợt hẳn ra khỏi giới hạn chật hẹp của pháp quyền tƣ sản và xã hội mới có thể ghi trên lá cờ của mình: “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu

Xuất phát từ sự nghiên cứu tình hình nước Nga thời ấy, Mác và Ăngghen đã nêu ra những luận điểm như: những nước lạc hậu có thể bước vào “con đường phát triển rút ngắn”, có thể chuyển thẳng lên hình thức sở hữu cộng sản chủ nghĩa” bỏ qua toàn bộ thời kỳ tư bản chủ nghĩa”, có thể không cần phải trải qua những đau khổ của chế độ đó

b. Quan điểm của Lênin về thời kỳ quá độ lên CNXH

Những quan điểm của V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội hình thành vào những năm 90 của thế kỷ 19, khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền, sang chủ nghĩa đế quốc. Trong điều kiện lịch sử mới, Lênin đã vận dụng và phát triển học thuyết Mác về chủ nghĩa cộng sản và về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa công sản để chỉ đạo thành công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga năm 1917, và đặc biệt Lênin đã vận dụng và phát triển lý luận ấy thành kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga.

Mác và Ăngghen là những người đầu tiên nêu lên khả năng những nước đang còn ở trong giai đoạn phát triển tiền tƣ bản chủ nghĩa có thể chuyển thẳng lên hình thái xã hội cộng sản và khả năng rút ngắn của các nước này bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Còn nội dung thời kỳ quá độ như thế nào và nó có những nhiệm vụ cụ thể gì thì các ông chưa đề cập đến. Và đây chính là điểm phát triển của Lênin về cách mạng xã hội chủ nghĩa và về thời kỳ quá độ ở những nước mà tiền đề kinh tế cho cuộc cách mạng ấy chưa chín muồi.

VI. Lênin cho rằng, nếu như cách mạng tư sản thắng lợi đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ quá độ từ xã hội phong kiến lên chủ nghĩa tư bản, thì cách mạng vô sản thắng lợi chỉ là sự khởi đầu cho thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước mà trình độ phát triển kinh tế chưa chín muồi, Lênin đƣa ra luận điểm về thời kỳ quá độ bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Không thể quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội mà phải qua con đường gián tiếp chứ không thể “quá vội vàng, thẳng tuột, không được chuẩn bị”. TQ: 59 mặc quần đùi chạy bộ vào CNXH, VN: cơm nắm và tấm lòng Cộng sản, Lênin: CNXH= Đường sắt Phổ, nền kinh tế Mỹ, Văn hóa Pháp, Nghệ thuật Ý, tư duy người Nga và Chính quyền Xô viết.

- Những bước quá độ ấy theo Lênin là chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Lênin nói:

Để chuẩn bị…..việc chuyển sang chủ nghĩa cộng sản, thì cần thiết phải có một loạt những bước quá độ như chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội”. Đặc biệt là sử dụng thành phần kinh tế nhà nước như là những chiếc cầu nối đi lên CNXH.

- Bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản nhà nước đƣợc thể hiện trong chính sách kinh tế mới (NEP) mà việc trao đổi hàng hóa đƣợc coi là “ đòn xeo chủ yếu” cho nên cần thiết phải sự nhượng bộ tạm thời và cục bộ đối với chủ nghĩa tư bản nhằm phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, từng bước xã hội hóa sản xuất trong thực tế. NEP có những nội dung sau:

+ Thay đổi chế độ trưng thu lương thực bằng chấ độ thu thuế lương thực.

+ Trao đổi hàng hóa đƣợc đánh giá là chiếc đòn xeo chủ yếu của chính sách kinh tế mới, phải được đặt lên hàng đầu trên cơ sở nhà nước nắm các đòn bẩy chỉ huy.

+ Sử dụng và cải tạo dần dần cơ cấu kinh tế cũ, làm cho nền kinh tế cũ thích ứng với chủ nghĩa xã hội chứ không phải đập tan ngay bằng hình thức hành chính.

+ Phát triển đến mức nhất định chủ nghĩa tư bản trong nước và hướng nó vào chủ nghĩa tư bản nhà nước.

+ Thu hút tư bản nước ngoài và sử dụng nó có lợi cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới những hình thức và trình độ khác nhau của chủ nghĩa tư bản nhà nước nhà nước.

+ Thu hút dần những người tiểu sản xuất vào các loại hình khác nhau của hợp tác xã trên cơ sở tự nguyện và sự giúp đỡ, ưu đãi của nhà nước công - nông.

+ Sử dụng nhiều hình thức phân phối theo nguyên tắc khuyến khích bằng lợi ích vật chất và sự quan tâm về lợi ích vật chất đối với người sản xuất kinh doanh, kết hợp lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội.

+ Chuyển các xí nghiệp quốc doanh sang chế độ hợp tác kinh tế . Chuyển từ pp quản lý kinh tế bằng biện pháp hành chính sang biện pháp kinh tế là chủ yếu.

3. Tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.

Khi hòa bình lập lại 1954, miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ quá độ tiến dần lên chủ nghĩa xã hội với đặc điểm nhƣ chủ tịch hồ chí minh đã nói: “ Đặc điểm to lớn nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.

Một phần của tài liệu Triết học Tư tưởng KINH tế CHÍNH TRỊ học (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)