Tình hình lao động của Xí nghiệp

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ thỏa mãn của cán bộ công nhân viên đối với tổ chức tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 47 - 50)

Với đặc thù riêng của ngành chế biến thủy sản, cơ cấu lao động trong Xí

nghiệp cũng có những khác biệt so với các doanh nghiệp khác. Sau đây là cơ cấu lao động của Xí nghiệp tại thời điểm nghiên cứu.

Bảng 4.1: Cơ cấu lao động Xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản Khánh Hòa

CHỈ TIÊU SỐ NGƯỜI TỶ TRỌNG (%) Tổng số lao động 460 100% 1. Theo Giới Tính Nam 199 43.26% Nữ 261 56.52% 2. Theo Trình Độ Học Vấn Đại học 25 5.43% Cao đẳng/trung cấp 60 13.04%

Công nhân kỹ thuật 105 22.83%

Lao động phổ thông 270 58.7% 2. Theo Trình Độ Học Vấn Từ 18-25 125 27% Từ 26-35 189 41% Từ 36-55 137 30% Trên 55 9 2% 4. Theo Chức Danh Quản lý công ty 41 8.91% Phụ trợ sản xuất 19 4.15%

Gián tiếp phân xưởng 25 5.43%

Công nhân sản xuất 323 70.21%

Công nhân khoán 52 11.3%

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Đặc điểm lao động của Xí nghiệp.

Do đặc điểm Xí nghiệp là kinh doanh sản xuất chế biến hàng thủy sản thực

phẩm xuất khẩu nên số lượng công nhân của Xí nghiệp nhìn chung tương đối lớn, đặc biệt trong những tháng mùa vụ (từ tháng 4 đến tháng 11). Nhận thức được tầm

quan trọng của vấn đề này, Xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản Khánh Hòa luôn có sự quan tâm đặc biệt tới lao động của Xí nghiệp, không những đảm bảo số lượng

mà còn đáp ứng yêu cầu chất lượng người lao động.

Do đặc trưng của ngành chế biến thủy sản nói chung đòi hỏi phải có sự khéo léo, cẩn trọng trong từng thao tác ở từng công đoạn chế biến sản phẩm nên trong cơ

41

cấu lao động của Xí nghiệp, lao động Nữ chiếm tỷ trọng cao (56.52%).

Về chất lượng lao động, có thể nói đây là vấn đề mà Ban lãnh đạo Xí nghiệp đặt sự quan tâm lên hàng đầu. Bới chất lượng lao động có ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp. Trình độ học vấn là một trong những yếu tố quan

trọng đánh giá thực trạng chuyên môn, chất lượng lao động của Xí nghiệp. Hiện nay

số lượng lao động có trình độ đại học của Xí nghiệp là 25 người, chiếm 5.43%, số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp là 60 người chiếm 13.04%, số lao động là công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao trong tổng lao động của

Xí nghiệp (22.83%, 53.7%). Với đặc thù của ngành chế biến thủy sản là quy trình sản xuất trải qua nhiều công đoạn khác nhau nên đòi hỏi trình độ chuyên môn không giống nhau ở các công đoạn khác nhau nên đòi hỏi trình độ chuyên môn không giống nhau ở các khâu, một số khâu không đòi hỏi công nhân có trình độ học

vấn cao nhưng để thích nghi với một xu thế phát triển mới thì trình độ học vấn mặt

bằng của Xí nghiệp là chưa đạt yêu cầu.

Về cơ cấu lao động theo độ tuổi, nhìn chung độ tuổi trung bình của Xí

nghiệp tương đối trẻ (lao động ở độ tuổi 25-35 chiếm tỷ lệ cao 41%) độ tuổi có

nhiều khả năng làm việc nhanh nhẹn, sáng tạo. Đây là một thuận lớn cho Xí nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cạnh tranh hội

nhập hiện nay.

Một số tồn tại, thách thức về vấn đề con người.

Cùng với sự phát triển của Xí nghiệp, trong những năm gần đây nguồn nhân

lực của Xí nghiệp đã có những bước phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Xí

nghiệp đã thực thi nhiều chính sách quản lý, sử dụng lao động và một số chính sách

khuyến khích nhằm phát huy tối đa năng lực của CBCNV, thu hút và tuyển dụng lao động. Tuy nhiên, trong thực tế trước xu thế cạnh tranh và hội nhập, cơ cấu tổ

chức, trình độ và tác phong của đội ngũ CBCNV vẫn chưa ngang tầm với yêu cầu

nhiệm vụ sản xuất trong giai đoạn mới.

- Một số CBCNV có ý thức kinh doanh chưa cao, tổ chức quản lý chậm đối

42

- Việc trả lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ có tác dụng rất lớn trong việc

khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực làm việc cho Xí nghiệp. Tuy vậy, đôi khi sự

việc này vẫn chưa chuẩn xác với kết quả lao động. Một số lao động có năng lực,

làm việc năng suất cao vẫn chưa được hưởng khoản lương thưởng tương xứng với

kết quả lao động. Việc trả lương thưởng trong nhiều trường hợp đã chưa thể động

viên lòng nhiệt tình, hăng say lao động của những người thực sự có tâm huyết và

năng lực lao động giỏi. Số lượng đáng kể những người lao động có trình độ, kinh

nghiệm xin chuyển công tác sang đơn vị khác hoặc nghỉ việc đã xảy ra; có thể trong

thời gian tới nếu Xí nghiệp không nổ lực củng cố, đổi mới hệ thống chính sách phù hợp hơn thì đây thực sự là vấn đề rất đáng lo ngại .

- Về phía chủ quan của các cấp quản lý nguồn nhân lực.

Chưa có biện pháp nhìn nhận thấu suốt và đánh giá một cách chính xác về năng lực của CBCNV.

Chưa đưa ra được những đòi hỏi cao hơn để tạo môi trường, động lực cho

những CBCNV có chí hướng phấn đấu, hăng say làm việc hơn nữa.

Chưa nắm bắt kịp thời những tâm tư nguyện vọng của CBCNV để từ đó đặt

ra cho họ những xu hướng, mục tiêu cụ thể trong công việc cũng như trong đời sống

sinh hoạt.

Như vậy, từ một số tồn tại trên đòi hỏi Xí nghiệp phải có những biện pháp cụ

thể trong công tác quản lý nguồn nhân lực, bố trí sắp xếp lại cơ cấu tổ chức để đạt được hiệu quả cao nhất; tiếp tục xây dựng đội ngũ người lao động thực sự có năng

lực và tác phong lao động mới trong sản xuất, có sự phát triển về xu hướng của xã hội, có trình độ và nhận thức vững vàng thích nghi với hoàn cảnh đáp ứng yêu cầu

sản xuất, đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ để họ có đủ kỹ năng, kiến thức làm chủ trang thiết bị, máy móc hiện đại, không ngừng nâng cao năng suất lao động, chất lượng lao động và chất lượng sản phẩm, ngang tầm với lực lượng lao động của các đối thủ cạnh tranh lớn trong tương lai.

43

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ thỏa mãn của cán bộ công nhân viên đối với tổ chức tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)