Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.2. Khái niệm hành vi phạm tội
Hành vi là khái niệm được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, do vậy có nhiều cách hiểu khác nhau. Khoa học tâm lý coi hành vi là khái niệm có nội hàm tương tự hành động, theo đó, hành động là bộ phận của hoạt động, một hoạt động đƣợc tạo thành từ nhiều hành động; hành vi (hành động) là cách ứng xử của con người đối với một sự kiện, sự vật, hiện tượng trong một hoàn cảnh, tình huống cụ thể.
Khoa học pháp lý, khoa học hình sự hiểu hành vi ở nghĩa rộng hơn, hành vi không chỉ bao gồm “hành động” mà có cả “không hành động”. Khi một người nào đó không thực hiện một hành động mà theo chuẩn mực buộc họ phải thực hiện thì người ấy đã thực hiện một hành vi không hành động. Dưới góc độ tâm lý học tội phạm (đƣợc xem là phân ngành của tâm lý học pháp lý) khái
13
niệm hành vi thiên về nghĩa rộng, bao gồm cả hành động và không hành động.
Như vậy, có thể hiểu hành vi là cách ứng xử của con người (hành động hoặc không hành động) đối với một sự kiện, sự vật, hiện tƣợng trong một hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Hành vi bao giờ cũng có đối tƣợng, có tính chủ thể và tính mục đích.
Trong đời sống xã hội, hành vi của con người luôn tồn tại dưới hai dạng đó là hành vi hợp pháp và hành vi vi phạm pháp luật.
Hành vi hợp pháp là hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội, phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật.
Trong Từ điển Luật học, hành vi vi phạm pháp luật đƣợc hiểu là: “Một dạng hành vi vi phạm pháp luật thể hiện ở hành vi của cá nhân, cơ quan, tổ chức không tuân thủ các nghĩa vụ do pháp luật quy định (không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của pháp luật) hoặc đã làm những việc mà pháp luật cấm, gây thiệt hại hoặc dẫn đến nguy cơ gây thiệt hại cho các lợi ích khác nhau”[20].
Các tác giả của cuốn sách “Một số vấn đề tâm lý học nghiệp vụ cảnh sát nhân dân” cho rằng, hành vi phạm tội là những hành vi lệch chuẩn xã hội, vi phạm các quy phạm pháp luật hình sự đến mức phải xử lý bằng pháp luật [21].
Trong khoa học pháp luật hình sự, hành vi phạm tội đƣợc nghiên cứu nhƣ một khái niệm cơ bản của tội phạm và là hành động có ý chí. Theo đó hành vi phạm tội đƣợc hiểu nhƣ sau:
Hành vi phạm tội là tất cả những xử sự của con người được biểu hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định (hành động hoặc không hành động) gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội đƣợc luật hình sự bảo vệ.
Để trở thành hành vi phạm tội thì hành vi đó phải có các đặc điểm:
14
- Hành vi phạm tội phải có tính nguy hiểm cho xã hội (thuộc tính hiển nhiên);
- Hành vi trái pháp luật hình sự;
- Hành vi phải có sự kiểm soát của ý thức và phải có sự điều khiển của ý chí;
- Các hình thức biểu hiện của hành vi phạm tội gồm hành động và không hành động:
+ Hành động phạm tội: Là làm một việc mà pháp luật hình sự cấm. Ví dụ: giết người bằng cách bóp cổ, dùng súng bắn, dao đâm…, trộm xe đạp bằng cách dùng tay bẻ khoá, dẫn đi…
+ Không hành động phạm tội là hình thức của hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể của nó bằng việc chủ thể không thực hiện một việc mà pháp luật yêu cầu hoặc làm không đến mức yêu cầu dù có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện. Đó là các trường hợp chủ thể có nghĩa vụ phải hành động, phải làm những việc cụ thể nhất định để đảm bảo sự an toàn về tính mạng của người khác nhưng chủ thể đã không hành động và là nguyên nhân gây ra cái chết của nạn nhân. Chẳng hạn người mẹ cố ý không cho con bú dẫn đến đứa trẻ bị chết là một trường hợp của không hành động. Hành vi giết người còn có thể thực hiện thông qua hành động của người không có năng lực trách nhiệm hình sự, trường hợp khác: một người đã thành niên xúi giục một cậu bé dưới 14 tuổi thực hiện hành vi giết người, thì hành vi xúi giục đó được coi là hành vi giết người và người có hành vi xúi giục là người thực hành trong tội giết người.
Từ những quan điểm và những phân tích ở trên, chúng tôi đƣa ra khái niệm: Hành vi phạm tội là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, có ý thức, có ý chí và được thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức hành động hoặc không hành động.