Các yếu tố tâm lý xã hội

Một phần của tài liệu Hành vi phạm tội ở bệnh nhân chậm phát triển tâm thần (Trang 40 - 44)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.4. Các yếu tố liên quan đến hành vi phạm tội của bệnh nhân chậm phát triển tâm thần

1.4.2. Các yếu tố tâm lý xã hội

Yếu tố bên ngoài thúc đẩy hành vi phạm tội bao gồm: yếu tố tâm lý xã hội, yếu tố sử dụng rƣợu và các chất kích thích, chất gây nghiện, ma túy…hoặc do phối hợp cả hai yếu tố tâm lý xã hội và do sử dụng chất kích thích, gây nghiện.

Người CPTTT thường bị hạn hẹp trong những mối quan hệ tình cảm, bị thiếu hụt, thiệt thòi về mặt tình cảm nên họ hay có tâm lý bất cần, không quan tâm hay thiều tôn trọng người khác. Đặc biệt khả năng kìm nén cảm xúc ở người CPTTT rất hạn chế, họ hay có những cơn bùng nổ cảm xúc khi bị miệt thị, chê bai, bị đối xử hà khắc, thiếu công bằng dẫn tới những hành vi không kiểm soát gây hậu quả nặng nề cho đối phương.

Người CPTTT với đặc trưng là sự hạn chế trong nhận thức nên họ là những đối tƣợng rất dễ có hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật.Thậm chí một số trường hợp CPTTT vừa còn tỏ ra chậm chạp, ngờ nghệch trong việc nhận thức về tự nhiên, xã hội, đặc biệt là những yếu tố tiêu cực từ môi trường. Một phần do đặc thù của tật chứng về trí tuệ , họ kém nhạy bén với những điều mới lạ, nhận thức về tự nhiên và xã hội còn nông cạn, yếu kém, họ chƣa thấy đƣợc xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh những mặt tích cực cũng kéo theo nhiều hiện tƣợng xã hội tiêu cực. Tình trạng văn hoá phẩm đồi truỵ, bạo lực tràn lan gây tác hại không nhỏ đến đời sống tinh thần người CPTTT trên nền trí tuệ bị

31

khuyết tật dễ bị tiêm nhiễm bởi các hành vi bạo lực, tình dục trong các phim, truyện kích động bạo lực, đồi trụy hoặc bắt chước những thói hư tật xấu, bị lôi kéo hoặc lợi dụng.

Theo nghiên cứu của Pond D.A và Bidwell B.H (1988) cho thấy người bệnh động kinh phần lớn bị bất lợi về mặt xã hội: 1/2 có khó khăn nghiêm trọng về công việc, người bệnh chịu nhiều tổn thất từ nhận thức và thành kiến của người khác về động kinh hơn là tình trạng thực của bản thân người bệnh. Trên nền nhân cách biến đổi đó yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi phạm tội.

Theo Ngô Văn Vinh, thì yếu tố tâm lý xã hội thúc đẩy hành vi phạm tội (74,19%), yếu tố sử dụng rƣợu chiếm tỷ lệ thấp (16,13%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Trong các yếu tố tâm lý xã hội thì gặp yếu tố xã hội là chính (82,61%) cao hơn hẳn so với yếu tố gia đình (17,39%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Trong các yếu tố xã hội thì bị xúc phạm chiếm tỷ lệ cao nhất (57,89%), các yếu tố khác có tỷ lệ thấp hơn đáng kể, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Người bị động kinh cũng là người có biểu hiện của bệnh CPTTT. Đồng thời người bệnh động kinh có thể gây ra nhiều hậu quả tâm lý xã hội nhƣ: giảm cơ hội hòa nhập, thiếu tự tin hay mặc cảm tự ti và kì thị. Khi người bệnh động kinh đã có những biến đổi nhất định về nhân cách thì yếu tố tâm lý xã hội trên đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi phạm tội. [17]

Ở Việt Nam, một số nghiên cứu bệnh nhân động kinh trong giám định pháp y tâm thần cho thấy yếu tố tâm lý xã hội thúc đẩy hành vi phạm tội chiếm từ 40-50% các yếu tố ngoại lai. [4]

Bên cạnh yếu tố tâm lý xã hội thì có them yếu tố người bệnh sử dụng các chất gây nghiện kích thích nhƣ rƣợu, ma túy…. Từ số liệu đã dẫn chứng trong nhiều các nghiên cứu khác nhau: sử dụng rƣợu, ma túy đá, đang là yếu tố thúc

32

đẩy hành vi phạm tội của người bình thường nói chung và cả người CPTTT.

Khi sử dụng rượu, ma túy, người bệnh CPTTT rất khó giữ được bình tĩnh, kiểm soát tốt hành vi của mình cho nên chỉ cần trong cơ thể có rƣợu hay ma túy là người bệnh rất dễ phát bệnh, không kiểm soát được suy nghĩ và hành vi dễ bị kích động, dễ bị lôi kéo thực hiện hành vi pham tội.

Một yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng thúc đẩy người CPTTT nảy sinh hành vi phạm tội cần kể đến đó là yếu tố tình huống và hoàn cảnh phạm tội.

Đây chính là yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội của bệnh nhân CPTTT một cách khá rõ ràng. Phần lớn người CPTTT phạm tội trong điều kiện tình huống hoàn cảnh thuận lợi cho việc thực hiện hành vi phạm tội mà không cần có sự chuẩn bị hay tính toán, lên kế hoạch từ trước.

Tựu chung lại, yếu tố tâm lý xã hội và các yếu tố bên ngoài nhƣ tình huống hoàn cảnh và rƣợu là những yếu tố bên ngoài thúc đẩy hành vi phạm tội của bệnh nhân CPTTT.

33 Tiểu kết

Từ những đặc điểm đã phân tích ở trên chúng ta nhận thấy: CPTTT là một nhóm trạng thái bệnh lý có bệnh nguyên và bệnh sinh khác nhau, nhƣng đƣợc thống nhất lại là vì bệnh cảnh lâm sàng cơ bản giống nhau: thiểu năng trí tuệ, thường có tính chất bẩm sinh hoặc xuất hiện trong những năm đầu sau khi sinh, khi trí tuệ chưa trưởng thành. Khả năng nhận thức rất yếu hay không có, thường kèm theo dị dạng cơ thể, nội tạng, trí nhớ, hiểu biết kém, thường có những động tác vô nghĩa và dễ bị lợi dụng. CPTTT không chữa khỏi đƣợc, bằng giáo dục đặc biệt, huấn luyện, lao động có thể cải thiện đƣợc phần nào tình trạng bệnh.

CPTTT đƣợc chia làm 4 mức độ: nhẹ, vừa, nặng và trầm trọng. Và hành vi phạm tội ở người CPTTT là những hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện bởi người đang có bệnh CPTTT đã có kết luận và đánh giá của các cơ quan có liên quan (Viện Pháp y Tâm thần Trung ƣơng).

Những cơ sở lý thuyết khoa học, những khái niệm cụ thể phù hợp và kết quả từ những nghiên cứu khoa học đã có giúp cho nghiên cứu có thêm cơ sở vững chắc khi tiến hành nghiên cứu này. Hiểu rõ về đối tƣợng nghiên cứu, đặc điểm và cách tiếp cận đối tƣợng, khách thể nghiên cứu giúp nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu những đặc điểm tâm sinh lý của người bệnh CPTTT. Đồng thời những kết quả nghiên cứu thực tiễn giúp cho nghiên cứu có cơ sở thực tiễn để đối chiều, so sánh và tìm ra những điểm khác biệt về kết quả nghiên cứu đã có với kết quả nghiên cứu này, sau đó xây dựng những giải pháp phù hợp để hạn chế hành vi phạm tội ở bệnh nhân CPTTT trong thời gian tới.

34

Một phần của tài liệu Hành vi phạm tội ở bệnh nhân chậm phát triển tâm thần (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)