Tổ chức thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hành vi phạm tội ở bệnh nhân chậm phát triển tâm thần (Trang 49 - 54)

Chương 2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

2.4. Tổ chức thực hiện nghiên cứu

Trong giám định pháp y tâm thần chúng tôi thường sử dụng trắc nghiệm trí tuệ Wechsler phiên bản WAIS-R làm công cụ để đánh giá trí tuệ của các đối tƣợng giám định.

Trắc nghiệm trí tuệ Wechsler lần đầu xuất hiện vào năm 1939 và sau đó trải qua nhiều lần sửa đổi, hoàn chỉnh và mở rộng. Ban đầu trắc nghiệm có tên Thang trí tuệ Wechsler - Bellevue (The Wechsler - Bellevue Intelligence Scale).

Khác với thang Stanford - Binet sắp xếp các bài tập theo độ tuổi, trắc nghiệm trí tuệ Wechsler - Bellevue đi vào các tiểu trắc nghiệm. Các tiểu trắc nghiệm này chung cho mọi người (trong phạm vi trắc nghiệm được xây dựng dành cho họ).

40

Sau lần chỉnh lý năm 1955, trắc nghiệm có hai phiên bản, một phiên bản là “The Wechsler Adult Intelligent Scale”, viết tắt là WAIS, đây là thang đánh giá trí tuệ dành cho người trưởng thành. Và một phiên bản nữa dành cho trẻ em là là “The Wechsler Intelligent for Childrens Scale”, viết tắt là WICS. Năm 1981 trắc nghiệm lại đƣợc thay đổi là WAIS-R. Phiên bản này đƣợc các nhà tâm lý học Hoa Kỳ chuẩn hóa dựa trên mẫu đại diện theo điều tra dân số của Hoa Kỳ năm 1970. Bản tiếng việt mà chúng tôi sử dụng do các tác giả: Ngô Công Hoàn, Nguyễn Thị Thanh Bình và Nguyễn Thị Kim Quý biên soạn.

Trắc nghiệm trí tuệ Wechsler WAIS-R gồm 2 phần: Phần sử dụng ngôn ngữ (gồm 6 tiểu trắc nghiệm) và phần thao tác (có 5 tiểu trắc nghiệm). Mỗi tiểu trắc nghiệm gồm nhiều bài nhỏ, kết quả của mỗi tiểu trắc nghiệm là tổng điểm của các bài mà cá nhân thực hiện đƣợc. Điểm của từng tiểu trắc nghiệm đƣợc gọi là điểm thô, từ điểm thô tra bảng đổi ra điểm chuẩn. Những bảng quy đổi này đã đƣợc tính sẵn cho từng độ tuổi.

Sau khi có điểm chuẩn của từng tiểu trắc nghiệm có thể tính chỉ số IQ cho phần ngôn ngữ và phần thao tác trên cơ sở tổng điểm chuẩn của từng phận.

Chỉ số IQ chung đƣợc tính trên cơ sở tổng điểm chuẩn của 11 tiểu trắc nghiệm.

Dựa trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân có hành vi CPTTT tôi ghi chép kết quả TEST WAIS-R vào phiếu thu thập thông tin về khách thể nghiên cứu. Hầu hết các bệnh nhân có hành vi CPTTT đều đã thực hiện trắc nghiệm WAIS-R.

Do đó thông tin về chỉ số phát triển tâm thần trong nghiên cứu này là tương đối đầy đủ.

2.4.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Nhằm thu thập những thông tin cần thiết về khách thể trong nghiên cứu này, tôi đã xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi đƣợc dành cho khách thể nghiên cứu là 40 trường hợp (bệnh nhân) được chẩn đoán CPTTT mức độ nhẹ và vừa tại Viện Pháp y Tâm thần Trung ƣơng. Chúng tôi tiến hành thu thập thông tin

41

bảng hỏi chủ yếu từ hai nguồn đó là hồ sơ bệnh án và các câu trả lời của khách thể. Các câu hỏi đƣợc thiết kế nhằm mục đích để khách thể nghiên cứu mô tả hành vi phạm tội, hoàn cảnh đƣa đến hành vi phạm tội. (Xem mục lục đính kèm).

Bảng hỏi thu thập thông tin đƣợc chia làm 3 phần:

- Phần thứ nhất là những câu hỏi tìm hiểu những thông tin chung về người bệnh có hành vi phạm tội: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, điểm trắc nghiệm IQ (WAIS).

- Phần thứ hai là phần thông tin thu thập về các yếu tố trong quá trình mang thai, sinh nở của bệnh nhân CPTTT.

- Phần thứ ba là câu hỏi tìm hiểu thông tin mô tả đặc điểm, nguyên nhân, hình thức, công cụ, phương tiện, mục đích của hành vi phạm tội ở bệnh nhân CPTTT.

Sau khi thu thập thông tin bằng bảng hỏi, tiến hành mã hóa thông tin và nhập liệu vào phần mềm thống kê xã hội SPSS 22.0 để xử lý số liệu và phân tích kết quả xử lý tương quan, mô tả…Đây là kết quả về mặt định lượng để có cái nhìn khái quát hóa về nội dung nghiên cứu.

2.4.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp (nghiên cứu ca)

Trong lâm sàng đây là phương pháp nghiên cứu một cá nhân cụ thể nhằm thu thập thông tin trực tiếp, điển hình và có tính hệ thống về một loại rối nhiễu phục vụ cho mục tiêu đánh giá, chẩn đoán, trị liệu lâm sàng.

Việc xây dựng một trường hợp được hình thành trên cơ sở nhiều dữ liệu thu thập được thông qua các phương pháp và các kỹ thuật khác nhau như phỏng vấn lâm sàng, quan sát, trắc nghiệm…hướng tới mục tiêu đánh giá, chẩn đoán bản chất của vấn đề, nguyên nhân phát sinh, và hậu quả của vấn đề. Trong đề tài này sẽ nghiên cứu 04 trường hợp cụ thể của bệnh nhân CPTTT có hành vi

42

phạm tội. Đề đánh giá tính chất, mức độ, nguyên nhân và hậu quả cũng nhƣ các vấn đề có liên quan đến hành vi phạm tội đó của bệnh nhân CPTTT.

Từ lý thuyết đến vận dụng các phương pháp thu thập thông tin và nghiên cứu và phân tích thông tin cho thấy những đặc điểm về khách thể nghiên cứu:

Về giới tính của bệnh nhân CPTTT trong nghiên cứu này chủ yếu là nam (92,5%), phần lớn trong số họ có trình độ học vấn thấp dưới tiểu học, có nhiều bệnh nhân CPTTT không đi học. Đa phần trong số họ có xuất thân từ các vùng nông thôn, không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ cho người bệnh CPTTT từ sớm. Tỷ lệ người bệnh CPTTT sống độc thân là 45%, đã kết hôn là 25% đã ly hôn là 17%, … cho thấy đời sống tình cảm của người CPTTT ở mức cần đƣợc quan tâm. Do bị bệnh CPTTT và với trình độ học vấn thấp nên nghề nghiệp của người CPTTT cũng có điểm khác biệt với các nhóm xã hội khác:

Phần lớn họ đều không có nghề nghiệp hay thất nghiệp là 45, làm nông nghiệp là 40%, tự do 12,5% còn lại làm nội trợ, ….Hầu hết bệnh nhân trong nghiên cứu này có độ tuổi từ 18 đến 35 là 60%, từ 36 đến 55 là 40%; không có bệnh nhân dưới 18 tuổi và trên 55 tuổi. Đặc điểm đáng lưu ý về đối tượng người bệnh CPTTT trong nghiên cứu này chủ yếu là bệnh nhân CPTTT mức độ nhẹ (60%) mức độ vừa là 40%. Không có bệnh nhân CPTTT mức độ nặng hay rất nặng.

43

Những phương pháp nghiên cứu vận dụng nhằm mô tả rõ nét đặc điểm khách thể nghiên cứu đồng thời cũng chỉ rõ đƣợc những đặc điểm hành vi phạm tội của bệnh nhân CPTTT. Đồng thời cũng tìm ra một số những yếu tố có liên quan đến hành vi phạm tội của bệnh nhân CPTTT. Bên cạnh đó phương pháp đánh giá trắc nghiệm chỉ rõ mức độ nghiêm trọng của bệnh CPTTT của bệnh nhân. Phương pháp nghiên cứu ca các trường hợp điển hình về hành vi phạm tội cho thấy tiến trình phát triển bệnh và hành vi phạm tội cụ thể hơn. Lí giải từ góc độ tâm lý học hành vi và tâm lý lâm sàng để giải quyết và làm sáng tỏ về hành vi phạm tội ở bệnh nhân CPTTT trong nghiên cứu này.

Tiểu kết

Trong nghiên cứu, chúng tôi đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Chúng tôi hi vọng việc này sẽ giúp tăng cường sự hỗ trợ lẫn nhau của các phương pháp nhằm đạt được thông tin một cách chính xác với độ tin cậy cao. Các thông tin thu đƣợc đã qua quá trình xử lí và phân tích bằng các kĩ thuật đa dạng (phân tích định tính, phân tích định lƣợng). Sau đó các thông tin đƣợc xem xét ở nhiều góc độ nhằm đem lại những kết quả có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn.

44

Một phần của tài liệu Hành vi phạm tội ở bệnh nhân chậm phát triển tâm thần (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)