Hậu quả hành vi phạm tội

Một phần của tài liệu Hành vi phạm tội ở bệnh nhân chậm phát triển tâm thần (Trang 68 - 71)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

3.3. Hậu quả hành vi phạm tội

Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là căn cứ để phân chia tội phạm thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

59

Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhƣng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và đƣợc xử lý bằng biện pháp khác.

Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cũng là căn cứ để quy định loại hình phạt, khung hình phạt.

Thực tiễn xét xử, khi cá thể hóa hình phạt, các Tòa án thường chỉ chú ý đến nhân thân người phạm tội, đến các tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ chứ ít thấy có bản án phân tích đƣợc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhiều bản án chỉ ghi một câu có tính chất chung chung

“hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội”, còn nguy hiểm nhƣ thế nào, mức độ nguy hiểm ra sao thì không nêu đƣợc. Do không đánh giá đƣợc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nên có nhiều trường hợp Tòa án đã nêu được hết các tình tiết về nhân thân người phạm tội, về tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhƣng quyết định hình phạt vẫn không chính xác (quá nặng hoặc quá nhẹ).

Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội phụ thuộc vào tất cả các yếu tố cấu thành tội phạm, bởi vì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nếu hành vi đó tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhƣng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm (khoản 4 Điều 8 của Bộ luật hình sự). Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhà làm luật chia tội phạm ra làm bốn loại: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Ngay trong một loại tội phạm, do tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cũng khác nhau, nên mức hình phạt trong một khung hình phạt cũng khác nhau

60

Nếu cùng một khung hình phạt, nhƣng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội khác nhau thì mức hình phạt cũng phải khác nhau.

Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội khi quyết định hình phạt, chính là căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trong cùng một khung hình phạt, vì nếu xác định không đúng khung hình phạt tức là đã xác định sai pháp luật, là đã không căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, khi cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, cần phải xem xét một cách toàn diện các yếu tố liên quan đến tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội phụ thuộc vào tính chất quan trọng của khách thể bị xâm phạm, vào hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, vào lỗi, mục đích, động cơ của người phạm tội, vào các tình tiết có liên quan đến nhân thân của người phạm tội. Tuy nhiên trong phạm vi cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội khi quyết định hình phạt, chủ yếu cân nhắc các yếu tố thuộc về hành vi, hậu quả, lỗi, động cơ, mục đích, còn yếu tố thuộc về khách thể đã đƣợc xác định để phân loại tội phạm thành các chương khác nhau. Riêng các tình tiết có liên quan đến nhân thân người phạm tội đã được quy định là một căn cứ khi quyết định hình phạt

Khi cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội một khung hình phạt là cân nhắc đến cách thức thực hiện tội phạm của người phạm tội

Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trong một khung hình phạt còn phụ thuộc vào tính chất và mức độ lỗi của hành vi phạm tội do người phạm tội thực hiện. Cùng là lỗi cố ý, nhưng nếu là lỗi cố ý trực tiếp

61

nhưng sự quyết tâm phạm tội của người phạm tội nguy hiểm hơn người không có ý thức quyết tâm phạm tội đến cùng.

Mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội ở bệnh nhân CPTTT trong nghiên cứu này có đặc điêm nhƣ sau:

5%

25%

42,5%

2,5%

25%

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Rất nghiêm trọng

Nghiêm trọng

Bình thường Không nghiêm trọng

Không rõ

Biểu đồ 3.9: Mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội (Đvt %)

Từ bảng số liệu cho thấy, mức độ hậu quả nghiêm trọng mà bệnh nhân CPTTT gây ra là 5% trong tổng cố các hành vi phạm tội, 25% các hành vi bệnh nhân CPTTT gây ra ở mức độ nghiêm trọng. Hậu quả bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất là 42,5%. Một điều đáng lưu ý là 25% hành vi phạm tội của bệnh nhân CPTTT gây ra không rõ mức độ hậu quả nhƣ thế nào. Qua đó có thể thấy, với sự nhận thức hạn chế, ngay cả khi gây ra hậu quả người bệnh CPTTT cũng chƣa hẳn đã xác định đƣợc tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà bản thân gây ra.

Một phần của tài liệu Hành vi phạm tội ở bệnh nhân chậm phát triển tâm thần (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)