Chương 2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
2.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là 40 bệnh nhân có hành vi vi phạm pháp luật bị khởi tố hình sự, đƣợc các cơ quan tố tụng có thẩm quyền (Cơ quan điều tra của Công an, Viện kiểm sát, Toà án) trƣng cầu giám định pháp y tâm thần tại Viện Pháp y Tâm thần Trung ƣơng và có kết luận của hội đồng giám định với chẩn đoán là: chậm phát triển tâm thần.
Đồng thời tiến hành nghiên cứu 04 trường hợp có hành vi phạm tội nghiêm trọng của bệnh nhân CPTTT.
Đặc điểm khách thể nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:
35
2.2.1. Tuổi của bệnh nhân tâm thần có hành vi phạm tội
Tuổi tác là đặc điểm của bệnh nhân có vai trò và ý nghĩa nhất định trong thực hiện các hành vi, hành động nói chung và hành vi phạm tội nói riêng.
Bảng 2.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Độ tuổi Số lượng (người) Tỷlệ (%)
< 20 01 2,5
20 – 40 29 72,5
> 40 10 25,0
Tổng 40 100
Từ bảng số liệu trên bảng 3.1. cho thấy, bệnh nhân trong khảo sát này chủ yếu ở độ tuổi từ 20 đến 40 (29 người, chiếm tỉ lệ 72,5%). Người thấp tuổi nhất là 19 và người cao tuổi nhất là 54 tuổi.
2.2.2. Giới tính của bệnh nhân CPTTT có hành vi phạm tội
Về giới tính của nhóm người bệnh CPTTT, kết quả được trình bày trong bảng 2.2. Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân CPTTT có hành vi phạm tội trong nghiên cứu này chủ yếu là nam chiếm tới 92,5%, chỉ có 7,5% bệnh nhân CPTTT là nữ giới. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,001).
Bảng 2.2: Phân bố bệnh nhân theo giới tính
Giới tính Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Nam 37 92,5
Nữ 3 7,5
Cộng 40 100,0
2.2.3. Tình trạng hôn nhân của bệnh nhân CPTTT có hành vi phạm tội Hôn nhân, gia đình là điều mà mỗi người trưởng thành thường mong đợi và thực hiện. Nhưng với người bệnh CPTTT thì khả năng tìm thấy người bạn
36
đời phù hợp là rất hạn chế và đặc biệt vấn đề duy trì hôn nhân hạnh phúc, bền lâu cũng luôn là một thách thức đối với họ. Chính vì vậy mà tỷ lệ bệnh nhân ly hôn ở người bệnh CPTTT khá cao.
Bảng 2.3: Tình trạng hôn nhân
Tình trạng hôn nhân Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Đã kết hôn 10 25,0
Độc thân 23 57,5
Ly hôn 7 17,5
Cộng 40 100,0
Từ bảng số liệu cho biết tình trạng hôn nhân của nhóm nghiên cứu này có nét đặc biệt sau: có tới 57,5% số bệnh nhân CPTTT hiện tại đang độc thân, có 25% trong số họ đã kết hôn và có tới 17,5% đã ly hôn. Và qua đó ta thấy vấn đề hôn nhân gia đình và đời sống tình cảm khi các bệnh nhân có kết hôn thực sự là điều đáng đƣợc quan tâm.
2.2.4. Trình độ học vấn
Do hạn chế về khả năng nhận thức nên việc học tập của người bệnh cũng gặp rất nhiều khó khăn. Trình độ học vấn trung bình của nhóm này tương đối thấp.
Từ hồ sơ bệnh án và tiếp xúc với thân nhân, người bệnh thu được kết quả nhƣ sau: Phần lớn bệnh nhân CPTTT có hành vi phạm tội trong nghiên cứu này cú trỡnh độ văn húa rất thấp: cú tới 45% tương đương gần ẵ số bệnh nhõn khảo sát thông tin chƣa từng đi học, 47,5% chỉ học bậc tiểu học, thậm chí không học hết tiểu học. Rất ít bệnh nhân có trình độ học vấn cấp 2 (3/40 xấp xỉ 7,5%).
trong đó hầu hết đều chỉ học lớp 1,2,3. Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu, chỉ có 3 người học trên tiểu học (học hết lớp 6 và hết lớp 7).
37
Bảng 2.4: Trình độ học vấn của bệnh nhân
Trình độ học vấn Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Không đi học 18 45,0
Tiểu học 19 47,5
Trung học cơ sở 3 7,5
Cộng 40 100
Qua đó có thể thấy, trình độ học vấn ở nhóm người bệnh CPTTT ở mức độ rất thấp và điều này khá tương đồng với một số kết qua nghiên cứu đã được dẫn chứng ở các nghiên cứu trình bày ở phần trước.
2.2.5. Nghề nghiệp và nơi cư trú
Trình độ học vấn của người bệnh CPTTT rất thấp, đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm được việc làm hay không của họ, đồng thời cũng cho thấy nguy cơ hạn chế về nhận thức của bệnh nhân CPTTT là tương đối cao.
40
2.5
12.5
45
0 10 20 30 40 50
Nông nghiệp Nội trợ Lao động tự do Thất nghiệp
Biểu đồ 2.1: Nghề nghiệp của nhóm bệnh nhân
Với trình độ học vấn thấp, hạn chế về nhận thức, khó khăn về đào tạo nghề nên số bệnh nhân của nhóm nghiên cứu chủ yếu là thất nghiệp (45%) hoặc là làm nông nghiệp. Thất nghiệp hoặc lao động có thu nhập thấp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống vật chất và tinh thần của bản thân và gia đình của bệnh nhân CPTTT.
38
2.2.6. Kết quả trắc nghiệm trí tuệ của bệnh nhân CPTTT
Để tìm hiểu thêm về chỉ số IQ của bệnh nhân, trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng trắc nghiệm WAIS-R. Mặc dù hiện nay trên thế giới đã sử dụng WAIS-IV (và sắp cho ra đời WAIS-5) nhưng ở nước ta, phiên bản WAIS- IV và kể cả WAIS-III vẫn chƣa đƣợc chuẩn hóa nên chúng tôi sử dụng WAIS-R chủ yếu là để tham khảo. Tại Viện Pháp y tâm thần Trung ƣơng và một số cơ sở điều trị tâm thần khác, khi cần phải đánh giá trí tuệ của bệnh nhân tâm thần thì về cơ bản vẫn sử dụng WAIS-R.
Bảng 2.5: Điểm IQ theo trắc nghiệm WAIS - R của bệnh nhân Điểm IQ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Từ 35 đến 49 8 20,0
Từ 50 đến 69 32 80,0
Cộng 40 100,0
Qua bảng số liệu về điểm IQ theo trắc nghiệm WAIS-R cho thấy hầu hết bệnh nhân trong nghiên cứu này có chỉ số IQ ở mức thấp xếp loại trí tuệ chậm phát triển mức độ nhẹ. Điều này cũng có sự khác biệt so với kết quả chẩn đoán lâm sàng (Bảng 3.6.)
Bảng 2.6: Kết quả chẩn đoán lâm sàng
Chẩn đoán Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
CPTTT nhẹ 35 87,5
CPTTT vừa 5 12,5
Tổng 40 100,0
Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu này thường xuyên cư trú ở khu vực nông thôn (92,5%). Chỉ có 7,5% cư trú ở thành thị. Điều này cho thấy người bệnh khó có thể tiếp cận được với các dịch vụ hỗ trợ cho người CPTTT.
39
Từ kết quả phân tích trên cho thấy, bệnh nhân CPTTT trong nghiên cứu này có một số đặc điểm đáng lưu ý: hầu hết họ có trình độ học vấn thấp, cư trú chủ yếu ở khu vực nông thôn, có tỷ lệ ly hôn hoặc chƣa kết hôn/độc thân khá cao. Phần lớn trong số họ là người thất nghiệp hoặc lao động có thu nhập thấp.