Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving letter of credit)

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương techcombank chi nhánh khánh hòa (Trang 35 - 36)

Là loại L/C không thể hủy bỏ trong đó quy định rằng khi L/C sử dụng hết kim ngạch hoặc sau khi hết hạn hiệu lực của L/C thì nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy L/C tuần hoàn đến khi nào hoàn tất trị giá hợp đồng.

Được áp dụng trong trường hợp bên xuất khẩu và bên nhập khẩu có quan hệ thường xuyên và đối tượng thanh toán không thay đổi.

L/C tuần hoàn có hai loại:

Loại thư tín dụng này cần ghi rõ ngày hết hạn hiệu lực cuối cùng, số lần tuần hoàn và số tiền tối thiểu của mỗi lần đó. Nếu việc tuần hoàn dựa vào thời hạn hiệu lực cuả L/C thì trong mỗi lần tuần hoàn sẽ phải ghi rõ có cho phép số dư của L/C trước có được cộng dồn vào các L/C tiếp theo không. Nếu không cho phép, sẽ được gọi là L/C tuần hoàn không tích lũy; còn nếu cho phép cộng dồn vào giá trị L/C kế tiếp thì được gọi là L/C tuần hoàn có tích lũy.

+ L/C tuần hoàn có tích lũy (Cumulative Revolving L/C):

Là loại L/C cho phép chuyển kim ngạch của L/C trước vào L/C sau và cứ như vậy cho đến L/C cuối cùng. Điều đó có nghĩa là trong thời hạn hiệu lực của L/C, tổ chức xuất khẩu vì lý do “kỹ thuật” nào đó mà không thực hiện được đủ số lượng giá trị trên L/C thì qua L/C kế tiếp tổ chức xuất khẩu có thể tiếp tục giao hàng kể cả phần số lượng trên L/C trước chưa thực hiện chuyển qua.

+ L/C tuần hoàn không tích lũy (Non comulative revolving L/C):

Là loại L/C nếu trong thời gian quy định nhà xuất khẩu không giao hàng thì trong giai đoạn kế tiếp không được phép cộng dồn vào, có nghĩa là không được phép giao hàng quá quy định.

Có ba cách tuần hoàn:

+ L/C tuần hoàn tự động: Nếu L/C giai đoạn trước hết thời hạn thì L/C giai đoạn sau tự động (đương nhiên) có giá trị mà không cần sự thông báo của ngân hàng mở L/C.

+ L/C tuần hoàn không tự động: Nếu L/C giai đoạn trước hết thời hạn thì L/C giai đoạn sau muốn có giá trị phải có sự thông báo của ngân hàng mở L/C cho nhà xuất khẩu..

+ L/C tuần hoàn bán tự động: Nếu L/C giai đoạn trước hết thời hạn thì L/C giai đoạn sau, nếu không có ý kiến nào của ngân hàng mở, thì L/C tự động có giá trị hiệu lực.

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương techcombank chi nhánh khánh hòa (Trang 35 - 36)