Nội dung của thư tín dụng

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương techcombank chi nhánh khánh hòa (Trang 30 - 169)

Thư tín dụng được lập trên cơ sở đơn xin mở thư tín dụng, do đó nội dung của thư tín dụng và đơn xin mở thư tín dụng thông thường giống nhau, bao gồm các nội dung như sau:

Ngân hàng phát hành L/C (ghi sau các chữ FM…or received from). Người xuất khẩu nên thỏa thuận với trước với người mua về ngân hàng phát hành ngay từ khâu ký hợp đồng: Đó phải là ngân hàng có uy tín tại nước người nhập khẩu.

Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C (No of place and date of issuing L/C). + Số hiệu của L/C (L/C No.): Tất cả các L/C đều có số hiệu riêng dùng để ghi vào các chứng từ thanh toán và là cơ sở để trao đổi thư từ, điện tín thực hiện L/C.

+ Địa điểm mở L/C (Issuing Place): Là địa điểm mà ngân hàng viết cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu, có ý nghĩa quan trọng là nơi lựa chọn nguồn luật để giải quyết những tranh chấp có thể xảy ra.

+ Ngày mở L/C(Issuing Date): Là ngày bắt đầu phát sinh sự cam kết của ngân hàng mở L/C với nhà nhập khẩu, là ngày bắt đầu thời hạn hiệu lực của L/C và làm cơ sở để nhà xuất khẩu kiểm tra nhà nhập khẩu có mở L/C đúng quy định như đã thỏa thuận hay không.

Loại thư tín dụng (Type of L/C): Có nhiều loại L/C nên càng phải ghi rõ L/C thuộc loại gì.

Người hưởng lợi L/C (Benificial of L/C): Là người sẽ lĩnh tiền của L/C, cần phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người thụ hưởng.

Số tiền của thư tín dụng (Amount):

+ Trước hết phải ghi tên đơn vị tiền tệ rõ ràng, cụ thể.

+ Số tiền ghi trên thư tín dụng thông thường phù hợp với số tiền ghi trong hóa đơn. Số tiền được ghi bằng số và bằng chữ thống nhất với nhau.

Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời gian giao hàng ghi trong L/C. + Thời hạn hiệu lực của L/C: Là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những điều đã quy định trong L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C.

+ Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không được trùng với ngày hết hạn hiệu lực của L/C.

+ Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý: (Nếu sớm quá thì nhà nhập khẩu phải ký quỹ bị ứ đọng vốn, còn trễ quá thì nhà xuất khẩu không chuẩn bị kịp hàng để giao hàng). Thời gian hợp lí là thời gian cần thiết để ngân hàng mở L/C phát hành L/C chuyển đến ngân hàng thông báo và thời gian cần thiết để ngân hàng thông báo tiếp nhận, kiểm tra L/C, thông báo L/C cho nhà xuất khẩu để nhà xuất khẩu chuẩn bị hàng để giao.

+ Ngày hết hạn hiệu lực L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý để nhà nhập khẩu lập chứng từ sau khi giao hàng xong nộp vào ngân hàng thông báo. Thời gian cần thiết để ngân hàng thông báo kiểm tra bộ chứng từ và chuyển

qua cho ngân hàng mở L/C sau đó ngân hàng mở L/C kiểm tra chứng từ và đồng ý thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu.

+ Thời gian trả tiền của L/C chỉ việc trả tiền ngay hay trả tiền sau. Nếu trả tiền ngay thì việc trả tiền phải được thực hiện sau khi xuất trình hối phiếu trả ngay có thể nằm trong hoặc ngoài thời gian hiệu lực của L/C nhưng xuất trình hối phiếu phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C.

+ Thời hạn giao hàng được ghi nhận trong L/C là do hợp đồng mua bán quy định.

Những nội dung về hàng hóa: Tên hàng hóa, số lượng, khối lượng, giá cả, quy cách, phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu…được ghi phù hợp với hợp đồng ngoại thương.

Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa:

+ Điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF, CFR…), nơi gửi hàng và nơi giao hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng.

+ Quy định hàng hóa được giao một lần hay giao nhiều lần.

+ Quy định hàng hóa được phép hay không được pháp chuyển tải. Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình.

Sự cam kết của ngân hàng mở L/C thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng đối với việc thanh toán L/C.

Ngoài ra có thể có điều khoản đặc biệt khác như: Có thêm điều khoản cho phép bồi hoàn bằng điện. Với điều khoản này trong L/C cho phép ngân hàng dịch vụ người hưởng lợi sau khi kiểm tra hoàn tất bộ chứng từ sẽ được phép đánh điện đòi tiền ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng thanh toán được chỉ định.

Chữ ký của ngân hàng mở L/C: Nếu L/C được mở bằng Telex hay Swift thì trên L/C phải có mật mã quy ước giữa các ngân hàng để tránh giả mạo.

1.3.4. Các loại thƣ tín dụng.

Theo UCP 600 có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2007 đã loại trừ khái niệm thư tín dụng có thể hủy ngang.

Các loại thư tín dụng thường thấy trong thanh toán quốc tế:

1.3.4.1. Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable Letter of Credit).

Là loại thư tín dụng xác định trách nhiệm thanh toán của ngân hàng mở L/C với quy định rằng bộ chứng từ xuất trình vào ngân hàng chỉ định hoặc ngân hàng mở phải phù hợp với điều khoản và điều kiện của L/C thì sẽ được thanh toán, chấp nhận thanh toán hoặc chiết khấu L/C sau khi đã mở trong thời hạn hiệu lực không được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ nếu như không có sự đồng ý của nhà xuất khẩu và các bên tham gia.

Sử dụng thư tín dụng loại này bên bán được đảm bảo quyền lợi và do đó, nó được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong thanh toán quốc tế.

1.3.4.2. Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Comfirming

Irrevocable).

Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang và được một ngân hàng khác uy tín hơn đứng ra đảm bảo việc trả tiền theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng mở L/C. Điều đó có nghĩa là ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, nếu như ngân hàng mở thư tín dụng không trả tiền được. (Ví dụ như ngân hàng mở L/C bị phá sản, mất khả năng chi trả).

Do đó, L/C đảm bảo một cách tối đa quyền lợi của người bán.

1.3.4.3. Thư tín dụng không thể hủy ngang miễn truy đòi (Irrevocable Without

Recourse L/C).

Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ trong đó quy định ngân hàng mở L/C sau khi đã thanh toán cho tổ chức xuất khẩu thì không được quyền truy đòi lại tiền với bất kỳ trường hợp nào. Khi sử dụng loại L/C này, tổ chức xuất khẩu khi ký phát hối phiếu phải ghi câu “không được truy đòi lại tiền người ký phát” (Without recourse to drawers) và cũng làm tương tự như vậy trên L/C.

1.3.4.4. Thư tín dụng chuyển nhượng (Tranferable Letter of Credit).

Đây là loại L/C không hủy ngang trong đó cho phép người thụ hưởng (nhà xuất khẩu là người thụ hưởng đầu tiên) yêu cầu ngân hàng thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu, chiết khấu hối phiếu, chuyển nhượng một phần hay toàn bộ giá trị L/C cho bên thứ ba tức là người thụ hưởng thứ hai hoặc nhiều người (third party - second beneficiary).

Mỗi L/C chỉ được phép chuyển nhượng một lần. Do đó, không thể được chuyển nhượng theo yêu cầu của người thụ hưởng thứ hai cho bất kỳ người thụ hưởng nào tiếp theo, nghĩa là nó chỉ cho phép tái chuyển nhượng cho người thứ nhất trừ khi trong L/C có quy định không hạn chế quyền chuyển nhượng (Điều 38 UCP 600). Tuy nhiên người thứ hai tái chuyển nhượng cho người hưởng đầu không bị cấm và người hưởng lợi đầu vẫn có quyền tiếp tục chuyển nhượng L/C cho một người khác. Những phần của L/C chuyển nhượng cho nhiều người không được vượt quá tổng số tiền của L/C và có thể chuyển nhượng nhiều người không được vượt quá tổng số tiền của L/C và có thể chuyển nhượng riêng rẽ miễn là trong L/C không ngăn cấm giao hàng và thanh toán từng phần.Chi phí chuyển nhượng do người hưởng lợi đầu tiên trả.

1.3.4.5. Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back Letter of Credit).

L/C giáp lưng là loại L/C, trong đó người đại lý xuất nhập khẩu mở cho người cấp hàng hưởng trên cơ sở L/C gốc (Origin L/C) của người mua cuối cùng.

L/C giáp lưng cũng được dùng trong mua bán qua trung gian như L/C chuyển nhượng. Điều khác nhau giữa L/C chuyển nhượng và giáp lưng là ngân hàng phát hành L/C giáp lưng hoàn toàn chịu trách nhiệm thanh toán bộ chứng từ hợp lệ theo L/C mà mình mở không ràng buộc bởi L/C gốc. Nghĩa vụ của hai ngân hàng phát hành L/C gốc và L/C giáp lưng là hoàn toàn độc lập với nhau. Người hưởng L/C gốc trở thành người mở L/C giáp lưng nên họ phải thực hiện nghiêm ngặt nghĩa vụ của người mở L/C.Trong nghiệp vụ L/C giáp lưng người cung cấp hàng hóa hoàn toàn yên tâm về thanh toán vì họ chỉ co nghĩa vụ thực hiện L/C thứ hai do người trung gian mở.

1.3.4.6. Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving letter of credit).

Là loại L/C không thể hủy bỏ trong đó quy định rằng khi L/C sử dụng hết kim ngạch hoặc sau khi hết hạn hiệu lực của L/C thì nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy L/C tuần hoàn đến khi nào hoàn tất trị giá hợp đồng.

Được áp dụng trong trường hợp bên xuất khẩu và bên nhập khẩu có quan hệ thường xuyên và đối tượng thanh toán không thay đổi.

L/C tuần hoàn có hai loại:

Loại thư tín dụng này cần ghi rõ ngày hết hạn hiệu lực cuối cùng, số lần tuần hoàn và số tiền tối thiểu của mỗi lần đó. Nếu việc tuần hoàn dựa vào thời hạn hiệu lực cuả L/C thì trong mỗi lần tuần hoàn sẽ phải ghi rõ có cho phép số dư của L/C trước có được cộng dồn vào các L/C tiếp theo không. Nếu không cho phép, sẽ được gọi là L/C tuần hoàn không tích lũy; còn nếu cho phép cộng dồn vào giá trị L/C kế tiếp thì được gọi là L/C tuần hoàn có tích lũy.

+ L/C tuần hoàn có tích lũy (Cumulative Revolving L/C):

Là loại L/C cho phép chuyển kim ngạch của L/C trước vào L/C sau và cứ như vậy cho đến L/C cuối cùng. Điều đó có nghĩa là trong thời hạn hiệu lực của L/C, tổ chức xuất khẩu vì lý do “kỹ thuật” nào đó mà không thực hiện được đủ số lượng giá trị trên L/C thì qua L/C kế tiếp tổ chức xuất khẩu có thể tiếp tục giao hàng kể cả phần số lượng trên L/C trước chưa thực hiện chuyển qua.

+ L/C tuần hoàn không tích lũy (Non comulative revolving L/C):

Là loại L/C nếu trong thời gian quy định nhà xuất khẩu không giao hàng thì trong giai đoạn kế tiếp không được phép cộng dồn vào, có nghĩa là không được phép giao hàng quá quy định.

Có ba cách tuần hoàn:

+ L/C tuần hoàn tự động: Nếu L/C giai đoạn trước hết thời hạn thì L/C giai đoạn sau tự động (đương nhiên) có giá trị mà không cần sự thông báo của ngân hàng mở L/C.

+ L/C tuần hoàn không tự động: Nếu L/C giai đoạn trước hết thời hạn thì L/C giai đoạn sau muốn có giá trị phải có sự thông báo của ngân hàng mở L/C cho nhà xuất khẩu..

+ L/C tuần hoàn bán tự động: Nếu L/C giai đoạn trước hết thời hạn thì L/C giai đoạn sau, nếu không có ý kiến nào của ngân hàng mở, thì L/C tự động có giá trị hiệu lực.

1.3.4.7. Thư tín dụng dự phòng (Stand-by L/C).

Là loại L/C được mở nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu nhận được L/C, nhưng lại không có khả năng giao hàng.Ngân hàng mở L/C cam kết với nhà nhập khẩu sẽ thanh toán lại cho họ trong trường hợp nhà xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và bồi thường các khoản thiệt hại do nhà xuất khẩu gây ra cho nhà nhập khẩu khi mà nhà nhập khẩu đã ứng trước các khoản phí như tiền đặt cọc, ký quỹ, phí mở L/C,…Ngoài ra L/C dự phòng còn được sử dụng rộng rãi trong đấu thầu và đầu tư quốc tế, được sử dụng phổ biến ở Mỹ, Nhật…Khi mà luật pháp ở đây không cho phép các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bão lãnh.

1.3.4.8. Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C).

Là loại L/C không thể hủy bỏ trong đó quy định nó chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra. Điều đó có nghĩa là tổ chức xuất khẩu khi nhận được L/C do tổ chức nhập khẩu mở thì phải mở lại L/C tương ứng thì L/C đó mới có giá trị.

Trong L/C ban đầu thường ghi “L/C này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi đã mở một L/C đối ứng” và trong L/C đối ứng phải ghi câu “L/C này có đối ứng với L/C số…, mở ngày…, qua NH…”.

L/C đối ứng thường được sử dụng khi giữa hai bên xuất nhập khẩu có quan hệ thanh toán trên cơ sở mua bán hàng đổi hàng hoặc gia công.

1.3.4.9. Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red clause L/C).

Là loại L/C cho phép người hưởng lợi có một khoản tiền ứng trước khi giao hàng. Trước kia, điều khoản này trong thư tín dụng được viết bằng mực đỏ để lưu ý bản chất của L/C vì vậy nó được gọi là L/C điều khoản đỏ.

Có hai loại L/C điều khoản đỏ:

L/C điều khoản đỏ có đảm bảo: Điều kiện về chứng từ xuất trình khi thanh toán là người thụ hưởng phải xuất trình chứng từ “phiếu xuất kho”(Warehouse receipt) hoặc chứng từ tương tự và cam kết xuất trình B/L có liên quan ngay khi giao hàng.

L/C điều khoản đỏ không có đảm bảo: Điều kiện về chứng từ xuất trình khi thanh toán là người thụ hưởng chỉ phải xuất trình hối phiếu hoàn hảo (Clean Draft) ký phát cho ngân hàng phát hành hoặc cho ngân hàng được chỉ định.

Ngoài ra, còn có một số loại thư tín dụng khác như:

Thư tín dụng thanh toán (Payment Letter of Credit). Thư tín dụng chấp nhận (Acceptance Letter of Credit). Thư tín dụng thương lượng (Negotiation Letter of Credit). Thư tín dụng nhờ thu (Collection Letter of Credit).

Thư tín dụng có điều khoản cho phép bồi hoàn bằng điện(TTR Letter of Credit).

Thư tín dụng thanh toán dần (Deferred payment Letter of Credit). Thư tín dụng ứng trước ( Packing Letter of Credit).

1.3.5. Nguồn luật áp dụng khi thực hiện thanh toán theo phƣơng thức tín dụng chứng từ.

1.3.5.1. Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP.

Quy tắc này được công bố lần đầu tiên năm 1993. Từ đó đến nay, UCP đã qua bảy lần sửa đổi và lần sau cùng là ngày 25 tháng 10 năm 2006 ra đời UCP 600 có hiệu lực từ ngày 01/07/2007.

UCP đã được hơn 180 nước áp dụng trong đó có Việt Nam. Năm 1962 lần đầu tiên UCP được dịch ra tiếng Việt. Khác với luật quốc gia hay công ước quốc tế, UCP không tự động áp dụng để điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ mà mang tính chất pháp lý tùy ý. Các bên tham gia có quyền lựa chọn có hay không dùng UCP để điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Nhưng một khi các bên đã đồng ý sử dụng UCP thì các điều khoản áp dụng của UCP sẽ ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia.

Một điểm cần lưu ý là các UCP ban hành sau không phủ nhận các nội dung của các UCP trước đó. Do đó, các bên có thể thỏa thuận lựa chọn một UCP nào đó,

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương techcombank chi nhánh khánh hòa (Trang 30 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)