Những khó khăn, tồn tại và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất tài thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng giai đoạn 2012 2016 (Trang 80 - 84)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.5. Những khó khăn, tồn tại và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất tài thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

3.5.1. Về công tác tuyên truyền

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm đã chú trọng, tuy nhiên vẫn còn hình thức, sơ sài, chưa tuyên sâu rộng đến tất cả các hộ gia đình, cá nhân nên việc nhận thức về pháp luât và việc tiếp cận thông tin về pháp luật giao dịch bảo đảm hạn chế ảnh hưởng đến tâm lý của người dân khi đăng ký thực hiện.

Đề xuất giải pháp: Thành phố Cao Bằng cần xác định rõ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao dịch bảo đảm là một trong những giải pháp quản lý nhà nước quan trọng. Do vậy, việc tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm, theo hướng ngày càng mở rộng hơn về đối tượng (không chỉ đối với tổ chức tín dụng, mà còn đối với các doanh nghiệp, các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm và các hộ gia đình cá nhân trong xã hội), đa dạng về hình thức, nội dung như: mở các lớp tập huấn, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin của thành phố Cao Bằng... nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân về vai trò và ý nghĩa của đăng ký và tìm hiểu thông tin về giao dịch bảo đảm, nắm vững các trình tự, thủ tục trong thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

3.5.2. Về hệ thống cơ sở dữ liệu, hồ sơ

Hệ thống dữ liệu hồ sơ địa chính chưa được hoàn thiện của thành phố Cao Bằng chưa được hoàn chỉnh: như hệ thống bộ bản đồ địa chính được lập từ năm 1995 đến nay trong quá trình quản lý, sử dụng đất có biến động lớn chưa được, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử đất lần đầu còn chưa hoàn thành, công tác lưu trữ và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của Văn phòng đăng ký đất đai vẫn còn thủ công và có nhiều thiếu sót, việc chỉnh lý thông tin về nội dung đăng ký thế chấp vào Sổ theo dõi biến động

đất đai, Sổ địa chính chưa được thực hiện được một cách đầy đủ, thường xuyên, chưa đúng với quy định.

Đề xuất giải pháp: Thành phố Cao Bằng nghiên cứu, xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai toàn thành phố, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hiện đại hóa công tác quản lý nhà nước về đất đai và công tác giao dịch bảo bảo đảm bằng Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Ưu tiên tăng đầu tư ngân sách từ nguồn thu từ đất cho sự nghiệp quản lý đất đai, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai, cơ sở dữ liệu về công tác giao dịch bảo đảm bằng Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ chuyên môn.

3.5.3. Về thực hiện thủ tục hành chính

- Các thủ tục hành chính về đăng ký giao dịch bảo đảm còn rườm rà, phức tạp, cán bộ tiếp nhận tại Bộ phận tiến nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính thành phố Cao Bằng chưa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về đăng ký giao dịch bảo đảm nên khi tiếp nhận và hướng dẫn người dân chưa được đầy đủ, chi tiết, thời gian đăng ký giao dịch còn có trường hợp quá thời gian so với quy định, một số cán bộ bộ còn có biểu hiện nhũng nhiễu... điều này đã gây khó khăn cho người dân khi thực hiện các thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Chưa có Quy chế phối hợp giữa Văn phòng Đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Cao Bằng và các cơ quan chuyên môn khác.

- Việc thực hiện thủ tục vay vốn tại các ngân hàng còn quá chặt chẽ, thủ tục phiền hà, còn yêu cầu thêm nhiều giấy tờ khác theo quy đinh như để chứng minh nguồn tài chính, khả năng thanh toán... một số ít người dân có nhu cầu được vay ở mức vay trên 70% giá trị tài sản nhưng không được Ngân hàng đáp ứng, mặc dù họ có khả năng thanh toán.

Đề xuất giải pháp:

- Thành phố Cao Bằng cần tổ chức thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về đất đai và trong công tác giao dịch bảo đảm

bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, giảm bớt những thủ tục không cần thiết để rút ngắn tối đa thời gian giải quyết công việc, nhưng vẫn đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Đề xuất với sớm UBND tỉnh Cao Bằng ban hành Quy chế phối với giữa Văn phòng Đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường và với các cơ quan kháctheo quy định tại Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT- BTNMT-BNV-BTC ngày 04/4/2015 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính.

- Các tổ chức tín dụng cần rà soát các thủ tục hành chính sao cho đơn giản, thuận tiện, công khai minh bạch, có các chính sách phù hợp để tất cả người dân khi có tài sản thế chấp nếu có nhu cầu về vốn có thể vay được vốn từ các tổ chức tín dụng, trên địa bàn thành phố Cao Bằng. Cần nghiên cứu và áp dụng cho người dân được vay với mức vay trên 70% giá trị tài sản.

3.5.4. Về nguồn lực và cơ sở vật chất

- Qua thực tế nghiên cứu công tác giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn thành phố Cao Bằng cho thấy, số lượng hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không ngừng tăng qua các năm. Trong khi đó, biên chế của các Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh thành phố Cao Bằng chỉ bố trí được 01 đến 02 cán bộ tiếp nhận và xử lý hồ sơ, mặt khác còn phải đảm nhiệm thêm các công việc thuộc nhiệm vụ khác của Văn phòng. Do đó, việc tổ chức, thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương còn chưa đạt được hiệu quả cao.

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai còn chật hẹp, thiếu thốn. Do đó việc triển khai công tác đăng ký, công tác lưu trữ, quản lý hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm trong một chừng mực nào đó còn hạn chế và chưa đạt hiệu quả cao.

Đề xuất giải pháp:

- Thành phố Cao Bằng cần kiện toàn và nâng cao chất lượng, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai và

công tác giao bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với theo hướng chính quy, hiện đại, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, năng lực quản lý. Thường xuyên mở thêm các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký giao dịch bảo đảm; Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý đất đai theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

- Cơ quan có thẩm quyền cần bổ sung biên chế cho Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố Cao Bằng, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc phục vụ cho hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm để đáp ứng cho việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố cao bằng, tỉnh cao bằng giai đoạn 2012 2016 (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)