Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢN QUYỀN ĐỐI VỚI SÁCH ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
1.7. BIỆN PHÁP CHỐNG XÂM PHẠM BẢN QUYỀN ĐỐI VỚI SÁCH ĐIỆN TỬ
Định nghĩa: Digital rights management (DRM) liên quan đến việc kiểm soát và bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ số (nội dung), gồm tài liệu, hình ảnh, video và âm thanh. DRM hạn chế những gì người dùng có thể làm với nội dung này cho dù họ là chủ sở hữu.
Luật về bản quyền, sáng chế và bí mật công nghệ mang lại một số đặc quyền cho những người nắm giữ chúng, cho phép họ chia sẻ, bán hay nắm giữ thông tin trong một khoảng thời gian. Luật pháp và thông lệ cũng xác định những gì người dùng có thể làm đối với thông tin mà họ mua. Ví dụ, nếu bạn mua một cuốn sách hay băng nhạc, bạn có thể đọc hay nghe, trao đổi với bạn bè, tạo bản sao hay dùng bản gốc trên một máy khác (ví dụ: máy nghe nhạc trên xe hơi). Bạn cũng có thể mua sách hay CD đã sử dụng với giá rẻ hơn. Thư viện thì có thể cho hàng ngàn người đọc mượn sách. Tuy nhiên, người sử dụng cũng không được làm một số điều như không thể thay đổi và bán tác phẩm đã sửa đổi này như là tác phẩm của chính mình, không được sao chép và bán những bản sao này, không thể sử dụng thông tin từ những tác phẩm này vào những thứ không được phép, không thể thu tiền của những người xem DVD.
Nội dung số cũng tạo ra một số quyền mà sản phẩm analog không có.
Ví dụ: Bạn có thể mua một bức không ảnh về một địa điểm nào đó hay cũng có thể mua ảnh vệ tinh ở dạng số. Ảnh vệ tinh bị giới hạn về kích thước và mức độ hiển thị các chi tiết nhỏ nhất, tuy nhiên nếu trả thêm tiền thì bạn có được hình ảnh với độ phân giải cao hơn.
Hình 3: Phương thức quản lý Digital rights management (DRM)[20]
Đánh dấu số (Digital Watermarking) là một dạng Strganography (kỹ thuật giấu tin), trong đó bản quyền số và thông tin nguồn được giấu ngay trong tập tin tài liệu, hình ảnh hay âm thanh mà người dùng không biết, nhưng những bản sao (kể cả dạng analog) sẽ vẫn có những thông tin này. Kỹ thuật này không nhằm chống lại việc sao chép lậu hay khống chế việc sử dụng nhưng lại cho phép chứng minh tác giả và lần theo dấu vết của các bản sao để tìm ra người sở hữu ban đầu.
Hình 4: Digital Watermarks Diagram [21]
Chống sao chép về mặt vật lý liên quan đến việc sở hữu tài sản vật lý hay cần có phần cứng gắn vào máy tính người dùng. Phương pháp này xuất hiện vào những ngày đầu của máy tính IBM PC dưới hình thức đĩa mềm được định dạng đặc biệt phải có trong ổ đĩa thì chương trình mới chạy được. Sau đó một loại khoá cứng chuyên dụng (dongle)
20 Althos, Digital rights management (DRM), http://www.althos.com/tutorial/IPTV-tutorial-DRM-Introduction.html ngày truy cập [13/04/2013]
21 Althos, Digital Watermarks Diagram (hình mờ kĩ thuật số),
http://www.iptvdictionary.com/IPTV_Dictionary_DRM_Digital_Watermarks_Definition.html ngày truy cập [13/4/2013]
được dùng gắn vào cổng song song hay nối tiếp của máy tính; tiếp đó là sự xuất hiện của thiết bị USB hay thẻ thông minh. Phương pháp này được áp dụng cho những loại phần mềm đắt tiền như AutoCAD, tuy nhiên lại liên tục gặp thất bại trên thị trường hàng tiêu dùng. Những hướng tiếp cận khác có thể là thiết kế định dạng không chuẩn để đánh lừa phần cứng chuẩn. Cuối cùng, bảo vệ về mặt vật lý đôi lúc gây ra trục trặc nghiêm trọng về tính tương thích.
Phương thức kích hoạt sản phẩm được Microsoft tiên phong, đầu tiên là với Microsoft Reader, sau đó là Windows XP và Office XP. Mỗi sản phẩm có một mã định danh và phải được đăng ký với nhà sản xuất trước khi có thể chạy trơn tru. Quy trình kích hoạt còn sử dụng thông tin về các thành phần và cấu hình máy tính của người dùng.[22]
Khi nói đến sách điện tử chúng ta luôn liên tưởng đến mặt công nghệ kĩ thuật được ứng dụng vào để tạo nên sách điện tử. Sự phát triển của khoa học công nghệ luôn có hai mặt của nó. Một mặt thoả mãn nhu cầu của con người về khoa học kĩ thuật bằng những ứng dụng mới lạ cho đời sống vật chất, tinh thần. Mặt khác cũng bộc lộ nhiều bất cập hệ luỵ. Trong đó có vấn đề về bản quyền khi bị xâm phạm ảnh hưởng đến tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, nhà xuất bản, kinh tế, xã hội…
1.8. Ý NGHĨA BẢO VỆ BẢN QUYỀN
Công tác bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng của Nhà nước ta góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân liên quan và lợi ích chung của xã hội. Góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước bằng luật pháp trong mọi khía cạnh đời sống xã hội.
Đồng thời việc bảo vệ bản quyền còn khuyến khích hoạt động sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học của giới trí thức, văn nghệ sĩ và cá nhân, tổ chức khác nhằm phát triển văn hóa – xã hội thông qua cơ chế bảo vệ dung hòa lợi ích của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm với lợi ích chung của xã hội.
Đảm bảo lợi ích của các chủ thể trong quan hệ pháp luật về quyền tác giả. Đồng thời còn là “sự bù đắp xứng đáng cho tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả vì những công sức sáng tạo họ bỏ ra” Điều 60 Hiến pháp 1992 có quy định “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kĩ thuật, hợp lý quá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp”. Như vậy, việc bảo vệ tốt quyền tác giả còn là nguyên tắc hiến định, là nghĩa vụ mà Nhà nước phải thực hiện.
Tạo ý thức coi trọng sáng tạo, thói quen tuân thủ pháp Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả. Khi thực hiện tốt quyền tác giả, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm sẽ có tính răn đe đối với các cá nhân và tổ chức đang và đã có ý định vi phạm quyền tác giả.
22 Computerworld, Thế giới vi tính, Quản lý bản quyền số, http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/cong- nghe/2005/06/1185504/digital-rights-management-drm-quan-ly-ban-quyen-so/, ngày truy cập [02/01/2013]
Góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tạo môi trường bình đẳng cho các chủ thể tham gia pháp Luật Sở hữu trí tuệ.
Mặc dù hiện nay hệ thống pháp luật nước ta đang ngày càng hoàn thiện, công tác quản lý, giáo dục pháp luật, hệ thống quản lý có thẩm quyền cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, thực trạng xâm phạm bản quyền đối với sách điện tử nói riêng và xâm phạm bản quyền đối với môi trường kĩ thuật số vẫn còn nhiều kẻ hở do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa hoàn thiện đồng bộ. Để góp phần ngăn chặn các hành vi xâm phạm và bảo vệ quyền tác giả người viết đưa ra một số kiến nghị để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và hạn chế vi phạm bản quyền đối với sách điện tử.
Dưới đây là một vài kiến nghị của người viết.
Tóm lại, chương 1 người viết đã phân tích các khái niệm liên quan đối với sách điện tử như bản quyền là gì. Những khái niệm về sách điện tử, hoạt động kinh doanh sách điện tử, các biện pháp kĩ thuật để bảo vệ bản quyền sách điện tử. Chuyển sang chương 2 người viết sẽ phân tích các quy định của pháp luật về bảo vệ bản quyền đối với sách điện tử, những biện pháp xử lý khi có vi phạm xảy ra.
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ BẢN QUYỀN ĐỐI VỚI SÁCH ĐIỆN TỬ
Sách là một công cụ để lưu trữ, lưu truyền tri thức phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu… Cũng như sách in thông thường, sách điện tử cũng chứa đựng các giá trị tinh thần tồn tại dưới dạng tác phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên soạn dưới dạng thông tin như chữ viết, hình ảnh, âm thanh, kí hiệu. Đây là hoạt động của lao động trí tuệ của một người hay nhóm người cụ thể. Được gọi là tác giả hoặc đồng tác giả của tác phẩm. Họ có thể đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả nhưng cũng có thể không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả. Nếu như ở chương 1 người viết đã phân tích các khái niệm liên quan về sách điện tử. Đến chương 2 người viết sẽ tập trung phân tích những quy định của pháp luật về bản quyền đối với sách điện tử cũng như những nguy cơ tiềm ẩn về vi phạm bản quyền đối với sách điện tử. Như vậy, mới có thể hoàn thiện hệ thống pháp luật về bản quyền.
2.1. CHỦ THỂ CÓ QUYỀN ĐỐI VỚI BẢN QUYỀN SÁCH ĐIỆN TỬ 2.1.1. Tác giả
Theo quy định tại điều 736 Bộ luật Dân sự hiện hành thì:
• Người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là tác phẩm) là tác giả của tác phẩm đó;
• Trong trường hợp có hai người hoặc nhiều người cùng sáng tạo ra tác phẩm thì những người đó là các đồng tác giả;
• Người sáng tạo ra các tác phẩm phái sinh từ các tác phẩm của người khác, bao gồm tác phẩm được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn là tác giả của tác phẩm phái sinh đó.
Đồng thời theo điều 4, khoản 7 Luật Sở hữu trí tuệ định nghĩa: “Tác phẩm là các sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương thức hay hình thức nào”.
Quyền tác giả phát sinh ngay khi tác phẩm ra đời mà không cần đơn yêu cầu công nhận, không phải trải qua bất kỳ thẩm định nào của cơ quan công quyền, không cần một thủ tục đăng ký nào. Do nó phát sinh dễ dàng và không được thẩm định trước nên khi có tranh chấp hay vi phạm quyền tác giả thì công việc đầu tiên của Tòa án là xác định có hay không có quyền tác giả đối với sản phẩm là đối tượng tranh chấp, nghĩa là xác định sản phẩm đó có phải là một tác phẩm hay không.
Khái niệm tác phẩm và cùng với nó là định nghĩa tác phẩm vì vậy giữ một vai trò then chốt trong xây dựng và thực thi luật quyền tác giả. Bước đầu tiên khi xử lý bất kỳ
một tranh chấp nào về quyền tác giả cũng phải xác định đối tượng tranh chấp có phải là tác phẩm theo định nghĩa của luật quyền tác giả hay không?
Như vậy luật Việt Nam cũng chỉ công nhận người trực tiếp tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm là tác giả của tác phẩm. Cá nhân, tổ chức, làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tài liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả.
Đồng thời theo quy định này, có thể phân biệt hai loại tác giả: tác giả tác phẩm gốc và tác giả tác phẩm phái sinh. Quyền tác giả của tác phẩm phái sinh không làm ảnh hưởng đến quyền tác giả của tác phẩm gốc.
2.1.1.1. Tác giả tác phẩm gốc
Khái niệm về quyền tác giả được quy định trong Bộ luật Dân sự (khoản 1 Điều 736) chỉ rõ đặc trưng lao động của tác giả là hoạt động “sáng tạo” tạo ra tác phẩm. Đây là sự khác biệt cơ bản giữa lao động sản xuất tay chân thông thường tạo ra vật chất với hoạt động trí tuệ sáng tạo ra tác phẩm. Hoạt động sáng tạo phải bỏ thời gian dùng trí óc suy nghĩ vận dụng kiến thức thu thập được từ quá trình học tập, nghiên cứu, vốn sống của bản thân tác giả để tạo nên tác phẩm, giá trị vật chất tồn tại ở dạng tinh thần. Khác với hoạt động lao động tay chân bình thường cũng tạo ra của cải vật chất hữu hình cho xã hội.
2.1.1.2. Tác giả tác phẩm phái sinh
Tác giả là người dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác (dịch giả).
Dịch giả có quyền tác giả đối với tác phẩm dịch. Quyền tác giả này không làm ảnh hưởng đến quyền tác giả tác phẩm gốc, bởi dịch giả là người đã tái tạo tác phẩm theo một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ gốc của tác phẩm.
Tác giả là người phóng tác từ tác phẩm đã có, người cải biên, chuyển thể tác phẩm từ loại hình này sang loại hình khác. Trong lịch sử sáng tác, nhiều khi một tác phẩm này lại là cảm hứng sáng tạo cho một tác phẩm khác của một hoặc nhiều tác giả khác. Giống như dịch giả cần phải có một tác phẩm định dịch ban đầu từ việc phóng tác, cải biên, chuyển thể cũng phải dựa và một nguyên tác.
Như vậy, để có một tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể người ta đều phải dựa vào một tác phẩm sẵn có của tác giả khác. Có thể ví đây là sự sáng tạo mang tính dây chuyền, là sự sao chép nội dung tác phẩm nguyên tác nhưng được thể hiện thông qua một hình thức chứa đựng khác. Sự sáng tạo này tuy mang tính chất phát sinh nhưng lại góp phần to lớn vào việc làm đa dạng, phong phú các loại hình tác phẩm, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao trong các lĩnh vực khác nhau trong đời sống tinh thần của con người.
Tác giả là người biên soạn, chú giải, tuyển chọn tác phẩm của người khác thành tác phẩm có tính sáng tạo. Biên soạn tác phẩm là việc lựa chon, tập hợp, sắp xếp tác phẩm của người khác thành một tác phẩm mới theo một chủ đề nhất định có thể kết hợp bình luận, đánh giá.
Ví dụ: Biên tập viên truyền hình tổng hợp các bản tin của phóng viên để chúng có hệ thống và phát trong chương trình.
Thông thường, khi biên soạn tác phẩm tác giả phải đầu tư thời gian, công sức trí tuệ để tra cứu tập hợp, sắp xếp nhiều tư liệu khác nhau, từ đó tác phẩm biên soạn có thể mang lại cho người tiếp cận những tri thức có hệ thống về một vấn đề nào đó.
Tóm lại, tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, tài liệu biên soạn được pháp luật quy định không chỉ là người đã trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm đó, mà còn bao gồm cả người dịch tác phẩm, người phóng tác, cải biên, chuyển thể tác phẩm, người biên soạn, chú giải, tuyển chọn tác phẩm.
2.1.2. Đồng tác giả.
Đồng tác giả là những người cùng sáng tạo chung ra một tác phẩm. Họ cũng có những quyền nhân thân và quyền tài sản đối với phần sáng tạo của mình trong tác phẩm như một tác giả “độc lập”.
Đối với một tác phẩm do nhiều người cùng sáng tạo thì những người đó được xem là đồng tác giả.
Có hai loại đồng tác giả, là đồng tác giả của tác phẩm thống nhất mà phần sáng tác của mỗi người không thể tách ra sử dụng riêng được, đối với loại đồng tác giả này giống như chủ sở hữu chung hợp nhất; đồng tác giả của tác phẩm thống nhất mà phần sáng tác của mỗi người có thể tách ra để sử dụng riêng, họ giống như chủ sở hữu chung theo phần.
Mỗi người chỉ được bảo hộ quyền tác giả trong phạm vi mà người đó trực tiếp sáng tạo ra, nghĩa là họ chỉ có quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần tác phẩm mà họ tạo ra.
2.1.3. Chủ sở hữu quyền tác giả
Tại Điều 36 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì: “Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức cá nhân nắm giữ một phần hoặc toàn bộ quyền tài sản đối với quyền tác giả”.
Đồng thời theo quy định tại Điều 27 Nghị định 100/2006/NĐ-CP thì chủ sở hữu quyền tác giả sẽ thuộc về: “tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên”.
Tác giả ngoài quyền sử dụng và định đoạt tác phẩm còn có quyền sở hữu tác phẩm.
Ngoài ra còn một số đối tượng cũng được hưởng quyền sở hữu tác phẩm như người thừa kế, tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ, đặt hàng tuy không phải là tác giả, nhưng cũng là chủ sở hữu tác phẩm.[23] Thực tế các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời thì chủ sở hữu đóng vai trò quan trọng vì khi sử dụng tác phẩm chủ thể khác phải trả “thù lao”[24]
cho chủ sở hữu quyền tác giả.
23 Lê Xuân Thảo, Đổi mới và hoàn thiện pháp Luật Sở hữu trí tuệ, Nhà xuất tư pháp, 2005, trang 48.
24 Khoản 14, Điều 14 Nghị định 100/2006/NĐ-CP Sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 85/2011/NĐ-CP.