Hoạt động vi phạm bản quyền đối với sách điện tử

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại THỰC TRẠNG xâm PHẠM QUYỀN tác GIẢ đối với SÁCH điện tử ỞVIỆT NAM (Trang 62 - 67)

Chương 3: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI SÁCH ĐIỆN TỬ, GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

3.1. THỰC TRẠNG XÂM PHẠM BẢN QUYỀN ĐỐI VỚI SÁCH ĐIỆN TỬ

3.1.1. Tình hình kinh doanh sách điện tử

3.1.1.2. Hoạt động vi phạm bản quyền đối với sách điện tử

Vi phạm bản quyền là sao chép lại hay là lưu truyền tác phẩm của người khác mà không xin phép, trái phép hoặc không ghi rõ nguồn và tên tác giả chính thức. Thậm chí trầm trọng là có thể công bố thêm hay gây hiểu lầm là các công trình đó là của mình sáng tạo ra (đạo văn, đạo nhạc… ). Đây được xem là vi phạm quyền tác giả sở hữu trí tuệ.

Lĩnh vực kinh doanh sách điện tử hợp pháp đang phải đối mặt với việc xâm phạm bản quyền. Việc bẻ khoá các tác phẩm có bản quyền đã được mã khoá sau đó sao chép và phát tán là điều thực hiện dễ dàng dưới sự hỗ trợ của công nghệ. Sự phát triển của Internet cũng là nguyên nhân nối tiếp cho xâm phạm bản quyền. Các Web đọc truyện hay

31 Trung Nguyễn, Nhân Dân cuối tuần, Sách điện tử tương lai của ngành xuất bản,

http://www.nhandan.com.vn/cuoituan/goc-nhin-kinh-te/item/1445202-.html ngày truy cập [13/4/2013]

các trang mạng, diễn đàn thường cho phép người đọc miễn phí các tác phẩm, với nội dung phong phú và đa dạng.

Ví dụ: Mobipocket Reader là một phần mềm dùng để cập nhật các trang tin điện tử và đọc báo trên máy tính cá nhân, trên các thiết bị cầm tay, rất phổ biến dùng cho các máy PDA. Mobipocket Reader có nhiều phiên bản và tất cả đều là miễn phí trên trang chủ của Mobipocket. Những người muốn sử dụng có thể tả về và cài đặt miễn phí, hãng chỉ nhắm đến việc bán các eBook trên trang chủ.

Hình 5: About Mobipocket Reader phần mềm gỡ bỏ DRM[32]

Chiếm đoạt quyền tác giả đối với sách điện tử nói riêng và sách in truyền thống nói chung đang là vấn đề nhức nhói cho cá nhân, tổ chức có liên quan. Các vụ việc đang diễn ra một cách công khai và tráo trợn. “Ðàng hoàng rao bán 100% giá bìa trong nhà sách hay giảm giá từ 45% - 55% ngay giữa những con phố sách nhộn nhịp. Sách thật cạnh tranh cùng sách giả. Sách lậu, sách nối bản đầy đủ tem nhãn – mã vạch – logo nhà xuất bản trưng bày cùng sách scan cẩu thả - chất lượng in ấn thấp. Những kẻ trục lợi trên mồ hôi, công sức của các đơn vị xuất bản chân chính đang ngày một ăn nên làm ra, mặc cho khổ chủ oằn lưng gánh chịu thiệt đơn thiệt kép, mà phần nhiều trong số những thiệt hại đó không thể định giá nổi bằng tiền”.[33]

Đối tượng mà hành vi xâm phạm bản quyền là các tác phẩm mới phát hành, hấp dẫn, mới được xuất bản, ngang nhiên được sao chép, in ấn bất hợp pháp mà không cần bản quyền tác giả. Không bị quản lý phí, không phải đóng thuế, không chi phí mua bản quyền, không nhuận bút mà cũng chẳng phải trả phí biên tập, chế bản, một vốn vài chục lời, lợi nhuận quá lớn mà sách lậu mang lại thì đầy là khoản lợi nhuận mà đơn vị làm sách lậu có được. Khi bị in lậu, chủ sở hữu trí tuệ bị thiệt hại, cơ quan xuất bản thua lỗ, Nhà nước thất thu một khoản tiền thuế khổng lồ mỗi năm. Người tiêu dùng thiệt hại đủ

32 Mobipocket Reader, Phần mềm gỡ bỏ DRM,

http://www.mobipocket.com/en/DownloadSoft/ProductDetailsReader.asp, ngày truy cập [30/4/2013]

33 Đàm Bảo Ngọc, Truyền hình số VTC, Bảo hộ bản quyền nhiệm vụ bất khả thi, http://vtc.vn/tapchi/447- 371969/chuyen-de/bao-ho-ban-quyen-nhiem-vu-bat-kha-thi.htm, ngày truy cập [17/4/2013]

đường, khi phải đọc thứ hàng giả, phế phẩm từ hình thức tới nội dung, với số tiền tương đương giá bìa sách thật.

So sánh các công đoạn để có một quyển sách giữa sách điện tử với sách in truyền thống thì sách điện tử chỉ cần vỏn vẹn vài ngày là có ngay sách điện tử bằng việc scan sách, sau đó đăng tải lên mạng là có ngay các hình thức ấn bản điện tử. Mặc dù các nhà xuất bản chưa phát hành ấn bản dưới dạng điện tử.

“Sách in truyền thống bị xâm hại bản quyền đã khó triệt tiêu. Vấn nạn sách điện tử (ebook) lậu, không bản quyền đã và đang ảnh hưởng về mặt lợi nhuận hoặc bị các cư dân mạng hồn nhiên chia sẻ miễn phí trên rất nhiều diễn đàn mới là hình thức ăn cướp khiến các đơn vị xuất bản chịu thiệt hại. Bình thường, công đoạn sản xuất một cuốn sách mất trung bình nửa năm nhưng ngay sau khi sách giấy xuất bản, việc biến thành e - book tung lên mạng chỉ mất vỏn vẹn vài ngày. Nguyên nhân là do tính chất khó kiểm soát của môi trường Internet và ý thức tôn trọng bản quyền của người Việt hiện tại rất thấp.”[34]

Các hành vi xâm phạm quyền tác diễn ra thường thấy đó là mạo danh tác giả là việc sử dụng trái phép tên một tác giả nổi tiếng của một sách nào đó để trục lợi thông qua việc đề tên tác giả đó lên một quyển sách mà không phải là tác phẩm của tác giả đó.

Ví dụ: “Trong vụ việc “Mạo danh tác giả đắc nhân tâm”Dale Carnegie là tác giả nổi tiếng với các tác phẩm How to win friends and influence peopleHow to stop worrying and start living (tên bản in tại Việt Nam là Đắc nhân tâm và Quẳng gánh lo đi và vui sống). Đại diện Tổ chức Dale Carnegie Việt Nam, một bộ phận của Dale Carnegie toàn cầu - xác nhận với Tuổi Trẻ rằng tác giả Dale Carnegie không viết quyển sách nào mang tên Living a beautiful life. Tổ chức Dale Carnegie VN đã liên lạc với Dale Carnegie toàn cầu, và Dale Carnegie toàn cầu cũng xác nhận trong danh sách các tác phẩm của tác giả này không có quyển nào tên là Living a beautiful life. Như vậy, không kể quyển Cuộc sống tươi đẹp đã được xác định là mạo danh Dale Carnegie, trong loạt sách mang tên tác giả Dale Carnegie này có hai quyển Đắc nhân tâm và Quẳng gánh lo vui sống trong mọi hoàn cảnh là hai dịch phẩm vi phạm tác quyền bởi ở Việt Nam đã có Công ty Trí Việt - First News mua tác quyền hai bản sách này từ Tập đoàn Simon and Schuster.”[35]

Nếu tổ chức, cá nhân lấy một tác phẩm như tiểu thuyết, bài báo, luận văn hay một tác phẩm nào khác được công bố hợp pháp trên Internet đưa lên một trang web khác hoặc chỉ ra đường link để cho người khác truy cập vì mục đích thương mại mà không trả tiền cho chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả thì hành vi này

34 Đàm Bảo Ngọc, nguồn đã dẫn, ngày truy cập [17/4/2013]

35 Lam Điền, Tuổi trẻ online, Mạo danh tác giả Đắc nhân tâm, http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/320400/Mao-danh- tac-gia-Dac-nhan-tam-de-in-sach.html ngày truy cập [18/4/2013]

được xem là xâm phạm quyền sao chép tác phẩm được quy định trong Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định 109/2011/NĐ-CP ngày 2 tháng 12 năm 2011, có thể bị phạt tiền lên đến 500.000.000 đồng. Hoặc cũng theo các Nghị định trên, nếu một người thông qua việc sao chép này mà bán tác phẩm để thu một lợi ích vật chất nào đó mà không được phép của chủ ở hữu quyền tác giả hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả thì hành vi này được xem là xâm phạm quyền phân phối dưới hình thức bán tác phẩm, cũng có thể bị phạt tiền lên đến 500.000.000 đồng. Hoặc cũng có thể có hành vi tương tự như chép các phẩm đó từ Internet, sau đó truyền cho người khác thông qua các công cụ như thẻ nhớ, đĩa CD, qua điện thoại di động… thì việc xử phạt cũng tương tự.

Việc làm tác phẩm phái sinh là một tác phẩm mới được tạo ra từ việc dịch thuật, cải biên, phóng tác hay chuyển thể. Mặc dù quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh này thuộc về người dịch thuật, người cải biên, người phóng tác hay người chuyển thể, nhưng tác giả của tác phẩm gốc cũng có quyền như quyền của người dịch thuật, người cải biên, người phóng tác hay người chuyển thuê.

Ví dụ: Một người muốn ghi ra đĩa video một bộ phim hoạt hình phỏng theo một truyện tranh nhằm mục đích thương mại, thì người đó phải xin phép cả chủ sở hữu quyền tác giả đối với phim hoạt hình và chủ sở hữu đó đồng ý vẫn là chưa đủ mà việc đó phải được tất cả các chủ sở hữu quyền tác giả cho phép.

Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới sâu rộng như hiện nay, việc phân phối xuất nhập khẩu các ấn phẩm văn hoá đọc ngày càng trở nên phổ biến để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, giao lưu văn hoá thế giới. Đặc biệt sự xuất hiện của khoa học công nghệ, Internet là phương tiện hữu hiệu nhất hiện nay.

Ví dụ: “Nếu đi qua các sạp sách, ai cũng dễ dàng nhận thấy sách bày đầy trên các kệ song tìm mỏi mắt may ra mới thấy tác phẩm văn học mới. Nguyên nhân thì có nhiều trong đó có việc nhuận bút quá thấp, một cuốn tiểu thuyết vài trăm trang nhà xuất bản in 1.000 cuốn tác giả chỉ nhận được trên dưới chục triệu. Vì thế ngày càng ít người theo nghiệp văn chương, vừa vất vả, ít tiền và không khéo lại còn mang vạ vào thân. Sách trong nước ít nên phải nhập nhiều là điều quá dễ hiểu. Trước khi Việt Nam ký Công ước Berne về bản quyền tác giả, số lượng tác phẩm văn học dịch lớn hơn rất nhiều vì các nhà xuất bản không bị bất cứ ràng buộc và hạn chế nào. Sau khi tham gia công ước (ngày 26 tháng 10 năm 2004), các đơn vị xuất bản muốn in sách nước ngoài phải mua bản quyền sách. Không mua làm ẩu, bán cả gia sản cũng không đủ tiền phạt. Hiện tại sách dịch chiếm khoảng 50% số sách xuất bản và 2/3 công việc của các đơn vị làm sách tư nhân và ít nhất trên 1/2 đầu sách xuất bản của các nhà xuất bản lớn đều là tác phẩm

văn học dịch, phần còn lại là sách trong nước tái bản, các tác phẩm văn học kinh điển của thế giới đã hết thời hạn bảo hộ. Có những công ty văn hóa tư nhân đã thiết lập quan hệ hợp tác với 60 nhà xuất bản trên thế giới. Tính đến thời điểm này có thể khẳng định các công ty văn hóa tư nhân, Nhà nước, các nhà xuất bản quốc doanh muốn tồn tại thì không thể không mua bản quyền sách nước ngoài.”[36]

Do là một hình thức thể hiện khác với sách in thông thường, sách điện tử có những đặc điểm giống như sách in thông thường ở các khâu trước khi định hình sách dưới dạng giấy in hay ấn bản điện tử. Chỉ cần có sách in là có thể làm ra sách điện tử. Do đó, các hành vi phạm xảy ra đối với sách thường đều có thể xảy ra với sách điện tử.

Thực trạng xâm phạm bản quyền tác giả trên các trang mạng là việc chia sẻ sách trên các diễn đàn, chia sẻ qua blog cá nhân… Các hành vi này được xem là lưu truyền trái phép một phần hay toàn bộ tác phẩm không thuộc về quyền tác giả của mình. Các đọc giả có thể chia sẻ với nhau từng phần của nội dung tác phẩm trên một trang cá nhân, hay các diễn đàn đọc truyện. Công việc là chỉ cần rõ lại nội dung các tác phẩm, tức là sao chép trái phép lại tác phẩm, rồi đăng lên, vì thế việc vi phạm bản quyền xảy ra với hình thức này là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc thay đổi hình thức định dạng văn bản trong sách điện tử, câu văn có thể bị cắt xén, sửa chữa làm thay đổi nội dung tác phẩm.

Sự xuất hiện các loại truyện chế trên Internet ngày càng nhiều và thu hút sự quan tâm của người đọc vì yếu tố hài hước, châm biếm, ngụ ngôn... Đây là vấn đề vi phạm bản quyền nghiêm trọng đến quyền tác giả, lời văn của các tác phẩm làm cho lời văn gây cười bởi câu thoại mang tính “dung tục” hay “phản ánh một số vấn đề xã hội quan tâm”. Hình thức tác phẩm chế này được xem như tác phẩm phái sinh của tác phẩm gốc. Pháp luật về quyền tác giả cũng không cấm việc sáng tạo các tác phẩm dựa theo tác phẩm khác, miễn không gây hại đến quyền lợi của tác giả, cũng như khi tác giả tạo ra tác phẩm cũng không có quyền cấm người khác làm tác phẩm phái sinh dựa trên tác phẩm gốc của mình. Tuy nhiên, các tác phẩm chế này làm bóp méo tính nguyên bản của tác phẩm gốc, làm người đọc có định hướng sai về tác phẩm.

Nguyên nhân vi phạm là do nhu cầu và ý thức của người đọc muốn được thoả mãn nhanh chóng các tác phẩm đang bán chạy trên thị trường do chưa kịp xuất bản hoặc xuất bản không đủ, hoặc không muốn trả tiền cho các tác phẩm khi sử dụng và hơn hết là lợi nhuận từ việc vi phạm bản quyền đem lại. Những việc làm đó vô hình trung đã góp phần làm tình hình vi phạm bản quyền trở nên nghiêm trọng.

36 Thuỷ Tiên, Hà Nội mới online, Nhập khẩu sách được và mất, http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Phong-su-Ky- su/573161/nhap-khau-van-hoa-duoc-va-mat, ngày truy cập [18/4/2013]

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại THỰC TRẠNG xâm PHẠM QUYỀN tác GIẢ đối với SÁCH điện tử ỞVIỆT NAM (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)