Chương 3: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI SÁCH ĐIỆN TỬ, GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
3.3. HẬU QUẢ CỦA HÀNH VI VI PHẠM BẢN QUYỀN ĐỐI VỚI SÁCH ĐIỆN TỬ
3.3.1.1. Tổn thất về tài sản
Tổn thất về tài sản được xác định theo mức độ giảm sút quyền tài sản hoặc quy về giá trị được tính thành tiền của đối tượng quyền tác giả được bảo hộ. Các giá trị tài sản của quyền tác giả có thể được tính bằng các phương pháp như: Các phương pháp dựa trên chi phí, các phương pháp giá thị trường, các phương pháp trên thu nhập.
Khi đã xác định đươc giá trị tài sản của quyền tác giả thì tùy thuộc vào mục đích tính giá sẽ tính ra mức tổn thất về tài sản cho chủ thể quyền là bao nhiêu.
Quyền tác giả là một loại tài sản đặc biệt nhưng nó vẫn mang đặc tính chung của quyền tài sản cho chủ sở hữu là quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Khi chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng tác giả sáng tạo ra tác phẩm có quyền được hưởng số tiền thu được từ hợp đồng này. Nếu xảy ra các hành vi xâm phạm quyền tác giả như sử dụng tác phẩm để cải biên, chuyển thể, dịch hay phân phối, sao chép, xuất bản… Mà không thực hiện hợp đồng chuyển nhượng thì chủ sở hữu sẽ mất đi một khoản tiền nhuận bút đáng lẽ ra họ phải được hưởng.
Hiện tại pháp luật Việt Nam không quy định những hình thức góp vốn trong kinh doanh cụ thể. Cho nên, bất kì tài sản nào cũng có thể trở thành vốn góp trong kinh doanh khi chủ sở hữu có nhu cầu và sự đồng ý của các chủ thể còn lại. Quyền tác giả là một loại tài sản, do đó, chủ sở hữu quyền tác giả có thể đem tài sản này góp vào các doanh nghiệp.
Hành vi xâm phạm quyền tác giả trong trường hợp này xảy ra sẽ làm cho chủ thể có quyền bị mất giá trị tài sản vốn góp này. Dưới sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet thì nhiều trường hợp xâm phạm bản quyền rất dễ xảy ra mà tác giả không biết. Khi đó tài sản doanh nghiệp chính là trị giá chuyển quyền tác giả thì hành vi xâm phạm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp làm doanh nghiệp đó kinh
doanh thua lỗ hoặc tiến đến bờ vực phá sản do việc chuyển quyền tác giả là nguồn lợi chính trong việc góp vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Để tạo ra một sản phẩm trí tuệ ngoài công việc đầu tư về thời gian, công sức còn phải đầu tư tài chính, nhân lực, vật lực... Các doanh nghiệp là chủ sở hữu tác phẩm muốn đưa tác phẩm đến công chúng cần phải chi trả chi phí cho việc tiếp thị, nghiên cứu, quảng cáo, lao động, thuế và các chi phí khác, nếu các hành vi xâm phạm bản quyền diễn ra thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ hoặc thậm chí có thể bị giải tán doanh nghiệp đến phá sản.
3.3.1.2. Thu nhập giảm sút
Quyền sử dụng tác phẩm là quyền tài sản quan trọng của quyền tác giả bao gồm:
quyền công bố, phổ biến, sao chép, phân phối, cải biên, chuyển thể tác phẩm… Do đó, việc khai thác sử dụng tác phẩm đem lại thu nhập, lợi nhuận cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Quyền chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả cũng là một trong những quyền tài sản. Tác phẩm khi chuyển giao trái phép không được sự đồng ý của tác giả, không đem lại cho tác giả trị tài sản cho tác giả khi bị sao chép trái phép. Nếu các tác phẩm này bị xâm phạm bản quyền và phát hành trên thị trường thì thu nhập, lợi nhuận thu được do sử dụng, khai thác trực tiếp quyền tác giả sẽ bị giảm sút.
3.3.1.3. Tổn thất về cơ hội kinh doanh
Cơ hội kinh doanh là thời cơ, điều kiện thuận lợi để tác giả, chủ sở hữu tác phẩm thu thêm nguồn lợi kinh tế cho mình. Tổn thất về cơ hội kinh doanh là thiệt hại về giá trị được tính thành tiền từ thu nhập đáng lẽ người bị thiệt hại có thể có được khi sử dụng, khai thác trực tiếp tác phẩm, cho người khác thuê tác phẩm, chuyển giao quyền sử dụng tác phẩm nhưng thực tế đã không có được khoản thu nhập này do hành vi xâm phạm quyền tác giả gây ra. Khi xảy ra tranh chấp thì chủ thể có hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu, trong trường hợp này chủ sở hữu hợp pháp có quyền phải chứng minh cơ hội kinh doanh đó là khả năng thực tế có xảy ra, khi không có các hành vi xâm phạm quyền tác giả.
3.3.1.4. Chi phí, khắc phục, hạn chế thiệt hại
Các chi phí, khắc phục, hạn chế thiệt hại bao gồm: Chi phí cho việc tạm giữ, bảo quản, lưu kho, lưu bãi đối với hàng hóa bị xâm phạm; chi phí thực hiện biện pháp khẩn cấp, tạm thời, chi phí hợp lý để thuê dịch vụ giám định, ngăn chặn khắc phục hành vi xâm phạm và chi phí việc thông báo, cải chính công khai trên phương tiện thông tin truyền thông.
3.3.2. Ảnh hưởng đến kinh tế 3.3.2.1. Đối với nhà xuất bản
Trong thời gian qua, xâm phạm quyền tác giả đã trở thành vấn nạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành xuất bản cũng như quyền lợi của tác giả. Đối với ngành công nghiệp xuất bản nói chung, hành vi vi phạm bản quyền gây ảnh hưởng đến quản lý Nhà
nước, gây thiệt hại về tài sản và kinh tế. Đối với một nhà xuất bản vi phạm bản quyền không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn tác động đến các ấn phẩm xuất bản làm chúng không thể tiêu thụ được, hoặc tiêu thụ một phần rất ít. Đồng thời ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của nhà xuất bản do những hành vi xâm phạm bản quyền gây ra.
Ngoài thiệt hại trực tiếp do chi phí đầu tư, các nhà xuất bản còn phải chi trả chi phí kiện, tụng… Hành vi xâm phạm ảnh hưởng rất lớn đối với các nhà xuất bản về thời gian, cơ hội kinh doanh. Nếu không ngăn chặn các nhà xuất bản có nguy cơ khó khăn trong kinh doanh hoặc dẫn đến phá sản do bị thua lỗ bởi các hành vi xâm phạm bản quyền.
3.3.2.2. Đối với tác giả
Đối với tác giả, hành vi vi phạm bản quyền là hành vi xâm phạm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của tác giả (chủ sở hữu quyền tác giả) mà tác giả thu được khi cho phép sử dụng tác phẩm, đồng thời có thể ảnh hưởng đến danh dự, uy tín cho tác giả do hành vi sửa chửa, xuyên tạc, cắt xén tác phẩm. Những hành vi xâm phạm bản quyền không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế mà còn ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo, tạo dựng giá trị tinh thần mới cho các sáng tác sau này.
3.3.2.3. Đối với Nhà nước
Hành vi vi phạm bản quyền gây thiệt hại cho Nhà nước, gây thất thoát trong việc thu ngân sách Nhà nước, chi phí cho công tác phòng chống vi phạm bản quyền, chi phí lớn trong việc quản lý, khắc phục vi phạm… Việc vi phạm bản quyền diễn ra với nhiều hình thức tinh vi, phức tạp dưới sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại. Làm cho việc phát hiện, phòng chống nạn xâm phạm bản quyền trở nên khó khăn và phức tạp hơn.
Các hành vi vi phạm về bản quyền ảnh hưởng đến nhà xuất bản, tác giả, Nhà nước kéo theo ảnh hưởng đến ngành công nghiệp xuất bản ảnh hưởng theo làm cho việc xuất bản trở nên khó khăn do khó khăn trong việc tiêu thụ đầu ra hoặc cạnh tranh không lại với chính san phẩm mà đơn vị làm ra. Điều đó ảnh hưởng đến một phần lợi ích kinh tế, xã hội và người tiếp nhận văn hoá đọc… Các vụ việc xâm phạm bản quyền làm tổn hại đến các hoạt động sáng tạo các giá trị tinh thần trong hoạt động nghiên cứu, sáng tác. Tạo sự e ngại cho nhà đầu tư vào lĩnh vực xuất bản. Đặc biệt là trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế - quốc tế sâu rộng như hiện nay thì vấn đề vi phạm bản quyền càng làm gây thiệt hại to lớn hơn cho tác giả, nhà xuất bản, Nhà nước và các thành phần khác, tạo tâm lý e ngại về môi trường kinh doanh… Vì thế, cần có các biện pháp hữu hiệu để phòng chống lại tình trạng vi phạm bản quyền để ngành công nghiệp xuất bản có những đóng góp to lớn hơn cho nền kinh tế đất nước.
3.3.3. Xã hội
Đặc trưng của quyền tác giả là đối tượng của quyền tồn tại chủ yếu dưới dạng thông tin, khả năng lan truyền một cách dễ dàng, đồng thời vật chất hóa hàng loạt. Điều đó, không chỉ ảnh hưởng đến người có quyền sở hữu mà có tác động đến xã hội.
Dưới môi trường công nghệ - kĩ thuật công nghệ ngày càng hiện đại, tiên tiến thì tình hình xâm phạm bản quyền càng trở nên nghiêm trọng, gây thiệt hại cho xã hội.
Nhiều người chỉ nghĩ tới mục đích lợi nhuận, lợi ích cho bản thân mà có những hành động vi phạm bản quyền. Đó còn là vấn đề đạo đức, lương tâm khi đánh cắp tài sản trí tuệ của người khác để phục vụ nhu cầu lợi ích của bản thân. Các tác phẩm khi bị sao chép trái phép có nội dung không đúng như nguyên bản, cắt xén, xuyên tạc, lời lẽ thô tục…
ảnh hưởng nghiêm trọng đến văn hóa đọc nói chung và của từng người tiếp nhận, thưởng thức văn hóa nói riêng. Những hành vi vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của chủ sở hữu có quyền có thể phạt vi phạm hành chính, dân sự, hình sự, gây ảnh hưởng về tâm lý đối với tác giả do đứa con tinh thần của họ bị đánh cắp, tạo tâm lý e ngại trong việc sáng tác, tác động nghiêm trọng đến bộ mặt xã hội. Tóm lại, để giải quyết triệt để những hành vi xâm phạm bản quyền cần có các giải pháp hợp lý để giải quyết vấn đề vi phạm bản quyền, đồng thời hình thành thói quen văn hóa tôn trọng bản quyền.
Nhìn chung, do hệ thống tổ chức và thực thi pháp luật còn thiếu đồng bộ, cho nên việc thực thi pháp luật trên thực tế vẫn chưa nghiêm túc, dẫn đến việc vi phạm bản quyền quá nhiều như hiện nay. Do đó, để hoàn thiện hệ thống pháp luật và đưa ra một số giải pháp để hoạt động kinh doanh sách điện tử ổn định tránh được tình trạng xâm phạm bản quyền như hiện nay, người viết đưa ra một số kiến nghị và phương pháp giải quyết.